Trắc nghiệm Địa 8 KNTT Bài 11: Phạm vi biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Địa 8 KNTT Bài 11: Phạm vi biển Đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam có đáp án
-
263 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Vùng biển của Việt Nam không giáp với vùng biển của quốc gia nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Các nước có chung Biển Đông với Việt Nam là: Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia.
Câu 2:
Biển Đông có diện tích khoảng
Đáp án đúng là: D
Với diện tích khoảng 3,44 triệu km2, Biển Đông lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới.
Câu 3:
Vùng biển của Việt Nam có diện tích khoảng
Đáp án đúng là: A
Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2.
Câu 4:
Biển Đông trải rộng từ khoảng vĩ độ
Đáp án đúng là: C
Biển Đông là một biển thuộc Thái Bình Dương, trải rộng từ khoảng vĩ độ 3°N đến vĩ độ 26°B và từ khoảng kinh độ 100°Đ đến kinh độ 121°Đ. Với diện tích khoảng 3,44 triệu km2, Biển Đông lớn thứ hai ở Thái Bình Dương và thứ ba trên thế giới.
Câu 5:
Vùng biển của Việt Nam thông qua hai đại dương lớn nào dưới đây?
Đáp án đúng là: B
Vùng biển của Việt Nam thông với hai đại dương lớn, đó là: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Câu 6:
Vùng biển Việt Nam không có bộ phận nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012, Việt Nam có các vùng biển là: nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
Câu 7:
Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng
Đáp án đúng là: A
Ngày 25/12/2000, Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trong vịnh Bắc Bộ đã được kí kết. Theo đó, đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm có toạ độ xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.
Câu 8:
Đường cơ sở là căn cứ để xác định
Đáp án đúng là: D
Đường cơ sở là căn cứ để xác định phạm vi, chiều rộng của lãnh hải và các vùng biển khác. Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm từ 0 đến A11.
Câu 9:
Vùng biển nào sau đây được coi là một bộ phận của lãnh thổ ở nước ta?
Đáp án đúng là: C
Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.
Câu 10:
Đường biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam nằm ở
Đáp án đúng là: C
Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.
Câu 11:
Vùng biển của Việt Nam nằm trong khí hậu nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Khí hậu vùng biển đảo nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ không khí trung bình năm khá cao, khoảng 26°C và có sự phân hoá theo chiều bắc - nam.
Câu 12:
Trên Biển Đông gió Đông Bắc thổi trong thời gian khoảng từ
Đáp án đúng là: B
Hướng gió thay đổi theo mùa: từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, gió mùa mùa đông và Tín phong có hướng đông bắc chiếm ưu thế; từ tháng 5 đến tháng 9, gió mùa hướng đông nam chiếm ưu thế.
Câu 13:
Chế độ nhiệt trên Biển Đông
Đáp án đúng là: A
Nhiệt độ bề mặt nước biển trung bình năm là trên 23°C. Vào mùa hạ, nhiệt độ giữa các vùng biển ít chênh lệch; trong khi mùa đông (ấm hơn trên đất liền), nhiệt độ giảm khá nhanh từ vùng biển phía nam lên vùng biển phía bắc. Biên độ nhiệt độ trung bình năm ở vùng biển đảo nhỏ hơn trên đất liền.
Câu 14:
Địa hình ven biển nước ta
Đáp án đúng là: C
Địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, bao gồm các dạng bờ biển bồi tụ, bờ biển mài mòn, vịnh cửa sông, bãi cát phẳng, đầm, phá, đảo ven bờ...
Câu 15:
Địa hình thềm lục địa ở miền Nam nước ta có đặc điểm nào sau đây?
Đáp án đúng là: B
Vùng thềm lục địa rộng, bằng phẳng ở phía bắc và phía nam, hẹp và sâu ở miền Trung. Đáy biển có nhiều khối núi ngầm.