Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Vật lý Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu có đáp án (Mới nhất)

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu có đáp án (Mới nhất)

Trắc nghiệm Vật lí 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu có đáp án (Mới nhất)

  • 748 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Phát biểu nào sau đây là đúng nhất khi nói về sự tương tác giữa hai nam châm

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Sự tương tác giữa hai nam châm: Các cực cùng tên thì đẩy nhau, khác tên thì hút nhau.


Câu 2:

Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.


Câu 3:

Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.


Câu 4:

Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Rơ le điện từ không có nam châm vĩnh cửu.


Câu 5:

Chọn câu trả lời đúng. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trên thanh nam châm, cả hai từ cực hút sắt mạnh nhất.


Câu 6:

Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi đặt la bàn tại một vị trí trên mặt đất, kim la bàn định hướng cực Bắc chỉ hướng Bắc, cực Nam chỉ hướng Nam.


Câu 7:

Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa đầu nào của chúng lại gần nhau. Trong các thông tin sau đây, thông tin nào đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Một trong hai thanh là nam châm, thanh còn lại là thép.


Câu 8:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự định hướng của kim nam châm đặt trên mũi nhọn cố định?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Sự định hướng của kim nam châm đặt trên mũi nhọn cố định: Cực Bắc của nam châm chỉ về hướng Bắc địa lí, cực Nam của nam châm chỉ về hướng Nam địa lí.


Câu 9:

Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào có thể phát hiện thanh kim loại là nam châm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Để phát hiện thanh kim loại là nam châm ta đưa thanh kim loại cần kiểm tra đến gần một cái đinh ghim xem thanh kim loại có hút đinh ghim hay không.


Câu 10:

La bàn là dụng cụ để xác định

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

La bàn là dụng cụ để xác định phương hướng.    


Câu 11:

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính hút được các vật bằng sắt.


Câu 12:

Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của là bàn là
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Người ta dùng la bàn xác định hướng bắc địa lí. Bộ phận chính của là bàn là kim nam châm.


Câu 13:

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa thì mỗi nửa tạo thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.


Câu 14:

Có hai thanh nam châm, thanh thứ nhất có kí hiệu các cực còn thanh thứ hai đã mất các kí hiệu. Làm cách nào để nhận biết được các cực của thanh nam châm thứ hai?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Đưa cực Bắc của thanh nam châm thứ nhất lại gần một đầu của nam châm thứ hai, nếu chúng hút nhau thì đầu đó cực Nam, đầu còn lại là cực Bắc.


Câu 15:

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng nam châm.


Câu 16:

Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của nam châm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

A – đúng.

B – sai, cực bắc nam châm sơn màu xanh còn cực nam sơn màu đỏ.

C – đúng.

D – đúng.


Câu 17:

Các lực từ cùng tên thì đẩy nhau, nhưng tại sao cực Bắc của kim nam châm trong một la bàn luôn chỉ hướng Bắc?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Vì Trái Đất như một nam châm khổng lồ, cực từ Nam của Trái Đất gần với địa cực Bắc và ngược lại cực từ Bắc của Trái Đất gần với địa cực Nam.


Câu 18:

Hiện tượng nào sau đây có thể xảy ra khi đưa từ cực của hai nam châm lại gần nhau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các cực cùng tên sẽ đẩy nhau, khác tên sẽ hút nhau.


Câu 19:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – đúng.

B – sai, nam châm nào cũng có hai cực: cực Bắc và cực Nam.

C – sai, khi bẻ gãy nam châm, ta không thể tách hai cực của nam châm ra khỏi nhau.


Câu 20:

Nam châm vĩnh cửu có

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Nam châm vĩnh cửu có hai cực.


Câu 21:

Một thanh nam châm được cưa thành nhiều đoạn ngắn. Chúng sẽ trở thành gì?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một thanh nam châm được cưa thành nhiều đoạn ngắn. Mỗi đoạn ngắn đó sẽ trở thành một nam châm mới có đầy đủ hai cực.


Câu 22:

Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thanh nam châm thẳng hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí hai đầu cực.


Câu 23:

Nam châm hình móng ngựa hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí nào?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nam châm hình móng ngựa hút các vật bằng sắt, thép mạnh nhất ở vị trí hai đầu cực của nam châm.


Câu 24:

Một thanh sắt non và một thanh thép cho tiếp xúc với một nam châm vĩnh cửu. Khi không cho hai thanh trên tiếp xúc với thanh nam châm nữa thì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Một thanh sắt non và một thanh thép cho tiếp xúc với một nam châm vĩnh cửu. Khi không cho hai thanh trên tiếp xúc với thanh nam châm nữa thì chỉ còn thanh thép còn từ tính.


Câu 25:

Nam châm nào có từ tính mạnh nhất?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Nam châm đất hiếm là nam châm có từ tính mạnh nhất.


Câu 26:

Các nam châm vĩnh cửu nào thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm và đời sống?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các nam châm vĩnh cửu thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm và đời sống là: nam châm thẳng, nam châm thẳng, nam châm hình móng ngựa, kim nam châm, nam châm đất hiếm, …


Câu 27:

Nam châm có thể hút được

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Coban là vật liệu có tính từ nên nam châm có thể hút được.


Câu 28:

Vật liệu nào sau đây không có từ tính?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nhôm là vật liệu không có từ tính.

Gadolini, niken, coban, sắt, thép là các vật liệu có từ tính.


Câu 29:

Đưa lần lượt một thanh đồng và một thanh sắt lại gần một nam châm. Hiện tượng xảy ra là gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nam châm hút các vật liệu có từ tính như sắt, thép, … nhưng không hút các vật liệu không có từ tính như đồng, nhôm, …


Câu 30:

Chọn phát biểu đúng?
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

A – đúng.

B – sai, nam châm hút các vật liệu có từ tính.

C – sai, hai nam châm đẩy nhau khi đưa hai cực cùng tên lại gần nhau.

D – sai, hai nam châm hút nhau khi đưa hai cực khác tên lại gần nhau.


Bắt đầu thi ngay