Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và Chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Sử 11 CTST Bài 8. Một số cuộc khởi nghĩa và Chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam có đáp án
-
324 lượt thi
-
25 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
Đáp án đúng là: A
Năm 40, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Hán.
Câu 2:
Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa ở
Đáp án đúng là: B
Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa ở căn cứ núi Nưa (Triệu Sơn, Thanh Hóa)
Câu 3:
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248) đã
Đáp án đúng là: B
Cuộc khởi nghĩa của Bà Triệu (248) tuy thất bại nhưng đã tô đậm thêm truyền thống yêu nước, bất khuất của nhân dân Việt Nam.
Câu 4:
Năm 542, Lý Bí lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của
Đáp án đúng là: C
Năm 542, Lý Bí lãnh đạo người Việt nổi dậy chống lại ách cai trị của nhà Lương.
Câu 5:
Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã
Đáp án đúng là: B
Sau khi khởi nghĩa giành thắng lợi (544), Lý Bí đã lên ngôi vua, lấy hiệu là Lý Nam Đế.
Câu 6:
Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện điều gì?
Đáp án đúng là: D
Việc Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân thể hiện mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.
Câu 7:
Năm 713, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa ở
Đáp án đúng là: A
Năm 713, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa ở Hoan Châu.
Câu 8:
Điểm giống nhau cơ bản giữa cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) và khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791) là gì?
Đáp án đúng là: C
Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713 - 722) và khởi nghĩa Phùng Hưng (776 - 791) đều giành và giữ được chính quyền độc lập trong một thời gian.
Câu 9:
Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ
Đáp án đúng là: C
Việc nhà Đường phong chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ (906) chứng tỏ nhà Đường buộc phải công nhận nền tự chủ của người Việt.
Câu 10:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của nhân dân Đại Việt chống lại quân xâm lược nào?
Đáp án đúng là: D
Bất bình trước ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín ở vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa) đã tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh.
Câu 11:
Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh
Đáp án đúng là: A
Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ (các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần diễn ra trong bối cảnh Đại Việt vẫn là quốc gia độc lập, có chủ quyền).
Câu 12:
Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì
Đáp án đúng là: D
Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để tìm phương hướng mới và xây dựng lực lượng.
Câu 13:
Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu thơ
Đáp án đúng là: C
Câu thơ “Tốt động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” là câu thơ chỉ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn.
Câu 14:
Tình hình của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423) như thế nào?
Đáp án đúng là: C
Trong những năm đầu hoạt động (1418 - 1423), nghĩa quân Lam Sơn gặp nhiều khó khăn, tổn thất, có lúc lực lượng chỉ còn hơn 100 người.
Câu 15:
Tại trận Chúc Động - Tốt Động, nghĩa quân Lam Sơn đã tổ chức đánh quân Minh như thế nào?
Đáp án đúng là: A
- Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ, nơi quân chủ lực Lam Sơn đang đóng giữ.
- Nghĩa quân Lam Sơn bố trí mai phục ở Chốt động - Chúc động.
=> Quân Minh rơi vào trận địa, bị phục kích, tổn thất nặng nề.
Câu 16:
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã
Đáp án đúng là: B
Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi:
- Kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc.
- Mở ra thời kỳ phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam - thời Lê sơ.
Câu 17:
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do
Đáp án đúng là: A
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước.
Câu 18:
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng
Đáp án đúng là: D
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê, Gia Lai), sau đó chuyển xuống Tây Sơn hạ đạo (Tây Sơn, Bình Định).
Câu 19:
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm
Đáp án đúng là: B
Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa nhằm chống lại chính quyền chúa Nguyễn. Với khẩu hiệu “lấy của người giàu chia cho người nghèo”, cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia.
Câu 20:
Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn giành được thắng lợi nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Năm 1786, nghĩa quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Câu 21:
Trong cuộc chiến đấu với quân Xiêm (1785), cách đánh của quân Tây Sơn có điểm gì độc đáo?
Đáp án đúng là: D
Trận Rạch Gầm - Xoài Mút diễn ra ngày 19/1/1785. Nghĩa quân Tây Sơn chọn cách đánh nghi binh, lừa quân Xiêm vào trận địa mai phục sau đó bất ngờ chặn đánh, kết hợp dùng thuyền, bè lửa đốt cháy thuyền giặc, khiến quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết.
Câu 22:
Câu đố dân gian dưới đây đề cập đến anh hùng dân tộc nào?
“Được tin cấp báo, hỏi ai
Đưa quân ra Bắc diệt loài xâm lăng
Ngọc Hồi khí thế thêm hăng
Mùa xuân chiến thắng dựng bằng uy danh
Bạt hồn tướng tá Mãn Thanh
Nghìn năm văn hiến, sử xanh còn truyền?”
Đáp án đúng là: A
Câu đố dân gian trên đề cập đến Nguyễn Huệ.
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
Đáp án đúng là: C
- Nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789):
+ Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
+ Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
Câu 24:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đóng góp của phong trào Tây Sơn với lịch sử dân tộc Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Phong trào Tây Sơn có nhiều đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc:
+ Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước từ đó đặt cơ sở cho việc khôi phục nền thống nhất của quốc gia.
+ Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh, bảo vệ vững chắc nền độc lập và chủ quyền của đất nước.
Câu 25:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam?
Đáp án đúng là: A
- Một số bài học lịch sử rút ra từ các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử dân tộc Việt Nam:
+ Nêu cao tinh thần dân tộc và tính chính nghĩa; đồng thời phát động khẩu hiệu phù hợp để phân hoá kẻ thù và tập hợp sức mạnh quần chúng.
+ Chú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.
+ Tiến hành chiến tranh nhân dân, thực hiện “toàn dân đánh giặc”.
+ ….