IMG-LOGO

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 15)

  • 3656 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Lực kéo không thực hiện công vì phương của lực vuông góc với phương dịch chuyển của vật. Lực thực hiện công ở dây là lực căng dây.


Câu 2:

Người ra đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách thứ nhất: kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.

Cách thứ hai: kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng.

So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta có: Định luật về công:

Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.

Ở các cách:

+ Cách 1: Lợi về đường đi, thiệt về lực

+ Cách 2: Lợi về lực, thiệt về đường đi

Còn công thực hiện ở hai cách đều như nhau


Câu 3:

Trong các cách làm sau, cách nào làm tăng được lực ma sát?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cách để làm tăng ma sát là tăng độ nhám giữa các bề mặt tiếp xúc.


Câu 4:

Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Do không khí cũng có trọng lượng nên Trái Đất và mọi vật trên Trái Đất đều chịu áp suất của lớp không khí bao bọc xung quanh Trái Đất.


Câu 5:

Một thỏi sắt và một thỏi đồng có thê tích bằng nhau cùng được nhúng chìm trong nước. Nhận xét nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Lực đẩy Ác si mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng chất lỏng và thể tích phần chất lỏng chiếm chỗ, mà đồng và sắt cùng nhúng trong nước và thể tích như nhau do vậy mà chúng chịu lực đẩy Ác si mét như nhau.


Câu 6:

Trong các cây có chứa cụm từ “chuyển động”, “ đứng yên” sau đây, câu nào đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Chuyển động hay đứng yên có tính tương đối, vì cùng một vật có thể được xem là chuyển động so với vật này nhưng lại được xem là đứng yên so với vật khác.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên một vật, có cường độ bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều ngược nhau.


Câu 8:

Kết luận nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có: lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật.


Câu 9:

Áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Áp suất chất lỏng: p = d.h

Suy ra áp suất mà chất lỏng tác dụng lên một điểm phụ thuộc vào:

+ Trọng lượng riêng của chất lỏng (d)

+ Độ sâu (dộ cao) tính từ mặt thoáng của chất lỏng đến điểm tính áp suất (h)

Câu 10:

Dạng chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Chuyển động của đầu van xe đạp so với người đứng bên đường là chuyển động phức tạp trong đó có sự kết hợp của chuyển động thẳng và chuyển động cong.

Media VietJack


Câu 11:

Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau:

Xem đáp án

Chọn đáp án A.

B sai vì đơn vị của áp suất là N/m2 

C sai vì áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.

D sai vì đơn vị của áp lực là N, đơn vị của áp suất là N/m2


Câu 12:

Trong các công thức biểu diễn mối quan hệ giữa S, v, t sau đây, công thức nào đúng?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ta có công thức v=Stt=Sv 


Câu 13:

Khi lực đẩy Ác si mét nhỏ hơn trọng lượng thì:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét nhỏ hơn trọng lượng: FA<P 


Câu 14:

Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h đến Hải Phòng lúc 10 h. Cho biết Hà Nội – Hải Phòng dài 100 km. Vận tốc của ô tô có giá trị là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta có: S = 100km, thời gian t = 10 – 8 = 2 giờ

Vận tốc của ô tô là: v=St=1002=50km/h=13,89m/s 


Câu 15:

Hai mô tô chuyển động thẳng đều khởi hành đồng thời ở 2 địa điểm cách nhau 18 km. Nếu đi ngược chiều thì sau 12 phút hai xe gặp nhau. Nếu đi cùng chiều sau 11 giờ thì chúng đuổi kịp nhau. Vận tốc của hai xe đó là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Gọi vận tốc của hai ô tô lần lượt là: v1;  v2 

Khoảng cách ban đầu giữa hai xe là: S = 18 km

Ta có:

Khi chuyển động ngược chiều:

Media VietJack

- Do hai xe xuất phát đồng thời nên ta có thời gian chuyển động của hai xe cho đến khi gặp nhau: t=t1=t2=12ph=0,2h 

- Mặt khác, ta có:

t1=s1v1t2=s2v2s1=v1t1s2=v2t2 

- Lại có: s1+s2=s=18kmv1.0,2+v2.0,2=18   (1)

Khi chuyển động cùng chiều:

Media VietJack

- Ta có: s'=s1's2'=20km; t1'=t2'=t'=1h

- Lại có: t1'=s1'v1t2'=s2'v2s2'=v2t2's1'=v1t1' 

- Suy ra:

v1t1'v2t2'=18v1v2=18    (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra: v1=54km/hv2=36km/h 


Câu 16:

Trong hình vẽ dưới đây, đặc điểm của lực là:

Media VietJack

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Lực là một đại lượng vecto được biểu diễn bằng một mũi tên có:

- Điểm đặt tại vật.

- Phương ngang, chiều từ trái qua phải.

- Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ lệ xích cho tước: mỗi mắt xích ứng với 10 N  2 mắt xích ứng với 20 N.


Câu 17:

Một quả cầu được treo trên sợi chỉ tơ mảnh như hình vẽ. Cầm đầu B của sợi chỉ để giật thì sợi chỉ có thể bị đứt tại điểm A hoặc điểm C. Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ra phải giật như thế nào? Hãy chọn câu trả lời đúng?

Media VietJack

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Muốn sợi chỉ bị đứt tại điểm C thì ta phải giật thật mạnh đầu B một cách khéo léo, khi đó quả cầu sẽ chuyển động lên trên theo quán tính.


Câu 18:

Một xe máy chuyển động đều, lực kéo của động cơ là 500 N. Độ lớn của lực ma sát là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ta có xe máy chuyển động đều thì các lực tác dụng lên xe cân bằng nhau.

Theo phương chuyển động, xe chịu tác dụng của lực kéo của động cơ và lực ma sát.

Vì các lực cân bằng với nhau nên Fms=Fkeo=500N 


Câu 20:

Ba bình chứa cùng 1 lượng nước ở 4°C. Đun nóng cả 3 bình lên cùng 1 nhiệt độ. So sánh áp suất của nước tác dụng lên đáy bình ta thấy:

Media VietJack

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình: p = d.h

Từ hình, ta thấy chiều cao của chất lỏng trong các bình là như nhau, mà ba bình lại chứa cùng một lượng nước như nhau.

Suy ra áp suất của nước tác dụng lên đáy của ba bình này là như nhau hay p1=p2=p3 


Câu 21:

Có 2 vật: Vật M bằng sắt, vật N bằng nhôm có cùng khối lượng. Hai vật này treo vào 2 đầu của thanh CD (CO = OD), như hình vẽ. Nếu nhúng ngập cả 2 vật vào trong rượu thì thanh CD sẽ:

Media VietJack

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta thấy thể tích của vật bằng hôm lớn hơn.

Suy ra lực đẩy Ác si mét tác dụng lên vật bằng nhôm lớn hơn.

Phía đầu D được lực đẩy nâng lên nhiều hơn dẫn đến thanh CD nghiêng về phía bên trái.


Câu 22:

Tính công cơ học của một người nặng 50kg thực hiện đi đều trên đoạn đường nằm ngang 1 km. Biết rằng, công của người đó khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang thì bằng 0,05 lần công của lực nâng người đó lên độ cao bằng đoạn đường đó.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ta có: S = 1 km = 1000 m.

Trọng lượng của người là P=10m=10.50=500N 

Lực nâng người đó: F=P=500N 

Công của lực nâng người đó là: A = F.S = 500.1000 = 500000J

Vậy công người đó khi đi đều trên đoạn đường nằm ngang 1km là:

A’ = 0,05 A = 25000 J


Câu 23:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hoá thế năng thành động năng?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Cả 3 trường hợp trên đều có sự chuyển hoá thế năng thành động năng, cụ thể:

A – thế năng đàn hồi => động năng

B, C – thế năng hấp dẫn => động năng


Câu 24:

Hiện tượng khuếch tán là:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.


Câu 25:

Cơ năng, nhiệt năng:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.


Câu 26:

Chọn nhận xét sai?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

D sai vì khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc với nhau => Hiện tượng dẫn nhiệt.


Câu 27:

Dùng hệ thống gồm 3 ròng rọc động và 3 ròng rọc cố định để kéo vật lên thì cho ta lợi bao nhiêu lần về lực?

Media VietJack

 

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dùng hệ thống 3 ròng rọc động khi kéo vật lên cho ta lợi 3.2 = 6 lần về lực.


Câu 28:

Biểu thức nào sau đây xác định hiệu suất của động cơ nhiệt?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Hiệu suất của động cơ nhiệt: H=AQ. Trong đó:

+ A: công có cích (J)

+ Q: nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J)


Câu 29:

Biểu thức tính công suất là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có, biểu thức tính công suất: P=At. Trong đó:

+ A: công thực hiện (J)

+ t: khoảng thời gian thực hiện công A


Câu 30:

Chọn phát biểu đúng khi nói về chuyển động của các phân tử, nguyên tử?

A. Các nguyên tử, phân tử có lúc chuyển động, có lúc đứng yên

B. Các nguyên tử, phân tử chuyển động theo một hướng nhất định

C. Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động chậm lại.

D.  Các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Xem đáp án

Chọn đáp án D

A, B sai vì các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng về mọi phía.

C sai vì nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.


Câu 31:

Có 4 bình A, B, C, D đều đựng nước ở cùng một nhiệt độ với thể tích tương ứng là: 1 lít, 2 lít, 3 lít, 4 lít. Sau khi dùng các đèn cồn giống hệt nhau để đun các bình này trong 8 phút ta thấy các nhiệt độ trong các bình này khác nhau. Hỏi bình nào có nhiệt độ cao nhất?

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ta có nhiệt lượng: Q=m.c.Δt 

Bình A chứa lượng nước ít nhất trong các bình.

Suy ra trong cùng một thời gian đun trên bếp cồn như nhau thì nhiệt độ trong bình A là cao nhất.


Câu 32:

Trong các hiện tượng nào sau đây, hiện tượng liên quan đến dẫn nhiệt là:

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Ta có nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt.

=> Các trường hợp trên đều liên quan đến hiện tượng dẫn nhiệt.


Câu 33:

Chọn câu đúng trong các câu sau. Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hỏa, năng suất tỏa nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ như sau:

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Ta có:

Media VietJack

Trong các chất có thể làm chất đốt như: củi khô, than đá, than bùn, dầu hoả, năng suất toả nhiệt của chúng được xếp từ lớn đến nhỏ là: dầu hoả, than đá, than bùn, củi khô.


Câu 34:

Một vật khối lượng m = 4,5 kg được thả từ độ cao h = 8 m xuống đất. Trong quá trình chuyển động lực cản bằng 4% so với trọng lực. Công của trọng lực và công của lực cản có độ lớn là:

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Ta có:

Trọng lượng của vật là: P=10m=10.4,5=45N 

Lực cản: F=4%P=0,04.45=1,8N 

Công của trọng lực là: AP=P.s=45.8=360J 

Độ lớn công của lực cản là: AC=F.s=1,8.8=14,4J 


Câu 35:

Để đưa vật có trọng lượng P = 500 N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vât lên là là bao nhiêu ?

Xem đáp án

Chọn đáp án D

Khi dùng một ròng rọc động cho ta lợi 2 lần về lực thì thiệt 2 lần về đường đi.

Suy ra:

Lực kéo của vật: F=P2=5002=250N 

Gọi h là độ cao nâng vật lên, S = 8m, ta có: S=2hh=S2=82=4m 

Công nâng vật lên là: A=F.S=P.h=500.4=2000J


Câu 36:

Hai bạn Nam và Hùng kéo nước từ giếng lên. Nam kéo gàu nước nặng gấp đôi; thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam. So sánh công suất trung bình của Nam và Hùng.

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Gọi lực kéo gàu nước lên của Nam và Hùng lần lượt là F1;  F2.

Thời gian Nam và Hùng kéo gàu nước lên lần lượt là t1;  t2.

Chiều cao của giếng nước là h

Theo đầu bài ta có:

- Trọng lượng của gàu nước do Nam kéo nặng gấp đôi do Hùng kéo: P1=2P2F1=2F2 

- Thời gian kéo gàu nước lên của Hùng chỉ bằng một nửa thời gian của Nam: t2=t12 

Ta suy ra:

- Công mà Nam thực hiện được là:  A1=F1h

Công mà Hùng thực hiện được là: A2=F2h=F12h=A12 

- Công suất của Nam và Hùng lần lượt là:

P1=A1t1P2=A2t2=A12t12=A1t1 

Từ đây suy ra: P1=P2. Công suất của Nam và Hùng là như nhau.


Câu 37:

Từ công thức H=AQ, ta có thể suy ra là đối với một xe ô tô chạy bằng động cơ nhiệt thì:

Xem đáp án

Chọn đáp án A

Ta có nhiệt lượng: Q = m.q

Trong đó:

+ m là khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.

+ q là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

Từ công thức: H=AQ suy ra A = H.Q = H.m.q

Suy ra công mà động cơ sinh ra tỉ lệ với khối lượng nhiên liệu bị đốt cháy.


Câu 38:

Hai vật 1 và 2 có khối lượng m1=2m2 m1 = 2m2 truyền nhiệt cho nhau. Khi có cân bằng nhiệt thì nhiệt độ của hai vật thay đổi một lượng là Δt2=2Δt1. Hãy so sánh nhiệt dung riêng của các chất cấu tạo nên hai vật?
Xem đáp án

Chọn đáp án C

Dùng phương tình cân bằng nhiệt để suy luận.

Nhiệt lượng thu vào và toả ra bằng nhau nên: Q=m1c1Δt1=m2c2Δt2 

m1=2m2 và Δt2=2Δt1  nên c1=c2 


Câu 39:

Một vận động viên điền kinh với công suất 600 W đã chạy quãng đường 100 m hết 10 giây. Một công nhân xây dựng đã sử dụng ròng rọc động để nâng một khối vật liệu nặng 650 N lên cao 10 m trong 30 s.

Xem đáp án

Chọn đáp án B

Vận động viên thực hiện công A1=P.t=600.10=6000J 

Người công nhân thực hiện công A2=10m.h=650.10=6500J 

Vậy người công nhân thực hiện công lớn hơn.


Câu 40:

Một máy đóng cọc có quả nặng khối lượng 200 kg rơi từ độ cao 5m đến đập vào cọc móng, sau đó cọc bị đóng sâu vào đắt 60 cm. Lực cản cùa đất đối với cọc là 10000 N. Cho biết khi va chạm búa máy đã truyền bao nhiêu phần trăm cơ năng cho cọc?

Xem đáp án

Chọn đáp án C

Cơ năng của quả nặng: W = 10m.h = 10.200.5 = 10000J

Công lực cản A = F.s = 10000.0,6 = 6000J

Phần trăm cơ năng búa máy đã truyền cho cọc là: H=AW=600010000=60% 


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương