Đề kiểm tra giữa kì 2 Tiếng Việt lớp 4 KNTT có đáp án (Đề 2)
-
269 lượt thi
-
9 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 2:
Câu 3:
Câu 6:
Hãy sắp xếp các từ sau vào bảng thích hợp và cho biết cách viết hoa của tên người khác gì so với cách viết hoa của tên cơ quan tổ chức:
Phạm Văn Đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Y tế Thế giới, Qũy Nhi đồng Liên hợp quốc, Hồ Chí Minh, Võ Thị Sáu. |
Tên người |
Tên cơ quan, tổ chức |
|
|
Khi viết tên người cần viết hoa các chữ cái đầu trong tên. Còn khi viết tên cơ quan, tổ chức cần viết hoa chữ cái đầu của từng bộ phận tạo thành tên.
Câu 7:
Dựa vào các bức tranh sau, em hãy:
a) Đặt một câu kể:
b) Đặt một câu hỏi:
a) Ông dạy em cách trồng cây.
b) Bạn nhỏ đang làm gì?
Câu 8:
Nghe – viết
NGƯỜI MẠNH NHẤT HÀNH TINH
(trích)
Va-len-tin Di-cun là diễn viên xiếc người Nga, biểu diễn những động tác nhào lộn trên đu bay. Một lần đang biểu diễn trên độ cao 150 mét, bỗng miếng đệm thép của thiết bị đu bị gãy, Va-len-tin cùng thiết bị lao thẳng xuống đất. Một tuần sau anh tỉnh lại trong phòng cấp cứu và biết rằng xương sống của anh đã gãy.
(Theo Hoàng Phương)
- Viết đúng kiểu chữ thường, cỡ nhỏ (0,5 điểm):
0,5 điểm: viết đúng kiểu chữ thường và cỡ nhỏ.
0,25 điểm: viết chưa đúng kiểu chữ hoặc không đúng cỡ chữ nhỏ.
- Viết đúng chính tả các từ ngữ, dấu câu (3 điểm):
Viết đúng chính tả, đủ, đúng dấu: 3 điểm
2 điểm: nếu có 0 - 4 lỗi;
Tùy từng mức độ sai để trừ dần điểm.
- Trình bày (0,5 điểm):
0,5 điểm: nếu trình bày đúng theo mẫu, chữ viết sạch và rõ ràng.
0,25 điểm: nếu trình bày không theo mẫu hoặc chữ viết không rõ nét, bài tẩy xóa vài chỗ.
Câu 9:
- Trình bày dưới dạng một bài văn, thuật lại một việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm, câu văn viết đủ ý, trình bày bài sạch đẹp, rõ ràng: 6 điểm.
- Tùy từng mức độ bài viết trừ dần điểm nếu bài viết không đủ ý, trình bài xấu, không đúng nội dung yêu cầu.
Gợi ý chi tiết:
Lời mở đầu:
- Giới thiệu việc tốt mà em hoặc bạn bè, người thân đã làm.
Viết hướng dẫn sử dụng:
- Việc làm tốt đó là gì?
- Thời gian và địa điểm diễn ra công việc đó?
- Có bao nhiêu người hay chỉ mình em tham gia?
- Có người khác chứng kiến hay không?
- Kết quả của việc đó như thế nào?
- Tâm trạng của người được giúp đỡ như thế nào?
- Em có cảm nhận gì khi làm công việc đó?
Lời kết:
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về việc làm việc tốt đó và đưa ra những dự định sau này của em.
Bài làm tham khảo
Câu ca dao “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” luôn nhắc nhở em và các bạn phải yêu thương và giúp đỡ người khác. Chủ nhật vừa qua trường em đã tham gia hoạt động tình nguyện giúp đỡ cho em nghèo khó khăn trên địa bàn xã.
Sáng chủ nhật tuần trước lớp em đã bắt đầu hoạt động từ thiện. Chúng em và cô giáo đã mang theo rất nhiều những bọc quần áo đã được gói cẩn thận. Ngay từ sớm các bạn và em đã được bố mẹ chờ đến điểm từ thiện và các xe tải có thùng đằng sau chở các thùng sách và quần áo.
Khi tới Ủy ban xã lớp chúng em đã được chia thành những nhóm nhỏ và cùng với phụ huynh chúng em đến nhà của các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Khi được tiếp xúc với những hoàn cảnh khó khăn chúng em mới thấy bản thân mình còn may mắn hơn rất nhiều những người khác và đầy đủ hơn. Rất nhiều có bạn vì nhà nghèo mà không có tiền mua sách giáo khoa nên chúng em đã tặng bạn một bộ sách giáo khoa để bạn học tập tốt hơn. Có bạn thì không có quần áo ấm để mặc chúng em để tặng bạn những chiếc áo bông, áo phao ấm.
Được tặng những món quà thiết thực cho các bạn em cảm thấy vui hơn. Em cảm thông hơn với những người bạn cùng độ tuổi nhưng có số phận và hoàn cảnh khác biệt. Em cảm thấy khâm phục trước nghị lực vươn lên trong cuộc sống và sự cố gắng của các bạn. Dù có khó khăn nhưng vẫn luôn chăm chỉ học hành. Đối với bản thân em và động từ thiện này rất có ý nghĩa. Điều đó thể hiện tấm lòng tương thân tương ái.