Thứ sáu, 22/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Lịch sử Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 9

Đề thi Học kì 2 Lịch Sử 9

Đề kiểm tra giữa học kì II Lịch sử 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)

  • 2545 lượt thi

  • 12 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nhân dân Việt Nam hăng hái tham gia phong trào dân chủ 1936 - 1939 là do đời sống của họ
Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 2:

Tại Đại hội đại biểu lần thứ II (tháng 2/1951), Đảng Cộng sản Đông Dương quyết định thành lập mở mỗi nước Đông Dương một
Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 3:

Cơ sở hạt nhân đầu tiên của Việt Nam Quốc dân đảng là
Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 4:

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do ai soạn thảo?
Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 5:

Nội dung nào không phản ánh đúng những thủ đoạn thực dân Pháp thực hiện nhằm đàn áp phong trào cách mạng 1930 – 1931 của nhân dân Việt Nam?
Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 6:

Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu đặt cơ sở cho mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới khi Người
Xem đáp án

Chọn đáp án B.


Câu 7:

Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt Nam thắng lợi, đã
Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 8:

Phong trào “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” (1945) thu hút đông đảo nhân dân Việt Nam ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì tham gia vì
Xem đáp án

Chọn đáp án A.


Câu 9:

Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn (tháng 9/1940) và khởi nghĩa Nam Kì (tháng 11/1940)?
Xem đáp án

Chọn đáp án D.


Câu 10:

Trong bối cảnh Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết (tháng 2/1946), Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện chủ trương gì?
Xem đáp án

Chọn đáp án C.


Câu 11:

Tiến trình Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Phân tích ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám (1945).
Xem đáp án
* Tiến trình Cách mạng tháng Tám (1945)
- Từ ngày 14/ 8 đến 18/8/1945, nhân dân 4 tỉnh: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền.
- Chiều ngày 16/8/1945, Võ Nguyên Giáp xuất quân, giải phóng thị xã Thái Nguyên.
- Từ ngày 19/8 đến 25/8, giành chính quyền tại các đô thị lớn: Hà Nội, Huế, Sài Gòn,...
- Từ ngày 25/8 – 28/8, khởi nghĩa giành thắng lợi trong cả nước.
- Ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị. Chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ.
- Ngày 2/9/1925, tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và nhân dân thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Đối với Việt Nam:
+ Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp, ách thống trị của phát xít Nhật và lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại gần một ngàn năm tại Việt Nam.
+ Mở ra kỷ nguyên trong lịch sử dân tộc Việt Nam – kỉ nguyên độc lập và tự do, nhân dân lao động lên nắm chính quyền, làm chủ đất nước,...
+ Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện tiên quyết cho những thắng lợi tiếp theo.
- Đối với thế giới:
+ Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến thắng thế giới thứ hai.
+ Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.

Câu 12:

Cho đoạn trích sau: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
(Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập IV (1945 – 1946), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1984, tr.480)
Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 – 1946, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Xem đáp án
a. Nội dung đoạn trích: Đoạn trích trên thể hiện 3 nội dung chính sau đây:
- Âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam của Pháp (“...chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta lần nữa...”).
- Thiện chí hòa bình của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam (“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng”).
- Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp, bảo vệ nền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam (“Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”).
b. Chứng minh nhận định:
* Âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam của Pháp.
- Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công (1945), trến đất nước Việt Nam có nhiều thế lực ngoại xâm, trong đó kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của nhân dân Việt Nam là thực dân Pháp.
- Thực dân Pháp âm mưu tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai, hành động xâm lược của chúng ngày càng được bộc lộ rõ nét.
+ Chính phủ Đờ Gôn đã quyết định thành lập một đạo quân viễn chinh xâm lược Đông Dương.
+ Từ tháng 9/1945 - 3/1946, Pháp đánh chiếm các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ Việt Nam.
+ Pháp bội ước sau khi kí kết Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1945).
+ Ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư buộc chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho chúng.
* Thiện chí hòa bình của Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam.
- Từ 6/3/1946 đến trước ngày 19/12/1946, Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khai thác mọi khả năng, chủ động đàm phán với Pháp để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tiếp tục phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt. Điều này được thể hiện thông qua việc:
+ Kí với đại diện Pháp bản Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946).
+ Phía Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành các điều khoản đã kí kết trong Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước; nhân nhượng có nguyên tắc với Pháp,...
* Quyết tâm kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam
- Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động phong trào toàn quốc kháng chiến;
- Tối 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, nêu cao quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Bắt đầu thi ngay