Đề kiểm tra giữa học kì II Lịch sử 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 4)
-
2630 lượt thi
-
3 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
- Có chung đường lối chiến lược: từ cách mạng tư sản dân quyền lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, bỏ qua thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng (chống đế quốc, chống phong kiến) không thay đổi.
- Đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.
- Là các cuộc tổng diễn tập chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các phong trào đấu tranh sau này.
b. Điểm khác nhau:
- Kẻ thù trực tiếp:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: thực dân Pháp, phong kiến tay sai, tư sản phản cách mạng
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: lực lượng phản động thuộc địa và tay sai
- Nhiệm vụ trực tiếp:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Chống đế quốc, giành độc lập dân tộc; Chống phong kiến, giành ruộng đất cho dân cày.
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
- Phương pháp và hình thức đấu tranh:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: Đấu tranh bí mật, bất hợp: bãi công, biểu tình, khởi nghĩa vũ trang cướp chính quyền,...
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: Kết hợp đấu tranh công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp; hình thức đấu tranh phong phú: mít tinh, biểu tình, đấu tranh nghị trường, đấu tranh trên lĩnh vực báo chí,...
- Lực lượng tham gia:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là công nhân và nông dân; xây dựng khối liên minh công nông.
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: đông đảo quần chúng nhân dân có mâu thuẫn với bọn phản động thuộc địa và tay sai; thành lập được mặt trận thống nhất (Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936). Đến năm 1938, đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương).
- Quy mô:
+ Phong trào cách mạng 1930 – 1931: diễn ra trên cả nước, tập trung chủ yếu ở nông thôn, khu công nghiệp của Pháp (ví dụ: khu công nghiệp Vinh – Bến Thủy…)
+ Phong trào dân chủ 1936 – 1939: diễn ra trên cả nước nhưng tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn như: Hà Nội, Sài Gòn – Chợ Lớn…
Câu 2:
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta mang tính chính nghĩa vì:
+ Cuộc kháng chiến của nhân dân ta là cuộc chiến tranh tự vệ, chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
+ Từng bước thực hiện nhiệm vụ dân chủ, đem lại ruộng đất cho nhân dân.
- Cuộc kháng chiến của ta mang tính nhân dân vì:
+ Toàn dân tham gia kháng chiến, chủ yếu là lực lượng vũ trang của ba thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích.
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp không chỉ diễn ra trên mặt trận quân sự mà cả trên các mặt trận chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao.
Câu 3:
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của cuộc kháng chiến đã chấm dứt ách thống trị gần một thế kỉ của thực dân Pháp.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
- Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng.
- Cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
* Nguyên nhân thắng lợi:
- Nguyên nhân khách quan:
+ Tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
+ Có sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân, của nhân dân Pháp và loài người tiến bộ.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự và đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
+ Có hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân trong cả nước, có Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
+ Lực lượng vũ trang ba thứ quân sớm được xây dựng và không ngừng lớn mạnh, hậu phương rộng lớn, vững chắc về mọi mặt.