Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 2)
-
3297 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Thư kính đưa quan Tổng binh và các vị đại nhân.
Người giỏi dùng binh là ở chỗ hiểu biết thời thế. Được thời và có thể thì biến mất thành còn, hóa nhỏ thành lớn; mất thời và không thế, thì mạnh hóa ra yếu, yên lại nên nguy, sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảng bàn tay. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?
Trước đây các ông trong lòng gian dối, ngoài mặt mượn cớ giảng hòa, đắp lũy đào hào, chờ quân cứu viện, lòng dạ và hành động bất đồng, trong ngoài bất nhất, sao đủ khiến ta tin mà không ngờ được. Cổ nhân có câu nói rằng: “Bụng dạ kẻ khác ta lường đoán được”, nghĩa là thế đó. Ngày xưa nhà Tần thôn tính sáu nước, chuyên chế bốn bể, không chăm lo đức chính, thân mất nước tan. Nay Ngô mạnh không bằng Tần, mà hà khắc lại quá, không đầy một năm tất sẽ theo nhau mà chết, ấy là mệnh trời, không phải sức người vậy. Hiện nay phía bắc có kẻ địch Thiên Nguyên, phía nam có mối lo nội loạn ở các xứ Tầm Châu, một lhu Giang Tả không tự giữ được, huống còn mưu toan đi cướp nước khác ư? Các ông không hiểu sự thế, bị người ta đánh bại, lại còn chực dựa uy Trương Phụ, thế có phải là đại trượng phu chăng, hay chỉ là đàn bà thôi?
(Trích Thư dụ Vương Thông, Nguyễn Trãi)
Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2:
Theo tác giả người giỏi dùng binh là người như thế nào?
Câu 3:
Câu 4:
Ý nghĩa của việc tác giả đưa ra những bất lợi trong tình hình thực tế của quân Minh?
Câu 5:
Anh/chị hãy chỉ ra tác dụng của câu hỏi tu từ trong các câu văn sau: Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại che đậy bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu đớn hèn ư? Sao đủ để cùng nói việc binh được?
- Câu hỏi tu từ
⇒ Nhắm mạnh những điều mà người dùng binh giỏi không nên dùng.Câu 6:
Bài học mà anh/chị tâm đắc nhất qua đoạn trích trên là gì? Vì sao?
Câu 7:
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá tác phẩm Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam).
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
2. Thân bài:
2.1. Nội dung chính và chủ đề của văn bản:
- Nội dung chính: Truyện kể về một lần về quê thăm bà của nhân vật Thanh sau thời gian đi tỉnh làm ăn. Tại ngôi nhà thân thương, những kỉ niệm ngọt ngào ùa về trong tâm trí anh. Sau vài ngày ở nhà, anh trở lại tỉnh để tiếp tục công việc. Vào ngày đi, anh nghĩ mình sẽ trở về thường xuyên.
- Chủ đề: giá trị của tình cảm gia đình đối với mỗi cá nhân.
2.2. Phân tích nội dung:
* Tâm trạng của nhân vật Thanh khi vừa trở về nhà:
- Vẻ đẹp của không gian khu vườn và trong nhà khiến Thanh vô cùng xúc động:
+ Cảm xúc của Thanh khi bước vào khu vườn: "mát hẳn cả người", cảm thấy nghẹn họng, mãi mới cất được tiếng gọi khẽ "Bà ơi".
+ Cảm thấy bao nhiêu sự ồn ào ở ngoài kia đều ngừng lại ở bậc cửa.
=> Đó là nỗi xúc động không nói thành lời của người con đi xa nay được trở về với mái nhà thân yêu.
* Tâm trạng của Thanh khi ở bên bà:
- Cảm động, mừng rỡ khi gặp lại bà.
- Cảm thấy mình thật nhỏ bé khi bên bà:
+ Sự đối lập giữa một bên là dáng người thẳng của Thanh và cái lưng còng của bà đã diễn tả được nỗi xúc động của Thanh. Trong trái tim anh, dù đã khôn lớn, trưởng thành nhưng anh vẫn luôn cảm thấy mình nhỏ bé khi ở bên bà.
+ Mỗi lần trở về, Thanh đều cảm thấy bình yên và thong thả vì anh biết ở nhà luôn có bà chờ mong.
+ Trong khoảnh khắc, mùi hương của cây hoàng lan làm anh nhớ lại kí ức thời thơ bé.
- Xúc động khi nhận được tình yêu thương của bà:
+ Nghe tiếng bà đi vào, giả vờ ngủ.
+ Nằm yên, không dám động đậy, chờ cho đến khi bà đi ra.
=> Cảm nhận được tình yêu thương của bà, Thanh cảm động gần ứa nước mắt.
* Cảm xúc của Thanh đối với Nga:
- Bất ngờ khi nghe thấy giọng nói quen thuộc của Nga:
+ Chăm chú quan sát dáng vẻ xinh xắn của Nga.
+ Vui vẻ ăn cơm cùng Nga, có lúc lầm tưởng Nga là em ruột của mình.
- Ngại ngùng:
+ Nhớ lại hai bàn chân xinh xắn, lấm tấm cát của Nga ngày còn nhỏ rồi mỉm cười.
+ Dắt Nga đi thăm vườn, cảm thấy mái tóc Nga thoảng thoảng mùi hoàng lan.
+ Nghe thấy câu nói của Nga, Thanh không biết nói gì, vít cành lan ở trong tay để Nga tìm hoa.
- Cảm xúc thương yêu:
+ Cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình.
=> Cảm thấy có điều gì đó dịu ngọt trong tâm hồn.
* Tâm trạng của Thanh trong buổi sáng lên tỉnh:
- Bâng khuâng, lưu luyến:
+ Cảm thấy nửa vui nửa buồn.
+ Nghĩ đến căn nhà và nghĩ đến Nga.
2.3. Đánh giá:
a. Về nội dung:
- Tác phẩm đem đến cho người đọc cảm nhận được sự bình yên của mái nhà, quê hương. Đồng thời, nó còn ca ngợi tình cảm gia đình thiêng liêng, đẹp đẽ.
b. Về nghệ thuật:
- Ngôn từ tinh tế.
- Lối kể chuyện nhẹ nhàng, có sự đan xen giữa quá khứ với hiện tại.
- Giọng văn tha thiết, dịu dàng.
3. Kết bài:
Khẳng định giá trị của tác phẩm.