Trắc nghiệm Bài 16: Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của Việt Nam thời kì Bắc thuộc có đáp án
Bài 16B: Sự chuyển biến của Giao Châu- An Nam dưới thời Bắc thuộc
-
646 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung sau đây nào phản ánh đúng về tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Tình hình nông nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI có những điểm nổi bật sau:
- Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
- Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
- Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
- Cây trồng và vật nuôi phong phú.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2:
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI đã có thương nhân của những quốc gia nào đến nước ta trao đổi, buôn bán?
Từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, tình hình ngoại thương nước ta có điểm nổi bật là: những nơi tập trung đông dân cư như Luy Lâu, Long Biên, …có cả người Trung Quốc, Giava, Ấn Độ, …. đến trao đổi buôn bán.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 3:
Tôn giáo nào do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc?
Đạo giáo do Lão Tử sáng lập ở Trung Quốc, cùng thời với Khổng giáo, khuyên người ta sống theo số phận, không làm việc gì trái với tự nhiên.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 4:
Xã hội Âu Lạc bị phân hoá thành các tầng lớp nào trong thời kì từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Trong thời kì phong kiến phương Bắc đô hộ, xã hội Âu Lạc bị phân hóa thành các tầng lớp: Quan lại đô hộ, Hào trưởng Việt, Địa chủ Hán, Nông dân công xã, Nông dân lệ thuộc, Nô tì.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Nội dung nào không minh chứng cho sự phát triển của nông nghiệp Giao Châu từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
Những chi tiết chứng tỏ nền nông nghiệp Giao Châu vẫn phát triển là:
- Việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
- Biết đắp đê phòng chống lũ lụt, làm thủy lợi.
- Biết trồng hai vụ lúa trong một năm: vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
- Các loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú, có kĩ thuật sáng tạo. Đặc biệt là kĩ thuật trồng cam, biết dùng kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
=>Loại trừ đáp án: C (là biểu hiện cho sự phát triển của thủ công nghiệp).
Đáp án cần chọn là: C
Câu 6:
Ý nào không minh chứng cho sự phát triển của thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI?
* Thủ công nghiệp nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI”
- Nghề rèn sắt: mặc dù bị kìm hãm nhưng vẫn phát triển.
- Nghề gốm: Đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm; sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại như nồi, vò, bình, bát, ấm chén, gạch, ngói, … đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
- Nghề dệt: ngoài các loại vải bông, vải gai, vải tơ, … người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt.
=>Loại trừ đáp án D: là biểu hiện của sự hình thành các thành thị trung đại phương Tây.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 7:
Em có nhận xét về tình hình kinh tế nước ta từ thế kỉ I đến thế kỉ VI dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc?
Dưới chính sách thống trị của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ I đến thế kỉ VI, kinh tế nước ta có sự mở mang, phát triển và có dấu hiệu tích cực. Cụ thể là:
- Đồ sắt được sử dụng rộng rãi (công cụ, dụng cụ, vũ khí)
- Nông nghiệp:
+ Sử dụng sức lao động của trâu, bò phổ biến.
+ Phong Khê: có đê phòng lụt, có nhiều kênh ngòi.
+ Hai vụ lúa: vụ chiêm, vụ mùa.
+ Cây trồng và vật nuôi phong phú.
- Thủ công nghiệp:
+ Nghề rèn sắt phát triển, nghề làm gốm mở mang.
+ Nghề dệt vải (tơ tre, tơ chuối).
- Thương nghiệp: hàng hóa trao đổi buôn bán.
+ Hình thành các làng.
+ Trao đổi với thương nhân Giava, Trung Quốc, Ấn Độ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 8:
Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:
Chính sách “đồng hóa” của các thế lực phong kiến phương Bắc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI có thực hiện thành công không? Nó thể hiện điều gì?
Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ VI, các thế lực phong kiến phương Bắc luôn thực hiện chính sách “đồng hóa” bởi họ hiểu rằng: chếm được đất chưa hẳn đã thống trị và khuất phục được người Việt mà cần hoàn toàn để cho người Việt theo văn hóa của người Hán. Trải qua nhiều thế kỉ, nhân dân ta vẫn bảo lưu được văn hóa truyền thống của dân tộc đồng thời tiếp thu có chọn lọc văn hóa Trung Quốc. Điều này chứng tỏ sức sống mãnh liệt của dân tộc không ai có thể tiêu diệt được nền vằn hóa của dân tộc. Đây cũng chính là nền tảng cho những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc diễn ra mạnh mẽ qua nhiều thế kỉ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 9:
Nghề chính của nhân dân ta trong thời kì Bắc thuộc là gì?
Trong thời kì Bắc thuộc, nghề chính của nhân dân ta vẫn là nghề trồng lúa nước, bên cạnh các nghề như chăn nuôi, trồng cây ăn quả và hoa màu.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 10:
Đâu là nghề mới xuất hiện trong thời kì Bắc thuộc?
Trong thời kì Bắc thuộc, một số nghề mới xuất hiện đó là làm giấy, làm thủ tinh.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 11:
Loại giấy nào của người Việt cho xuống nước không hỏng?
Loại giấy người Việt làm từ cây mật hương vừa trắng vừa có vân như mắt cá lớn, rất thơm và đặc biệt cho xuống nước không bị ướt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 12:
Việc đồ Đông Sơn vẫn phát triển ở nước ta thời kì Bắc thuộc có ý nghĩa gì?
Việc đồ đồng Đông Sơn vẫn tiếp tục phát triển cho thấy sức sống mãnh liệt của nền văn hóa bản địa, ý thức giữ gìn và phát triển những nền văn hóa truyền thống của người Việt cổ.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 13:
Tầng lớp nào có khả năng lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa?
Tầng lớp có khả năng lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa là tầng lớp hào trưởng người Việt. Vì đây là tầng lớp vừa có thế lực kinh tế, vừa có uy tín của nhân dân nhưng lại bị chính quyền đô hộ chèn ép. Lịch sử trong những giai đoạn tiếp theo đã chứng minh được điều đó.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 14:
Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội thời Bắc thuộc là?
Mâu thuẫn chủ yếu bao trùm trong xã hội thời Bắc thuộc là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc. Mỗi khi có điều kiện, người Việt lại đứng lên lật đổ ách đô hộ, thiết lập chính quyền tự chủ của riêng mình.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15:
Nông dân công xã bị phân hóa thành những bộ phận nào?
Nông dân công xã khi đất nước rơi vào thời kì Bắc thuộc đã bị phân hóa thành nông dân lệ thuộc (hoặc nô tì) và nông dân công xã.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 16:
Nhân dân ta đã làm gì để chống lũ lụt?
Nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ. Đây là một biện pháp rất hiệu quả trong việc chống lũ và được nhân ta sử dụng đến tận ngày nay.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 17:
Đâu không phải là chuyển biến trong nông nghiệp thời Bắc thuộc?
Chuyển biến trong nông nghiệp thời Bắc thuộc là:
- Dùng cày và sử dụng sức kéo trâu bò.
- Biết đắp đê phong lũ.
Kĩ thuật đúc đồng phát triển là chuyển biến trong nghề thủ công nghiệp nên loại A.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18:
Đâu là ngôi chùa cổ nhất được xây dựng trong thời Bắc thuộc?
Chùa Dâu là ngôi chùa cổ nhất được xây dựng trong thời kì Bắc thuộc, được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226. Tháng 1-2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.
Đáp án cần chọn là: A