15 câu trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 16: Dãy hoạt động hoá học có đáp án
15 câu trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều Bài 16: Dãy hoạt động hoá học có đáp án
-
53 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Dãy hoạt động hóa học của kim loại không cho biết?
Đáp án đúng là: B
Do dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết: Các kim loại đứng trước Mg phản ứng mạnh với nước ở điều kiện thường tạo thành dung dịch kiềm và khí hydrogen.
Câu 2:
Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là
Đáp án đúng là: A
Dãy hoạt động hóa học của kim loại như sau: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
⇒ Dãy kim loại được sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần từ trái sang phải là K, Ca, Mg, Fe.
Câu 3:
Trong các nguyên tố sau, nguyên tố nào hoạt động hóa học mạnh nhất?
Đáp án đúng là: C
Dãy hoạt động hóa học của kim loại như sau: K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
⇒ Trong các nguyên tố đã cho, nguyên tố hoạt động hóa học mạnh nhất là Ca.
Câu 4:
Dựa vào dãy hoạt động hóa học, cho biết phản ứng nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: A
Kim loại đồng đứng trước bạc trong dãy hoạt động hóa học nên đẩy được bạc ra khỏi dung dịch muối.
2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu 5:
Trong các kim loại Cu, Pb, Ag, Al, Fe và K, có bao nhiêu kim loại phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate tạo ra kim loại?
Đáp án đúng là: B
Các kim loại phản ứng với dung dịch copper(II) sulfate tạo kim loại là Pb, Al, Fe.
Pb + CuSO4 → PbSO4 + Cu
2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Câu 6:
Thí nghiệm nào sau đây chứng minh kim loại Al hoạt động hóa học mạnh hơn Fe?
Đáp án đúng là: C
Al mạnh hơn Fe nên đẩy được Fe ra khỏi dung dịch muối FeCl2.
2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe
Câu 7:
Dãy kim loại tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 tạo ra kim loại Cu là
Đáp án đúng là: B
Trong dãy hoạt động hóa học, các kim loại đứng trước (trừ Na, K,…) đẩy kim loại đứng sau ra khỏi dung dịch muối.
⇒ Dãy kim loại tác dụng với dung dịch Cu(NO3)2 tạo ra kim loại Cu là Al, Mg, Zn.
2Al + 3Cu(NO3)2 → 2Al(NO3)3 + 3Cu
Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu
Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu
Câu 8:
Cho mẫu zinc vào bình đựng dung dịch X, thì thấy khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên. Dung dịch X là
Đáp án đúng là: C
Zinc đẩy bạc ra khỏi dung dịch muối và bạc có khối lượng nguyên tử lớn hơn zinc (108 amu > 65 amu) nên khối lượng chất rắn trong bình từ từ tăng lên.
Phương trình hóa học của phản ứng:
Zn + 2AgNO3 → Zn(NO3)2 + 2Ag
Câu 9:
Cho các phát biểu sau:
(a) Kim loại dẻo nhất là vàng.
(b) Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
(c) Tất cả các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl.
(d) Trong dãy hoạt động hóa học của kim loại, các kim loại đứng trước Mg tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
(e) Tất cả các kim loại mạnh đều đẩy được các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối.
Số phát biểu đúng là
Đáp án đúng là: C
Các phát biểu (a), (b) và (d) đúng.
Phát biểu (c) sai. Các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học phản ứng với dung dịch acid giải phóng khí hydrogen.
Phát biểu (e) sai. Các kim loại mạnh (trừ Na, K,…) đẩy được kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối.
Câu 10:
Có 4 kim loại X, Y, Z, T. Biết Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl; T phản ứng mãnh liệt với nước ở nhiệt độ thường còn Z thì không; Y đẩy được X ra khỏi dung dịch muối của X. Thứ tự hoạt động hóa học của kim loại giảm dần như sau:
Đáp án đúng là: D
Z và T tan trong dung dịch HCl, X và Y không tan trong dung dịch HCl Z và T mạnh hơn X và Y.
T phản ứng với nước T > Z.
Y đẩy X ra khỏi dung dịch muối của X Y > X.
Vậy thứ tự hoạt động hóa học của kim loại giảm dần như sau: T, Z, Y, X.