Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 17 (có đáp án): Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) phần 2
Trắc nghệm Địa Lí 8: (có đáp án) Bài tập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
-
1352 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
21 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Cho biết 5 nước sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á là
Giải thích: Năm 1967, 5 nước thành lập ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) tại Băng Cốc gồm: Singapore, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan.
Đáp án: D
Câu 2:
Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri là nơi phát triển kinh tế của 3 nước là
Giải thích: Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri là nơi phát triển kinh tế của 3 nước là Malaysia, Indonesia, Singapore.
Đáp án: C
Câu 3:
Cho đến năm 2015, quốc gia nào chưa gia nhập vào tổ chức ASEAN?
Giải thích: Cho đến năm 2015, nước ở khu vực Đông Nam Á chưa gia nhập ASEAN là Đông Timor.
Đáp án: B
Câu 4:
Việt Nam gia nhập ASEAN năm nào sau đây?
Giải thích: Tháng 7 năm 1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này.
Đáp án: B
Câu 5:
Hiện nay, ASEAN gồm bao nhiêu thành viên?
Giải thích: Đến năm 2009, ASEAN có tất cả 10 quốc gia thành viên.
Đáp án: C
Câu 6:
Đâu không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN?
Giải thích: Nguyên tắc hoạt động của ASEAN bao gồm tự nguyên, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình trên trường quốc tế.
=> “Nguyên tắc tự do, các quốc gia tự do trao đổi tất cả các lĩnh vực với nhau” không phải là nguyên tắc hoạt động của ASEAN.
Đáp án: D
Câu 7:
Điều kiện cơ bản nhất để các nước trong ASEAN tiến hành hợp tác thuận lợi là
Giải thích: Các nước Đông Nam Á có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào) -> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.
Đáp án: A
Câu 8:
Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua việc nào sau đây?
Giải thích:
- Sự hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước ASEAN biểu hiện qua: nước phát triển giúp đỡ nước chậm phát triển, tăng cường trao đổi hàng hóa, xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối các quốc gia => loại đáp án A, B, D.
- Sự hợp tác giữa các nước ASEAN không biểu hiện qua “Tăng cường thu thuế đối với hàng hóa từ nước khác” mà ngược lại có sự ưu đãi thuế để khuyến khích trao đổi, lưu thông hàng hóa trong khối (AFTA).
Đáp án: C
Câu 9:
Nhận định nào sau đây không phải là thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN?
Giải thích:
- Những thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN là: chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế với các nước, sự khác biệt về thể chế chính trị và bất đồng ngôn ngữ và khác biệt về văn hóa => Loại đáp án B, C, D.
- Thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN không bao gồm “khó khăn trong chuyển giao vốn và công nghệ từ nước khác”. Ngược lại việc Việt Nam gia nhập ASEAN sẽ tạo điều kiện thuận lợi để nước ta thu hút nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển (ví dụ: Nhật, Singapo, Hàn Quốc,...).
Đáp án: A
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây không phải cơ sở để hình thành ASEAN?
Giải thích:
- Các nước ASEAN có nhiều đặc điểm chung về vị trí địa lí: nằm ở khu vực đông nam châu Á và có vị trí gần kề nhau, khí hậu nhiệt đới gió mùa, các nước đều tiếp giáp với biển (trừ Lào)-> thuận lợi cho giao lưu, hợp tác.
- Đặc điểm văn hóa, xã hội có nhiều nét tương đồng: văn hóa đa dạng nhiều màu sắc, mang đậm nét văn hóa phương Đông => đây là cơ sở cho sự giao lưu hợp tác đối thoại giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á.
=> Nhận xét D đúng => Loại D.
- Mặt khác, trong xu thế toàn cầu hóa khu vực hóa hiện nay, việc liên kết giữa các quốc gia sẽ đem lại nhiều cơ hội lớn: liên kết hỗ trợ nhau phát triển để cùng đạt mục tiêu lợi ích chung về sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước; tăng cường sức mạnh liên kết vùng để tăng sức cạnh tranh với nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới => Nhận xét A, C đúng => Loại A, C.
- Cơ sở để hình thành ASEAN không bao gồm “Sử dụng chung 1 loại tiền tệ” vì các nước trong khối có tiền tệ riêng của mình, chưa có đồng tiền chung nào được ban hành như EU => Nhận xét B không đúng => Chọn đáp án B.
Đáp án: B
Câu 11:
Nhân tố ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á là
Giải thích:
- Sự ổn định về chính trị là điều kiện quan trọng hàng đầu để các nhà đầu tư tiến hành đặt cơ sở sản xuất kinh doanh lâu dài ở các nước đang phát triển. Chính trị ổn định sẽ tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, các hoạt động sản xuất, phát triển kinh tế diễn ra bình thường, đúng nhịp độ.
- Đông Nam Á là khu vực có nền văn hóa phong phú đa dạng, nhiều màu sắc => đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự phức tạp về tôn giáo, dân tộc ở các quốc gia thuộc khu vực này.
Ví dụ:
- Tại các quốc gia như Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Thái Lan là sự xung đột giữa những người theo Hồi giáo và những người theo Phật giáo, giữa những người theo Hồi giáo với những người theo Thiên chúa giáo.
- Vấn đề tranh chấp chủ quyền biên giới, đảo, vùng biển trên biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với các nước láng giềng: Việt Nam – Trung Quốc, Philippin – Trung Quốc…
=> Những vấn đề mâu thuẫn về tôn giáo, dân tộc diễn ra ở khu vực Đông Nam Á đã giảm tính ổn định chính trị ở khu vực này, tác động xấu đến môi trường đầu tư của các nước Đông Nam Á.
Đáp án: D