IMG-LOGO

Đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)

  • 4655 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào là phản ứng thế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

® Phản ứng Mg + 2HCl ® MgCl2 + H2 là phản ứng thế

Câu 2:

Hợp chất nào sau đây là bazơ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (-OH).

® KOH là bazơ


Câu 3:

Dung dịch là hỗn hợp

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của dung môi và chất tan.


Câu 4:

Chất khí nào nhẹ nhất trong các chất khí sau?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

MCO2= 12 + 2.16 = 44 (g/mol)

MSO2= 32 + 2.16 = 64 (g/mol)

MN2= 2.14 = 28 (g/mol)

MH2S= 2.1 + 32 = 34 (g/mol)

® Khí N2 là khí nhẹ nhất trong bốn khí CO2, SO2, N2, H2S vì có khối lượng mol nhỏ nhất.


Câu 5:

Chất được dùng để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong phòng thí nghiệm, oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị nhiệt phân hủy ở nhiệt độ cao như KClO3, KMnO4

2KMnO4 toK2MnO4 + MnO2 + O2


Câu 6:

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.


Câu 7:

Dãy gồm các chất tác dụng với nước là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nước có thể tác dụng với một số kim loại như Na, K, Ca, ... ở nhiệt độ thường

2Na + 2H2O ® 2NaOH + H2

Nước có thể hóa hợp với một số oxit bazơ như Na2O, K2O, ... tạo thành dung dịch bazơ

CaO + H2O ® Ca(OH)2

Nước có thể hóa hợp với một số oxit axit như P2O5, SO2, ... tạo thành dung dịch bazơ

SO2 + H2O  H2SO3

® Dãy gồm các chất tác dụng với nước là Na, SO2, CaO.


Câu 8:

Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí, đặt úp miệng lọ thu khí là vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

MH2= 2 (g/mol)

Mkk 29 (g/mol)

® Khí hiđro nhẹ hơn không khí

® Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí, đặt úp miệng lọ

Câu 9:

Hãy viết công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol/lít. Trong đó chỉ rõ các đại lượng có trong công thức.

Xem đáp án

Công thức tính nồng độ phần trăm: C% = mctmdd.100%

Trong đó:

mct: là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam.

mdd: là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam.

Công thức tính nồng độ mol/lít: CM = nV(mol/l)

Trong đó:

n: là số mol chất tan

V: là thể tích dung dịch, biểu thị bằng lít (l)


Câu 10:

a) Gọi tên của những chất có công thức hóa học sau: FeCl3, H2SO4.

b) Hoàn thành phương trình hóa học sau và cho biết thuộc loại phản ứng nào?

P + ... ® P2O5

Xem đáp án

a) FeCl3: sắt(III) clorua

H2SO4: axit sunfuric

b) 4P + 5O2 to 2P2O5

Phản ứng trên từ hai chất ban đầu sinh ra một chất mới nên đây là phản ứng hóa hợp.


Câu 11:

Cho 42 gam sắt (Fe) tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric (HCl)

a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

b) Tính thể tích khí hiđro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn.

c) Nếu cho lượng sắt trên tác dụng với 73 gam dung dịch axit clohiđric thì chất nào còn dư sau phản ứng và dư bao nhiêu gam?

Xem đáp án

a) Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2

b) nFe = 4256= 0,75 (mol)

Theo phương trình phản ứng: nH2 = nFe = 0,75 (mol)

VH2= 0,75.22,4 = 16,8 (l)

c) nHCl = 7336,5= 2 (mol)

Fe + 2HCl ® FeCl2 + H2

Ta thấy: nFe1= 0,75 < nHCl2= 1

® Fe hết, HCl dư ® Tính theo số mol chất hết là Fe

Theo phương trình phản ứng: nHCl (phản ứng) = 2nFe = 2.0,75 = 1,5 (mol)

® nHCl (dư) = 2 – 1,5 = 0,5 (mol)

mHCl (dư) = 0,5.36,5 = 18,25 (g)


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương