Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 3)
-
2814 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trong mỗi chú bé đều âm ỉ giấc mơ bay lên. Tôi cũng thấy thế. Em chắc vẫn còn nuôi giấc mơ đó. Nhưng khi lớn lên, đôi khi những tầng mây thâm thấp thôi cũng khiến ta như bị che khuất tầm nhìn. Tệ hơn, những tầng mây sũng nước thậm chí có thể che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng của mỗi người. Một ngày mây mù có thể khiến ta yếu ớt và bi lụy. Một chút thất bại cũng như mây mù kéo đến, có thể làm em rút vào tổ kén u uất, bi quan. Ai đó nói rằng cách tốt nhất để hóa giải khó khăn là đi xuyên qua nó. Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công gìn giữ từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành.
Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng Mặt Trời vẫn mọc mỗi sớm mai. Không phải ai cũng có thể trở thành phi công lái Airbus hay Boeing đúng y như giấc mơ tuổi nhỏ. Nhưng ai cũng có thể học cách giữ cho mình giấc mơ bay xuyên qua những tầng mây, đón nắng rọi sáng tâm hồn khiến nụ cười luôn nở trên môi mỗi người.
(Bay xuyên những tầng mây, Hà Nhân, NXB Văn học, 2016, tr. 98)
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2:
Chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ cho những tác động trong cuộc sống khiến chúng ta bị che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng.
Những hình ảnh ẩn dụ cho những tác động trong cuộc sống khiến chúng ta bị che khuất cả những giấc mơ, đè nén khát vọng là: những tầng mây thâm thấp, những tầng mây sũng nước, mây mù.
Câu 3:
Theo đoạn trích, cách tốt nhất để hóa giải những khó khăn là gì? Anh/chị có đồng tình với quan điểm đó không? Vì sao?
Theo đoạn trích, cách tốt nhất để hóa giải những khó khăn là đi xuyên qua nó.
Em có đồng tình với quan điểm trên. Vì: Khó khăn thử thách nhìn ở phương diện tích cực chính là môi trường rèn luyện con người. Khi con người dũng cảm dám đối mặt với khó khăn, thử thách thì sẽ tích lũy được kinh nghiệm, bài học; từ đó trở nên vững vàng, trưởng thành, rèn luyện bản lĩnh và có được thành công.Câu 4:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn: "Đi xuyên qua mây mù bằng giấc mơ phi công gìn giữ từ thơ bé. Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan. Đi xuyên qua u mê bằng khao khát hướng đến trí tuệ, thông sáng. Đi xuyên qua thất bại bằng sự điềm đạm trưởng thành. Vì triệu năm đã là như thế, cuộc đời có hôm nắng đẹp, có ngày mưa dầm, có tuần mây đen như đè nặng, có khoảnh khắc u ám tối dạ, rỗng đầu, nhưng Mặt Trời vẫn mọc mỗi sớm mai".
02 biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các câu văn trên là:
- Điệp ngữ "đi xuyên qua"
Tác dụng: Tăng tính nhạc và tính gợi hình, biểu cảm cho lời văn, nhấn mạnh ý nghĩa lớn lao của việc đi xuyên qua những khó khăn, thử thách.
- Phép liệt kê:
- Tăng tính gợi hình, biểu cảm cho lời văn; nhấn mạnh cuộc sống muôn màu muôn vẻ, ẩn chứa nhiều tình huống bất ngờ, phong phú chờ đón chúng ta nhưng nếu biết lạc quan thì điều tốt đẹp sẽ tới.Câu 5:
Câu 6:
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc "Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan".
HS trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc "Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan".
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan chúng ta sẽ thấy vững lòng tin vào những điều tốt đẹp, sẽ thấy thất bại, gian khổ không đáng lo sợ.
- Đi xuyên qua gian khó bằng lòng lạc quan chúng ta mới có thể sáng suốt để tìm ra phương thức đối phó với rào cản bắt gặp trên đường đời. Từ đó mới chạm đến ước mơ, đạt được thành tựu lớn lao và có những đóng góp cho xã hội,..Câu 7:
Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện anh/chị yêu thích.
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu tác phẩm truyện (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
- Nêu chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Khẳng định lại những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.