Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 10)
-
2746 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bần thần hương huệ thơm đêm
Khói nhang vẽ nẻo đường lên niết bàn
Chân nhang lấm láp tro tàn
Xăm xăm bóng mẹ trần gian thuở nào?
Mẹ ta không có yếm đào
Nón mê thay nón quai thao đội đầu
Rối ren tay bí tay bầu
Váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa
Cái cò.. sung chát đào chua
Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết những lời mẹ ru
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao
(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Thơ Nguyễn Duy - Trần Đăng Khoa tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1998)
Câu 2:
Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả người mẹ. Qua đó anh/chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh người mẹ?
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả người mẹ: Nón mê, rối ren tay bí tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu..
Qua những từ ngữ, hình ảnh trên, ta thấy hình ảnh người mẹ hiện lên với vẻ đẹp của sự giản dị, mộc mạc mà tần tảo, nhiều yêu thương.Câu 3:
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau: "Ta đi trọn kiếp con người - Cũng không đi hết những lời mẹ ru"?
Nội dung hai câu thơ sau: "Ta đi trọn kiếp con người - Cũng không đi hết những lời mẹ ru" :
Chữ "đi" thứ nhất nghĩa là sống, trưởng thành, là trải qua trọn kiếp người; chữ "đi" thứ hai có nghĩa là hiểu, cảm nhận. Nội dung hai câu thơ có thể hiểu: Ta sống trọn kiếp người cũng chưa thấu hiểu, cảm nhận được hết tình yêu thương của mẹ dành cho mình.Câu 4:
Chỉ ra và nêu hiệu quả của 02 biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ sau:
Bao giờ cho tới mùa thu
Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm
Bao giờ cho tới tháng năm
Mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao.
- Biện pháp tu từ nhân hóa: Trái hồng trái bưởi đánh đu – sự vật cũng có hành động như con người. Tác giả nhân cách hóa trái bưởi, trái hồng như hình ảnh những đứa trẻ tinh nghịch, hiếu động chơi trò đánh đu giữa trăng rằm - ngộ nghĩnh và gợi cảm xúc tuổi thơ trong trẻo. Đồng thời phép nhân hóa còn khiến lời thơ thêm giàu tình gợi hình, biểu cảm, mang lại hiệu quả diễn đạt cao hơn.
- Điệp ngữ: "Bao giờ". Nhấn mạnh những ước mong của người con được sống lại những kỉ niệm đẹp đẽ thuở mẹ còn sống. Thể hiện tình yêu thương, lòng nhớ nhung của con đối với mẹ. Góp phần tăng nhạc điệu cho lời thơ..Câu 5:
Cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ.
Cảm nhận về tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho mẹ:
- Yêu thương, kính trọng, biết ơn mẹ;
- Ngậm ngùi nhớ về mẹ khôn nguôi.Câu 6:
Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn về vai trò của tình mẫu tử.
HS trình bày về vai trò của tình mẫu tử.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Tình mẫu tử nâng đỡ tâm hồn con người những khi cuộc đời sóng gió.
- Tình mẫu tử cảm hóa những sai lầm, tội lỗi.
- Tình mẫu tử nuôi dưỡng tâm hồn con người, bồi đắp cho chúng ta những thứ tình cảm quý báu khác và giúp ta trở thành một con người có ích cho xã hội…Câu 7:
Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm văn xuôi trữ tình mà anh/chị đã học hoặc đã đọc.
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Giới thiệu tác phẩm trữ tình (tên tác phẩm, thể loại, tác giả,…)
- Nêu nội dung khái quát cần phân tích, đánh giá.
- Xác định chủ đề của tác phẩm trữ tình.
- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.
- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (phù hợp với đặc trưng của thơ trữ tình hoặc văn xuôi trữ tình).
- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.
- Khẳng định lại một cách khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nét độc đáo về chủ đề của tác phẩm.
- Nêu tác động của tác phẩm đối với bản thân hoặc cảm nghĩ sau khi đọc, thưởng thức tác phẩm.