IMG-LOGO

Đề kiểm tra cuối kì 2 Hóa 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 15)

  • 4666 lượt thi

  • 17 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Cho 13g Zn tác dụng vừa đủ với 200g dung dịch HCl. Nồng độ phần trăm của dung dịch HCl

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

nZn  = 1365 = 0,2 (mol)

Theo phương trình: nHCl = 2nZn = 2.0,2 = 0,4 (mol)

mHCl = 0,4.36,5 = 14,6 (g)

C%HCl = 14,6200100%=7,3% 

Vậy nồng độ phần trăm của dung dịch HCl là 7,3 %.


Câu 3:

Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

FeO + H2 Fe + H2O có nguyên tử H thay thế nguyên tử Fe trong FeO

Zn +2HCl ZnCl2 +H2 có nguyên tử Zn thay thế nguyên tử H trong HCl

Fe + CuSO4 FeSO4 +Cu có nguyên tử Fe thay thế nguyên tử Cu trong CuSO4

Vậy phản ứng không phải phản ứng thế là Ca(OH)2 + CO2 CaCO3 +H2O.


Câu 4:

Trong số các chất có công thức hoá học dưới đây, chất nào làm quỳ tím hoá đỏ:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dung dịch axit H2SO4 làm quỳ tím chuyển màu đỏ.


Câu 5:

Thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) khi cho kẽm tác dụng hết với 9,8g axit sunfuric là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2

nH2SO4 = 9,898 = 0,1 (mol)

Theo phương trình: nH2 =  nH2SO4= 0,1 (mol)

VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 (l)


Câu 6:

Các câu sau, câu nào đúng khi định nghĩa dung dịch?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Định nghĩa dung dịch: Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất của chất tan và dung môi.


Câu 7:

Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Ngược lại khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước đều giảm.


Câu 8:

Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm axit:
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Phân tử axit gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Do đó, ta có:

HNO3, KOH chỉ có HNO3 là axit

BaO, HCl chỉ có HCl là axit

H3PO4, H2SO4 đều là axit

SO3, NaOH không có chất nào là axit.


Câu 9:

Dãy chất nào chỉ toàn bao gồm muối:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit.

Dãy chất chỉ toàn bao gồm muối là: MgCl, Na2SO4, Ca(NO3)2.


Câu 10:

Ở 20°C hoà tan 40g KNO3 vào trong 95g nước thì được dung dịch bão hoà. Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20°C là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Độ tan của KNO3 ở nhiệt độ 20°C là SKNO320°C = 409510042,1 (g)


Câu 11:

Câu nào đúng khi nói về nồng độ phần trăm?

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Nồng độ phần trăm là nồng độ cho biết: số gam chất tan có trong 100g dung dịch.


Câu 12:

Ở 20°C, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g. Nồng độ % của dung dịch muối ăn bão hoà ở 20°C là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ở 20°C, độ tan của dung dịch muối ăn là 36g tức là cứ 100g nước có 26g muối ăn.

mdd = mH2O + mmuối ăn = 100 + 36 = 136 (g)

C% = mctmdd100%=36136100%26,47% 


Câu 13:

Tất cả các kim loại trong dãy nào sau đây tác dụng được với H2O ở nhiệt độ thường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Dãy gồm các kim loại tác dụng với nước ở điều kiện thường là: K, Na, Ca, Ba.


Câu 14:

Oxit nào sau đây không tác dụng với nước ở điều kiện thường?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Oxit CuO không tác dụng với nước ở điều kiện thường.


Câu 15:

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ.


Câu 16:

Cho sắt tác dụng với 200ml dung dịch H­­2SO4 2M:

a. Tính thể tích hidro sinh ra (đktc)

b. Tính khối lượng muối sắt tạo thành.

c. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng.

Xem đáp án

Phương trình hóa học: Fe + H2SO4 FeSO4 + H2

Đổi 200ml = 0,2 l

nH2SO4 = 2.0,2 = 0,4 (mol)

a) Theo phương trình: nH2= nH2SO4 = 0,4 (mol)

VH2= 0,4.22,4 = 8,96 (l)

Vậy thể tích hiđro sinh ra (đktc) là 8,96 lít.

b) Theo phương trình: nFeSO4= nH2SO4 = 0,4 (mol)

mFeSO4= 0,4.(56 + 32 + 16.4) = 60,8 (g)

Vậy khối lượng muối sắt tạo thành là 60,8g

c) Theo phương trình: nFe= nH2SO4 = 0,4 (mol)

mFe = 0,4.56 = 22,4 (g)

Vậy khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là 22,4g


Câu 17:

Cho 11,2g sắt tác dụng vừa đủ với 182,5 gam dung dịch HCl đến khi phản ứng kết thúc thu được muối sắt(II) clorua và V lít khí (đktc)?

a. Tính khối lượng muối thu được.

b. Tính V?

c. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng?

Xem đáp án

Phương trình: Fe + 2HCl FeCl2 + H2

nFe = 11,256 = 0,2 (mol)

a) Theo phương trình: nFeCl2 = nFe = 0,2 (mol)

mFeCl2 = 0,2.(56 + 35,5.2) = 25,4 (g)

b) Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,2 (mol)

VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 (l)

Vậy V = 4,48 lít

c) Theo phương trình: nHCl = 2nFe = 0,4 (mol)

mHCl = 0,4.36,5 = 14,6 (g)

C%HCl = 14,6182,5100% = 8%

Nồng độ phần trăm của dung dịch axit đã dùng là 8%


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương