Bài tập Lực điện từ có đáp án
-
1195 lượt thi
-
11 câu hỏi
-
13 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì:
Đáp án: C
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ.
Câu 2:
Dùng quy tắc nào dưới đây để xác định chiều của lực điện từ?
Đáp án: D
Khi biết chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn thẳng, chiều đường sức từ, quy tắc bàn tay trái giúp ta xác định được chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn.
=> Quy tắc bàn tay trái dùng xác định chiều của lực điện từ
Câu 3:
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết những yếu tố nào?
Đáp án: C
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
Câu 4:
Quy tắc bàn tay trái được xác định?
Đáp án: D
Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực điện từ.
Câu 5:
Theo quy tắc bàn tay trái chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo:
Đáp án: C
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
=>Chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện
Câu 6:
Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào:
Đáp án: D
Muốn xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua đặt tại một điểm trong từ trường thì cần phải biết chiều của dòng điện và chiều của đường sức từ tại điểm đó
=> Chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn phụ thuộc vào chiều của dòng điện trong dây dẫn và chiều của đường sức từ.
Câu 7:
Xác định câu nói đúng về tác dụng của từ trường lên đoạn dây dẫn có dòng điện.
Đáp án: B
Dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường, không song song với đường sức từ thì chịu tác dụng của lực điện từ
Câu 8:
Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì lực điện từ có hướng như thế nào?
Đáp án: D
Khi dây dẫn thẳng có dòng điện chạy qua được đặt song song với các đường sức từ thì không có lực điện từ.
Câu 9:
Chiều dòng điện chạy qua đoạn dây dẫn AB trong hình sau có chiều:
Đáp án: A
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra chiều dòng điện qua dây dẫn AB có chiều từ B sang A
Câu 10:
Một dây dẫn có dòng điện chạy qua theo chiều như hình vẽ:
Tên các cực của nam châm là:
Đáp án: A
Ta có: Quy tắc bàn tay trái:Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến tay giữa hướng theo chiều dòng điện thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực điện từ.
Vận dụng quy tắc bàn tay trái, ta suy ra các đường sức từ có chiều từ dưới lên => tên các cực của nam châm như sau:
Câu 11:
Một khung dây dẫn hình chữ nhật có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường giữa hai nhánh của một nam châm hình chữ U. Khung dây sẽ quay đến vị trí nào thì dừng lại?
Đáp án: B
Khung dây sẽ quay đến vị trí mặt khung dây vuông góc với các đường sức từ thì dưng lại.
Vì: Khi mặt phẳng của khung dây vuông góc với đường sức từ thì lực từ tác dụng lên các cạnh của khung dây sẽ nằm trong mặt phẳng khung và vuông góc với các cạnh => Vì vậy, các lực này có tác dụng kéo căng (hay nén) khung dây nhưng không làm quay nó nữa.