Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có đáp án
Trắc nghiệm Sử 11 KNTT Bài 7. Khái quát về chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt Nam có đáp án
-
1133 lượt thi
-
29 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Vị trí địa lí chiến lược của Việt Nam:
+ Việt Nam thuộc khu vực Đông Nam Á - khu vực nằm trên trục đường giao thông quan trọng kết nối châu Á và châu Đại Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
+ Việt Nam cũng là cầu nối giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á; giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo,…
+ Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dân cư đông đúc,…
Câu 2:
Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực nào?
Đáp án đúng là: B
Việt Nam được coi là “cầu nối” giữa Trung Quốc với khu vực Đông Nam Á.
Câu 3:
Trong lịch sử Việt Nam, chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quyết định đối với
Đáp án đúng là: A
Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc có vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn và phát triển của dân tộc Việt Nam.
Câu 4:
Nhân vật lịch sử nào nào được đề cập đến trong câu đố dân gian sau đây?
“Đố ai trên Bạch Đằng giang,
Làm cho cọc nhọn dọc ngang sáng ngời,
Phá quân Nam Hán tời bời,
Gươm thần độc lập giữa trời vang lên?”
Đáp án đúng là: B
Nội dung câu đố trên đề cập đến Ngô Quyền
Câu 5:
Kế sách nào của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981)?
Đáp án đúng là: D
Kế sách đóng cọc trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã được quân dân nhà Tiền Lê kế thừa, vận dụng để đánh đuổi quân Tống xâm lược (981).
Câu 6:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938)?
Đáp án đúng là: C
- Một số nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng ở Việt Nam (năm 938):
+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.
+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.
+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền cùng các tướng lĩnh khác.
Câu 7:
Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là
Đáp án đúng là: B
Người đã chỉ huy nhân dân Đại Cồ Việt tiến hành cuộc kháng chiến chống Tống năm 981 là Lê Hoàn.
Câu 8:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống năm 981?
Đáp án đúng là: B
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống (981) đã bảo vệ vững chắc nền độc lập của nhà nước Đại Cồ Việt.
Câu 9:
Cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê kết thúc thắng lợi là bởi
Đáp án đúng là: A
Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi là do tinh thần chiến đấu của quân và dân Đại Cồ Việt để bảo vệ nền độc lập non trẻ. Đây là nhân tố quan trọng nhất đưa đến thắng lợi.
Câu 10:
Sau cuộc tập kích trên đất nhà Tống, Lý Thường Kiệt nhanh chóng rút quân về nước để
Đáp án đúng là: C
Sau 42 ngày chiến đấu, dưới sự chỉ đạo của Lý Thường Kiệt, quân dân nhà Lý đã hạ được thành Ung Châu - căn cứ mạnh nhất của quân Tống, tiêu hủy hết kho lương dự trữ rồi nhanh chóng rút quân về chuẩn bị phòng tuyến chặn giặc.
Câu 11:
Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của
D. Lê Hoàn
Đáp án đúng là: B
Cuộc kháng chiến chống Tống của quân dân nhà Lý đặt dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt.
Câu 12:
Lý Thường Kiệt chọn khúc sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chặn quân Tống xâm lược vì dòng sông này
Đáp án đúng là: C
Sông Như Nguyệt là một đoạn của sông Cầu. Dòng sông này chặn ngang con đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long.
Câu 13:
Cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt có gì độc đáo?
Đáp án đúng là: A
Tính độc đáo trong cách kết thúc chiến tranh của Lý Thường Kiệt thể hiện ở việc: khi quân Đại Việt đang trên đà thắng lợi, có thể tiêu diệt toàn bộ lực lượng quân Tống nhưng Lý Thường Kiệt đã chủ động giảng hoà để chấm dứt chiến tranh, quan hệ hai nước Tống - Việt sau đó bình thường trở lại.
Câu 14:
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của vương triều nào?
Đáp án đúng là: C
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên ở thế kỉ XIII gắn liền với sự lãnh đạo của nhà Trần
Câu 15:
Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương
Đáp án đúng là: B
Khi quân Mông Cổ tiến vào Thăng Long (năm 1258), vua Trần đã chỉ đạo nhân dân thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”
Câu 16:
Tác giả của câu nói: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là
Đáp án đúng là: B
Trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất, trước thế mạnh của quân Mông Cổ, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ. Thái sư đã khẳng khái tâu: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, bệ hạ chớ có lo gì”.
Câu 17:
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay, chúng ta có thể vận dụng bài học kinh nghiệm nào từ thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên dưới thời Trần?
Đáp án đúng là: C
Thắng lợi của quân dân Đại Việt trong 3 lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã để lại bài học kinh nghiệm quý giá về: chăm lo sức dân, củng cố khối đoàn kết dân tộc; phát huy sức mạnh của toàn dân để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 18:
Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều
Đáp án đúng là: D
- Trận Bạch Đằng năm 938 (do Ngô Quyền lãnh đạo) với trận Bạch Đằng năm 1288 (do Trần Quốc Tuấn lãnh đạo) đều sử dụng kế sách “đóng cọc gỗ” làm thành trận địa cọc ngầm để phục kích quân xâm lược.
- Nội dung các đáp án A, B, C không phù hợp, vì:
+ Trận Bạch Đằng năm 938 diễn ra khi quân xâm lược Nam Hán mới theo đường biển tiến vào Việt Nam
+ Trận Bạch Đằng năm 1288 diễn ra khi quân Nguyên đã thua, phải rút chạy về nước.
+ Trong trận Bạch Đằng năm 938, chủ tướng của quân Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo đã tử trận; trong trận Bạch Đằng năm 1288, chủ tướng chỉ huy quân giặc lúc này là Ô Mã Nhi bị bắt sống.
Câu 19:
Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì
Đáp án đúng là: D
Nguyễn Huệ lựa chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm nơi quyết chiến với quân Xiêm, vì nơi này có địa thế hiểm trở, phù hợp cho bố trí trận địa mai phục.
Câu 20:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789)?
Đáp án đúng là: C
- Nét độc đáo trong cách đánh của quân Tây Sơn khi chiến đấu với quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789):
+ Rút lui nhằm tránh thế giặc mạnh và bảo toàn lực lượng.
+ Chú trọng xây dựng phòng tuyến tại Tam Điệp - Biện Sơn.
+ Tiến công bí mật, thần tốc, táo bạo vào các căn cứ của giặc.
Câu 21:
Nguyên nhân chủ quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
Đáp án đúng là: B
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
+ Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
+ Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
+ Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
+ Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…
Câu 22:
Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến thắng lợi của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam?
Đáp án đúng là: C
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất của người Việt.
+ Các cuộc bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam mang tính chính nghĩa.
+ Kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.
+ Có sự lãnh đạo của các tướng lĩnh mưu lược, tài giỏi.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang mang tính phi nghĩa.
+ Quân giặc gặp nhiều khó khăn trong quá trình xâm lược, như: đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên nhiên của Đại Việt,…
Câu 23:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Nhà nước Âu Lạc?
Đáp án đúng là: B
- Một số nguyên nhân dẫn đến sự diệt vong của Nhà nước Âu Lạc:
+ Nội bộ Nhà nước Âu Lạc mất đoàn kết.
+ Triệu Đà dùng kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình.
+ An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác trước kẻ thù.
Câu 24:
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407) thất bại đã để lại bài học kinh nghiệm nào cho các cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc sau này?
Đáp án đúng là: C
Đoàn kết được lực lượng toàn dân là bài học kinh nghiệm có thể rút ra từ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ (1406 - 1407).
Câu 25:
Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam vào nửa cuối thế kỉ XIX là gì?
Đáp án đúng là: A
- Từ nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, các nước Pháp có những chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế - xã hội, bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Khi chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, nhu cầu về thị trường, nguyên liệu, nhân công đặt ra cho nước Pháp ngày càng cấp thiết.
=> Để giải quyết nhu cầu đó, thúc đẩy sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tư bản, Pháp đã đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng (trong đó có cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam).
Câu 26:
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã
Đáp án đúng là: B
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh của nhà Hồ đã thất bại, khiến Đại Ngu rơi vào ách đô hộ của nhà Minh.
Câu 27:
Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu
Đáp án đúng là: B
- Hiệp ước Patơnốt (1884) được ký kết giữa triều đình nhà Nguyễn với thực dân Pháp là mốc đánh dấu thực dân Pháp căn bản hoàn thành quá trình xâm lược Việt Nam.
- Nội dung các đáp án A, C, D không phù hợp, vì:
+ Bên cạnh những ông vua “thân Pháp” còn có những vị vua yêu nước, có tinh thần kháng chiến chống Pháp để giành lại nền độc lập, như: Hàm Nghi, Duy Tân,…
+ Sau khi dập tắt được các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương, tới năm 1896, thực dân Pháp mới cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
+ Phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn luôn quyết tâm đánh Pháp.
Câu 28:
Nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
Đáp án đúng là: A
- Nguyên nhân thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam:
+ Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
+ Trong quá trình kháng chiến, những người lãnh đạo, chỉ huy đã phạm phải một số sai lầm nghiêm trọng.
+ Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
Câu 29:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam?
Đáp án đúng là: D
- Nguyên nhân thất bại của một số cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam:
+ Không tập hợp được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, không xây dựng được khối đoàn kết toàn dân.
+ Sai lầm trong đường lối kháng chiến của các triều đình phong kiến.
+ Tương quan lực lượng chênh lệch không có lợi cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.