43 câu trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản có đáp án (Phần 2)
42 câu trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản có đáp án (Phần 2)
-
77 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng thứ mấy thế giới?
Đến đầu thập niên 70 của thế kỉ XIX, nền công nghiệp nước Anh đứng đầu thế giới.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 2:
Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập được hệ thống ở khu vực nào?
Trong quá trình xâm lược thuộc địa, các nước đế quốc đã thiết lập được hệ thống ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 3:
Đâu là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài?
Chủ nghĩa đế quốc là hệ quả trực tiếp của quá trình xâm lược thuộc địa nhằm tìm kiếm thị trường, thu lợi nhuận và đầu tư tư bản ở nước ngoài.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 4:
Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở đâu?
Nửa sau thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở I-ta-li-a, Đức,…
Đáp án cần chọn là: d
Câu 5:
Khi nào chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp?
Cuối thế kỉ XVIII, chủ nghĩa tư bản được mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu (Bắc Mỹ) và xác lập ở Pháp.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 6:
Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản đã được xác lập ở đâu?
Nửa sau thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản được xác lập ở Hà Lan, Anh.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 7:
Hai tập đoàn tư bản nào có thế lực nhất trong nền kinh tế Mỹ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX?
Hai tập đoàn tư bản có thế lực nhất trong nền kinh tế Mỹ đó là Moocgan và Rocphelo.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 8:
Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ là gì?
Hình thức độc quyền cao và phổ biến ở Mỹ là các Tơrớt.
Chú ý:
Tơrớt: là một hình thức phổ biến của các công ty độc quyền ở Mĩ. Đây là hình thức liên kết trong đó các thành viên tham gia hoàn toàn mất tính độc lập, họ chỉ là những công ty cổ phần. Quá trình sản xuất và lưu thông tập trung vào ban điều hành chung. Tơ-rớt có quy môn lớn hơn Các-ten và Xanh-đi-ca.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 9:
Trong khoảng thời gian nào, kinh tế Mỹ từ hàng thứ tư vươn lên đứng đầu thế giới?
Trong 30 năm (1865-1894) Mỹ từ hàng thứ tư vươn lên đứng đầu thế giới về sản lượng công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 10:
Các công ty độc quyền của Đức xuất hiện dưới hình thức phổ biến nào?
Hình thức độc quyền phổ biến ở Đức là Cacten và Xanhđica.
Chú ý:
- Các ten: một nhóm các nhà sản xuất độc lập về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, có cùng mục đích là tăng lợi nhuận chung bằng cách kiểm soát giá cả, hạn chế cung ứng hàng hoá hoặc các biện pháp hạn chế khác.
- Xanhđica: tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản độc lập về pháp lí nhưng không độc lập về thương mại mà có một ban quản trị chung quản lý việc tiêu thụ sản phẩm.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 11:
Điểm nổi bật trong quá trình phát triển công nghiệp Đức cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là gì?
Điểm nổi bật của quá trình phát triển công nghiệp ở Đức là sự tập trung sản xuất và hình thành các tổ chức độc quyền sớm hơn các nước châu Âu khác.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 12:
Đến cuối thế kỉ XIX, công nghiệp Đức đứng thứ mấy ở châu Âu?
Đến năm 1900 Đức vượt Anh về sản xuất thép. Về tổng sản lượng công nghiệp Đức dẫn đầu châu Âu và đứng hàng thứ hai thế giới sau Mĩ.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 13:
Nhân tố quan trọng thường xuyên quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là gì?
Nhân tố quan trọng thường xuyên quyết định đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đó là sự phát triển không ngừng của kĩ thuật sản xuất, đem lại năng suất lao động ngày càng cao dẫn đến lợi nhuận kinh tế ngày càng lớn.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 14:
Nguyên nhân chủ yếu của các cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc là gì?
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc chiến tranh giữa các nước đế quốc là do mâu thuẫn về lợi ích. Đây chính là nguyên nhân chính dẫn đến hai cuộc chiến tranh đế quốc và sau đó lan rộng ra toàn thế giới đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) và cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945).
Đáp án cần chọn là: c
Câu 15:
Điểm khác nhau nào giữa các nước đế quốc dẫn đến các cuộc chiến tranh đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là:
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước Anh, Pháp kinh tế suy giảm, sản xuất lạc hậu nhưng có hệ thống thuộc địa rộng lớn. Trong khi đó, kinh tế Mỹ, Đức phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về thị trường và thuộc địa trở nên cấp thiết nhưng lại có ít thuộc địa. Mâu thuẫn về thuộc địa trở nên gay gắt và là nguyên nhân bùng nổ các cuộc chiến tranh giành thuộc địa giữa các nước đế quốc.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 16:
Sự khác biệt cơ bản của xuất khẩu tư bản giữa Anh và Pháp là gì?
Sự khác nhau cơ bản của xuất khẩu tư bản giữa Anh và Pháp đó là hình thức xuất khẩu. Trong khi Anh chú trọng xuất khẩu tư bản, đầu tư cho thuộc địa và thu lợi từ sự phát triển kinh tế thuộc địa thì Pháp chú trọng cho các nước vay nợ và thu lợi từ những khoản vay nặng lãi.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 17:
Tại sao Mỹ, Đức phát triển muộn nhưng nhanh chóng vượt qua Anh về sản lượng công nghiệp?
Do sự phát triển mạnh mẽ về kĩ thuật, máy móc, thiết bị sản xuất, Mỹ và Đức nhanh chóng vượt qua Anh, Pháp vươn lên đứng đầu và đứng thứ hai thế giới về sản xuất công nghiệp. Trong khi Anh, Pháp là những nước phát triển trước đó máy móc, thiết bị đã cũ kĩ và việc hiện đại hóa tốn kém.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 18:
Đâu không phải lí do khiến công nghiệp Pháp phát triển chậm lại từ cuối thập niên 70 trở đi?
Những nguyên nhân đưa tới sự phát triển chậm của công nghiệp Pháp từ cuối thập niên 70 bao gồm:
+ Kĩ thuật lạc hậu
+ Pháp thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, mất đất, phải bồi thường chiến tranh
+ Nghèo tài nguyên và nhiên liệu, đặc biệt là than đá.
+ Giai cấp tư sản chỉ chú trọng đến xuất cảng tư bản, không chú trọng phát triển công nghiệp trong nước.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 19:
Tại sao khi tư sản Anh tập trung vốn đầu tư sang thuộc địa thì công nghiệp trong nước lạc hậu?
Vì chú trọng đầu tư vốn sang thuộc địa, hạn chế đầu tư phát triển công nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng máy móc kĩ thuật công nghiệp Anh dần trở nên lạc hậu, năng suất kinh tế thấp.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 20:
Lênin nhận định: Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì:
Lênin nhận định Anh là chủ nghĩa đế quốc thực dân vì Anh có hệ thống thuộc địa trải dài khắp toàn cầu. Từ năm 1815 đến 1914 là khoảng thời gian mà các sử gia cho là "thế kỷ đế quốc" của Anh, họ mở rộng lãnh thổ của mình thêm 10.000.000 dặm vuông Anh (26.000.000 km2) cùng với khoảng 400 triệu người.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 21:
Vì sao cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp?
Cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp do giá lương thực trong nước rất cao do chế độ thuế khóa, trong khi giá lúa mì nhập từ châu Âu và Mỹ rất rẻ.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 22:
Vì sao cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp?
Cuối thế kỉ XIX giai cấp tư sản Anh lao vào buôn bán lương thực hơn là đầu tư vào sản xuất nông nghiệp do giá lương thực trong nước rất cao do chế độ thuế khóa, trong khi giá lúa mì nhập từ châu Âu và Mỹ rất rẻ.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 23:
Những thập niên cuối thế kỉ XIX, giai cấp tư sản Anh quan tâm đến điều gì trong kinh doanh?
Những thập niên cuối thế kỉ XIX, một số lớn tư bản được đầu tư vào thuộc địa vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp. Tình trạng này gắn liền với sự tồn tại của một đế quốc thuộc địa lớn.
=> Giai cấp tư sản Anh quan tâm đến xuất khẩu tư bản sang các nước thuộc địa.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 24:
Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực nào?
Trong thời kì này, nhiều công ty độc quyền xuất hiện ở hầu hết các ngành công nghiệp: khai thác than, dệt, thuốc lá… và đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng. 5 ngân hàng ở khu Xi-ti Luân Đôn nắm 70% số tư bản cả nước và chiếm địa vị chỉ huy về kinh tế, tài chính
=> Quá trình tập trung tư bản ở Anh diễn ra mạnh nhất trong lĩnh vực ngân hàng.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 25:
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là gì?
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh so với các nước Đức, Mỹ là do ở Anh máy móc đã xuất hiện sớm hơn các nước khác hàng chục năm, nhiều thiết bị cũ kĩ được tích lại và việc hiện đại hóa rất tốn kém.
Chú ý:
Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa dẫn đến tình trạng suy giảm của công nghiệp Anh cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đó là: Một số lớn tư bản chạy sang thuộc địa, vì ở đây lợi nhuận tư bản đẻ ra nhiều hơn chính quốc. Mặt khác, cướp đoạt thuộc địa có lợi nhiều hơn so với đầu tư cải tạo công nghiệp.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 26:
Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Pháp là
Pháp là nước đứng thứ hai sau Anh về xuất khẩu tư bản, nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng. Do đó, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi”.
Chú ý:
Năm 1914, số vốn xuất khẩu của Pháp lên tới 50-60 tỉ phrăng, trong đó có 13 tỉ cho Nga vay, chỉ có 2-3 tỉ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,3 tỉ phrăng.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 27:
Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp đầu thế kỉ XX là gì?
Điểm nổi bật của các tổ chức độc quyền ở Pháp đầu thế kỉ XX là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao: 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 28:
Đến cuối thế kỉ XIX nền công nghiệp Pháp đứng sau các nước nào?
Từ cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Pháp đứng thứ 4 thế giới sau Mỹ, Đức, Anh
Đáp án cần chọn là: b
Câu 29:
Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Anh là gì?
Chủ nghĩa thực dân Anh trở thành đặc trưng riêng của chủ nghĩa đế quốc Anh. Nước Anh trở thành một cường quốc thuộc địa với thuộc địa có ở khắp nơi nên được gọi là “Chủ nghĩa đế quốc thực dân”.
Chú ý:
Đây là một trong những biểu hiện minh chứng cho tình trạng khủng hoảng trầm trọng của nông nghiệp ở nước Anh cuối thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 30:
Lĩnh vực nào ở nước Anh trong thập niên 70 của thế kỉ XIX chỉ tự túc được 1/3 nhu cầu?
Trong những năm 60 của thế kỉ XIX, nước Anh tự cấp được 3/4 số lúa mì mỗi năm. Từ thập niên 70 trở đi, giảm xuống còn 1/3.
Chú ý:
Đây là một trong những biểu hiện minh chứng cho tình trạng khủng hoảng trầm trọng của nông nghiệp ở nước Anh cuối thế kỉ XIX.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 31:
Tuy mất địa vị độc quyền công nghiệp từ cuối thập niên 70 nhưng Anh vẫn đứng đầu thế giới về
Từ cuối thập niên 70, tuy vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp giảm sút, Anh vẫn ưu thế đứng đầu thế giới về tài chính, xuất khẩu tư bản, thương mại, hải quân và thuộc địa.
Đáp án cần chọn là: b
Câu 32:
Cuộc khủng hoảng năm 1973 là cuộc khủng hoảng về điều gì?
Cuộc khủng hoảng 1973 là khủng hoảng dầu mỏ, tuy các nước tư bản coi trọng tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, xanh và sạch, tuy nhiên, sự phụ thuộc của các nước vào dầu mỏ vẫn rất lớn. Khủng hoảng năng lượng tiếp tục gây ra nhiều tác động tiêu cực đến các nước tư bản: lạm phát cao, ô nhiễm môi trường,…
Đáp án cần chọn là: d
Câu 33:
Nhóm G7 được sáng lập khi nào?
Nhóm G7 được sáng lập năm 1976 là diễn đàn kinh tế của 7 quốc gia tư bản phát triển là Mỹ, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 34:
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao dựa trên những thành tựu của
Chủ nghĩa tư bản hiện đại có sức sản xuất phát triển cao dựa trên cơ sở những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, có lực lượng lao động đáp ứng sự phát triển nhảy vọt của nền sản xuất, đồng thời không ngừng điều chỉnh sự tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 35:
Chủ nghĩa tư bản hiện đại là gì?
Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ một giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay với những biểu hiện mới, tiêu biểu là sự kết hợp sức mạnh chính trị của nhà nước tư sản.
Đáp án cần chọn là: a
Câu 36:
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là
Ý nghĩa quan trọng nhất của cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc năm 1911 là đã lật đổ được triều đình Mãn Thanh - tay sai của các nước đế quốc, trở lực ngăn cản sự phát triển của đất nước, chấm dứt sự tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến ở Trung Quốc. Từ đó mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển và có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á.
Đáp án cần chọn là: d
Câu 37:
Chủ nghĩa dân tộc trong học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn bao hàm nội dung nào?
Nội dung cơ bản của học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là “dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Trong đó, chủ nghĩa dân tộc là đánh đổ triều đình Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc
Đáp án cần chọn là: c
Câu 38:
Nội dung nào sau đây không phải cải cách về kinh tế của Nhật Bản được thực hiện từ năm 1868?
Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá…Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.
Đáp án cần chọn là: c
Câu 39:
Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện vào giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã làm gì?
Để đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, sau khi lật đổ chế độ Mạc phủ, nắm lại thực quyền, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt những cải cách tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực
Đáp án cần chọn là: b
Câu 40:
Ngoài giải phóng nô lệ, Mỹ có thêm nguồn lao động từ đâu để tạo nên nguồn lao động phong phú?
Nhờ có nguồn dân nhập cư ngày càng nhiều từ các nước châu Âu sang đồng thời với số lượng lớn nô lệ được giải phóng góp phần tạo nên nguồn lao động phong phú cho nền kinh tế Mỹ.
Đáp án cần chọn là: d