IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Vật lý Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 9

Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 9

Đề thi giữa kì 1 Vật Lí 9 có đáp án (Đề 4)

  • 13857 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phần I. Trắc nghiệm

Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một day dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào dưới đây là sai?

Đề kiểm tra Vật Lí 9

Xem đáp án

Đáp án C

Vì U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần và ngược lại, ta nhận xét thấy câu C là sai vì khi U giảm đi một nửa nhưng cường độ dòng điện chỉ giảm đi 1/3.


Câu 2:

Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn thay đổi như thế nào khi chiều dài dây giảm đi một nửa? Biết rằng hiệu điện thế không đổi.

Xem đáp án

Đáp án A

Khi chiều dài dây giảm đi một nửa thì điện trở giảm còn một nửa và cường độ dòng điện tăng gấp đôi.


Câu 4:

Một dây dẫn bằng đồng và một dây dẫn bằng nhôm có cùng chiều dài, cùng tiết diện. So sánh điện trở của hai dây?

Xem đáp án

Đáp án C

Do điện trở suất của nhôm lớn hơn nên điện trở đồng bé hơn điện trở nhôm.


Câu 5:

Công suất điện cho biết:

Xem đáp án

Đáp án C

Công suất điện cho biết lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.


Câu 6:

Hai bóng đèn có điện trở 6Ω và 24Ω mắc nối tiếp với nhau vào nguồn điện không đổi 12V. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án D

Điện trở và dòng điện trong mạch: R = 6 + 24 = 30Ω, I = 12/30 = 0,4A.

Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn

U1 = 0,4.6 = 2,4V; U2 = 24.0,4 = 9,6V.


Câu 8:

Hai điện trở R1 = 3(Ω); R2 = 2(Ω) mắc nối tiếp. Dòng điện chạy qua R1 là I = 1,25 (A). Hiệu điện thế hai đầu mạch là

Xem đáp án

Đáp án D

Điện trở của mạch là: R = R1 + R2 = 3 + 2 = 5 (Ω)

Hiệu điện thế 2 đầu mạch U = I.R = 1,25.5 = 6,25 (V)


Câu 9:

Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì

Xem đáp án

Đáp án D

Nối vỏ kim loại của dụng cụ hay thiết bị điện bằng dây dẫn với đất sẽ đảm bảo an toàn vì nếu chạm vào vỏ kim loại thì cường độ dòng điện chạy qua cơ thể người rất nhỏ.


Câu 11:

Phần II. Tự luận

Cho mạch điện như hình vẽ.

Biết R1 = 6Ω; R2 = 30Ω; R3 = 15Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu AB là 24V

a) Tính điện trở tương đương của mạch.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở.

Xem đáp án

Mạch điện có dạng R1 nt (R2//R3).

a) Tính điện trở tương đương:

Xét đoạn mạch CB có (R2//R3) nên:

Đề kiểm tra Vật Lí 9

Xét đoạn mạch AB có R1 nt RCB nên: RAB = R1 + RCB = 6 + 10 = 16Ω.

b) Tính cường độ dòng điện

Vì R1 nt RCB nên I1 = I = UAB/RAB = 24/16 = 1,5A

Hiệu điện thế ở hai đầu điện trở R1 là: U1 = I1.R1 = 1,5.6 = 9V.

Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch CB là:

UCB = UAB  UAC = UAB  U1 = 24  9 = 15V.

Vì R2//R3 nên UCB = U2 = U3 = 15V

Cường độ dòng điện qua R2 là: I2 = U2/R2 = 15/30 = 0,5A.

Cường độ dòng điện qua R3 là I3 = U3/R3 = 15/15 = 1A.


Câu 12:

Hai dây dẫn có điện trở 24Ω và 8Ω lần lượt được mắc song song vào hai điểm có hiệu điện thế không đổi 12V. Theo cách mắc đó, hãy tính:

a) Điện trở tương đương của mạch.

b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

c) Nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch trong thời gian 10 hút.

Xem đáp án

Khi mắc song song:

a) Điện trở tương đương của đoạn mạch: R = (R1.R2)/(R1+ R2) = 6Ω.

b) Hiệu điện thế ở hai đầu mỗi điện trở và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

U = U1 = U2 = 12V; I1 = U/R1 = 12/24 = 0,5A; I2 = U/R2 = 12/8 = 1,5A

c) Nhiệt lượng tỏa ra ở đoạn mạch trong thời gian 10 phút:

Q = U.I.t = 12.2.10.60 = 14400J


Bắt đầu thi ngay