IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1240823 câu hỏi trên 24817 trang

Hình dưới đây mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (kí kiệu từ 1 đến 6) tương ứng với 6 locus gen khác nhau chưa biết trật tự trên NST (kí hiệu từ A đến F). Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 5 thể dị hợp tử về đột biến mất đoạn NST (từ I đến V) xuất phát từ một dòng ruồi giấm mang kiểu gen đồng hợp kiểu dại ở tất cả 6 locus gen (hình vẽ dưới). Khi tiến hành lai giữa mỗi thể đột biến mất đoạn (từ I đến V) với cùng một dòng ruồi giấm đồng hợp về các đột biến lặn tại cả 6 locus gen (kí hiệu từ a đến f) thu được kết quả ở bảng dưới đây.
Hình dưới đây mô tả một đoạn NST từ tế bào tuyến nước bọt của ấu trùng ruồi giấm có 6 băng (ảnh 1)
Chú thích: Các đoạn       biểu thị phạm vi đoạn NST bị mất so với NST ruồi giấm

Các dòng đột biến mất đoạn

Các thể có kiểu gen đồng hợp

aa

bb

cc

dd

ee

ff

I

-

+

+

-

+

-

II

+

+

-

-

+

+

III

+

+

-

-

+

-

IV

-

+

+

+

-

-

V

-

-

+

+

-

+

Chú thích: Ở mỗi locus gen, kí hiệu (+) là 100% con lai có kiểu hình kiểu dại; kí hiệu (-) là con lai có 50% kiểu dại : 50% kiểu hình đột biến lặn đối với locus tương ứng.

Phân tích các dữ liệu trên, theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất đoạn NST có thể giúp xác định được các đoạn mất có chứa các locus gen.

II. Đoạn mất I chứa 3 locus A, C và F.

III. Trình tự các locus gen là C – D – F – A – E – B.

IV. Cho lai giữa hai dòng ruồi giấm đột biến III và IV, kết quả thu được 25% hợp tử không phát triển. Ta chắc chắn sẽ kết luận được hợp tử này vẫn có sức sống và sinh trưởng bình thường.