Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 7)
-
2777 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ khoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhạt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi kia, không có lấy một đòng xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chạt bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợi hiểu ra: Cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Người ăn xin, Tuốc- ghê- nhép)
Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2:
Khái quát nội dung chính của văn bản trên.
Câu 3:
Câu 4:
Câu 5:
Trong câu chuyện trên, ông lão đã nhận được điều gì cậu bé? Vì sao, cậu bé lại nghĩ “cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông”?
- Ông lão đã nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm chân thành và kính trọng từ cậu bé.
- Cậu bé lại nghĩ "cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông"vì:
+ Cách cậu đối xử với ông lão (cố gắng lục tìm quà tặng, cùng cái nắm tay rất chặt của cậu và câu nói "Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.") : Chứng tỏ ông lão đã nhận được sự thấu hiểu, đồng cảm chân thành và kính trọng từ cậu bé.
+ Đáp lại, nụ cười và câu nói của ông lão "Cháu ơi cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi" chứng tỏ cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm, hiểu tấm lòng chân thành của ông.Câu 6:
- Cần biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm với hoàn cảnh, số phận của người khác.
- Khi cho đi cũng chính là lúc ta nhận lại.
- Sự quan tâm, lòng chân thành chính là món quà tinh thần quý giá nhất đối với những mảnh đời bất hạnh, nó vượt lên trên mọi giá trị vật chất khác.
- Cần ứng xử lịch sự; hiểu, tôn trọng đối phương khi giao tiếp.Câu 7:
Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về một bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện trên.
HS trình bày suy nghĩ về một bài học sâu sắc rút ra từ câu chuyện.
+ Đảm bảo yêu cầu hình thức: đoạn văn.
+ Đảm bảo yêu cầu nội dung.
Gợi ý:
- Bài học về tình yêu thương, sự đồng cảm, về thái độ cho và nhận trong cuộc sống:
+ Trao yêu thương để nhận lấy hạnh phúc. Trong cuộc sống, con người cần biết trao đi tình cảm, đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ những người khó khăn.
+ Phê phán lối sống vị kỉ, vô cảm, lãnh đạm trước sự đau khổ, bất hạnh của người khác, ích kỉ chỉ biết đến bản thân mình; chỉ muốn nhận những điều tốt đẹp của người khác mà không muốn cho đi, người chỉ biết nhận mà không biết cho đi, người cho đi nhằm vụ lợi, toan tính cá nhân.
+ Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.
+ Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ý nghĩa, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.Câu 8:
1. Mở bài:
Giới thiệu thói quen đi học muộn của học sinh, sinh viên hiện nay và đưa ra ý kiến về vấn đề này.
2. Thân bài:
a) Đi học muộn gây ra những tác hại gì?
- Đi học muộn khiến hình ảnh của chúng ta xấu đi trong mắt bạn bè, thầy cô và những người khác xa lánh, không muốn giao lưu với bạn nữa.
- Đi học muộn gây ảnh hưởng đến mạch dạy của thầy cô và việc học tập của các bạn ở trong lớp.
- Với bản thân người đi học muộn sẽ bị mất kiến thức bài học, mất thời gian ôn lại bài mà mọi người đã học.
b) Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng đi học muộn: chủ quan, lười học, ngủ quên, coi đó là sự thể hiện của bản thân mình, hoặc là một thói quen không thay đổi được….
c) Giải pháp khắc phục thói quen đi học muộn
- Cân bằng thời gian trong ngày hợp lý, dự tính thời gian tránh những sự cố phát sinh.
- Ngủ sớm để dậy sớm, luôn chủ động về thời gian, từ đó không đi học muộn.
- Trau dồi bản thân để không bị phụ thuộc vào người khác .
3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề:
Đi học muộn là một thói quen xấu, gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập của bản thân cũng như tập thể lớp.