Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 9)
-
2742 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
Chỉ có thuyền mới hiểu
Biển mênh mông nhường nào
Chỉ có biển mới biết
Thuyền đi đâu, về đâu
Những ngày không gặp nhau
Biển bạc đầu thương nhớ
Những ngày không gặp nhau
Lòng thuyền đau – rạn vỡ
(Thuyền và biển – Xuân Quỳnh)
Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?
Chọn B
Câu 5:
Chỉ ra biện pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn thơ và nêu tác dụng.
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: tác giả lấy hình ảnh thuyền và biển để ngụ ý về người con trai và người con gái trong tình yêu.
+ Điệp cấu trúc: chỉ có…mới, những ngày không gặp nhau.
- Tác dụng:
+ Nhằm nhấn mạnh, thể hiện nỗi nhớ xa cách trong tình yêu
+ Tạo sự liên kết, vần điều uyển chuyển, giúp câu thơ trở nên nhịp nhàng, giàu chất trữ tình
+ Giong thơ nhẹ nhàng, trìu mến, thân thương thể hiện nỗi buồn, xót xa, nhớ thương khi 2 người yêu nhau phải cách xa.
+ Giàu sức gợi hình, gợi cảm, giúp người đọc dễ hình dung và cảm thụ được tâm tư, tình cảm, thông điệp của tác giả gửi gắm thông qua câu thơ.Câu 6:
Hình ảnh biển bạc đầu trong câu thơ “Biển bạc đầu thương nhớ” có ý nghĩa gì?
Câu 7:
Tác giả đã gửi gắm những tình cảm vào hai khổ thơ trên:
- Những cảm xúc, nỗi nhớ trong tình yêu da diết, dâng trào khi phải xa người mình yêu thương
- Thông qua 2 khổ thơ trên, ta cảm nhận được nỗi lòng, tâm tư, tình cảm của tác giả dành cho những người yêu nhau nhưng phải cách xa.
- Trong tình yêu dù cách xa nhau, nhưg hai trái tim luôn hướng về nhau.
- Khoảng cách về thời gian, không gian sẽ là thước đo giúp tình yêu vượt qua muôn vàn khó khăn, vất vả và thử thách để trở nên bền vững và lâu bền hơn.
- Những người đang yêu xa nhau hãy luôn nghĩ và hướng về nhau để giữ vững niềm tin, hy vọng về một ngày tương phùng.Câu 8:
HS nêu thông điệp tâm đắc nhất qua hai đoạn thơ và lí giải phù hợp.
Ví dụ: Yêu là phải biết trân trọng, yêu hết mình, cùng nhau vượt qua gian nan thử thách.Câu 9:
Anh/chị hãy viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một quan niệm sai lệch, phiến diện.
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:
- Nêu rõ quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ.
- Nêu lí do hay mục dích viết bài luận.
- Trình bày tác hại của quan niệm cần từ bỏ.
- Trình bày ích lợi của việc từ bỏ quan niệm.
- Đưa ra giải pháp từ bỏ quan niệm.
- Khẳng định lại ích lợi của việc từ bỏ quan niệm.