Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18 (có đáp án) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch sử 9 Bài 18 (có đáp án) Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (Phần 2)
-
2769 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Lịch sử Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng từ ngày 6-1 đến 8-2 -1930?
Đáp án C
Từ ngày 6 - 1 đến ngày 8 - 2 - 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã họp ở Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) do Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì
Câu 2:
Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?
Đáp án A
Tại Hội nghị hợp nhất đảng năm 1930 có sự tham gia của hội viên tổ chức Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng.
Câu 3:
Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là gì?
Đáp án B
Nội dung cơ bản của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 là:
- Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam
- Thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và trình bày
Câu 4:
Hội nghị nào đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương?
Đáp án A
Tại hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã quyết định đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
Câu 5:
Ai là tác giả của Luận cương chính trị (10-1930)?
Đáp án C
Tại hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Luận cương chính trị do Trần Phú khởi thảo.
Câu 6:
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam có điểm gì khác so với Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương?
Đáp án D
Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc, hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng khít với nhau
Câu 7:
Đường lối chiến lược của cách mạng Đông Dương được xác định như thế nào trong Luận Cương chính trị (10-1930)?
Đáp án B
Luận cương khẳng định tính chất của cuộc cách mạng Đông Dương (Đường lối chiến lược) lúc đầu là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa
Câu 8:
Hoạt động của các tổ chức cộng sản xuất hiện năm 1929 có điểm hạn chế gì lớn nhất?
Đáp án B
Sau khi ra đời, các tổ chức cộng sản đã nhanh chóng phát triển cơ sở trong nhiều địa phương và trực tiếp lãnh đạo quần chúng đấu tranh. Tuy nhiên, các tổ chức đó đều hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng của nhau, thậm chí công kích lẫn nhau làm cho phong trào cách mạng trong cả nước có nguy cơ bị chia rẽ lớn. Đây là hạn chế lớn nhất trong hoạt động của các tổ chức cộng sản năm 1929.
Câu 9:
Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam đầu năm 1930 có tác động như thế nào đến việc giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở Việt Nam?
Đáp án C
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam. Từ đây cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam
Câu 10:
Sự kiện nào đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?
Đáp án D
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (2/1930) đánh dấu công nhân Việt Nam chuyển hoàn toàn từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vì từ đây giai cấp công nhân đã có một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn. Công nhân Việt Nam đã giác ngộ được sứ mệnh lịch sử của mình.
Câu 11:
Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)?
Đáp án D
Những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) bao gồm:
- Chưa nêu được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Đông Dương thuộc địa.
- Không đưa ngọn cờ dân tộc lên hàng đầu, nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất.
- Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tầng lớp tiểu tư sản, giai cấp tư sản dân tộc, khả năng lôi kéo bộ phận trung, tiểu địa chủ tham gia Mặt trận dân tộc thống nhất, chống đế quôc và phong kiến.
=> Đáp án D: không phải là hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930)
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị thành lập Đảng đầu năm 1930?
Đáp án C
Trong Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản (3 - 2 - 1930) Nguyễn Ái Quốc đã có công lao to lớn trong việc:
- Triệu tập, chủ trì và thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Soạn thảo chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, được hội nghị thông qua là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
=> Đáp án C: truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin vào Việt Nam là công lao của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 – 1930, là chuẩn bị quan trọng về tư tưởng chính trị cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.