Trắc nghiệm Địa Lí 8 Bài 41: (có đáp án) Miền Bắc và Đông Bắc Bộ (phần 2)
-
1000 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
21 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Đặc điểm nổi bật của khí hậu miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là có mùa đông lạnh nhất và kéo dài nhất cả nước.
Đáp án: A
Câu 2:
Phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm có
Giải thích: Phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Đáp án: D
Câu 3:
Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta có những đặc điểm nào sau đây?
Giải thích: Vùng đồi núi Đông Bắc nước ta là vùng đồi núi thấp, nổi bật với những cánh cung lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và Đông Triều), địa hình cacxtơ đá vôi tạo nên cảnh quan độc đáo ở nhiều nơi.
Đáp án: B
Câu 4:
Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Hướng chủ yếu của các dãy núi ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là hướng vòng cung với 4 cánh cung lớn, đó là cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn và cánh cung Đông Triều.
Đáp án: C
Câu 5:
Dạng địa hình độc đáo, phổ biến ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Địa hình độc đáo phổ biết ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là địa hình cacxtơ đá vôi có mặt ở nhiều nơi. Đặc biệt là ở tỉnh Quảng Ninh với vịnh biển Hạ Long có nhiều đá vôi độc đáo, được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Đáp án: C
Câu 6:
Loại khoáng sản nổi bật nhất của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là vùng có nhiều khoáng sản nhất cả nước. Nổi bật nhất là Than đá tập trung chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh và một ít ở tỉnh Thái Nguyên.
Đáp án: C
Câu 7:
Cảnh quan tự nhiên không nằm trong miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ gồm các tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng và vùng đồng bằng Bắc Bộ. Vườn quốc gia Nam Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai (miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ), Bạch Mã thuộc tỉnh Thừa Thiên – Huế (miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ) là hai cảnh quan thiên nhiên không nằm trong phạm vi lãnh thổ của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Đáp án: B
Câu 8:
Đặc điểm không đúng với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Đặc điểm tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là miền núi thấp với các cánh cung lớn, tại các miền núi còn có các đồng bằng nhỏ hẹp (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang,…), là vùng có về khoáng sản nhất cả nước (than, apatit, sắt,…) và có nhiều cảnh quan đẹp, đặc biệt là cảnh quan địa hình cacxto độc đáo.
Đáp án: B
Câu 9:
Trở ngại lớn nhất trong việc sử dụng tự nhiên của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là
Giải thích: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có một mùa đông lạnh và xuất hiện sương muối, giá rét, băng giá…; thời tiết không ổn định, thường xuất hiện dông dốc, mưa lớn gây lũ lụt ở vùng núi => Tính thất thường của khí hậu kết hợp với kiểu thời tiết không ổn định là trở ngại lớn cho việc khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên của miền.
Đáp án: B
Câu 10:
Nhân dân ta đã sử dụng biện pháp chủ yếu nào để phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng?
Giải thích: Ở đồng bằng sông Hồng, từ xưa người dân đã có truyền thống đắp đê ven sông, xây dựng các hệ thống đê kiên cố, kéo dài để hạn chế nước sông dâng cao gây ngập lụt. Hệ thống đê ở vùng đồng bằng sông Hồng còn mang đậm giá trị văn hóa – lịch sử lâu đời của vùng cho đến ngày nay.
Đáp án: B
Câu 11:
Vì sao miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước?
Giải thích: Nguyên nhân miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có mùa đông lạnh giá nhất cả nước là do:
- Thứ nhất miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là một vùng núi thấp, hướng vòng cung, mở rộng về phía bắc và đông bắc tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng.
- Thứ hai miền nằm ở vị phía Bắc - là nơi đầu tiên và trực tiếp chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc (miền đón những đợt gió mùa đầu tiên và cuối cùng) với một mùa đông kéo dài nhất cả nước (đến sớm và kết thúc muộn).
- Thứ ba là do vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến nên ít nhận được bức xạ Mặt Trời nhất so với hai miền còn lại.
Đáp án: B