Đề kiểm tra học kì 2 Vật lí 9 có đáp án (Mới nhất) (Đề 19)
-
3821 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ta có tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi
Đáp án đúng là: A
Khi góc tới bằng 0⁰ thì góc khúc xạ bằng 0⁰, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
=> Tia tới và tia khúc xạ trùng nhau khi góc tới bằng 0⁰.
Câu 2:
Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành
Đáp án đúng là: B
Một chùm tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho chùm tia ló hội tụ tại tiêu điểm của thấu kính.
Câu 3:
Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính. Ảnh A’B’
Đáp án đúng là: D
Trong thấu kính hội tụ, ta có ảnh và vật nằm về cùng một phía so với thấu kính
=> ảnh A’B’ là ảnh ảo và cùng chiều với vật.
Câu 4:
Trong điều kiện nào sau đây, nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn?
Đáp án đúng là: B
Nhà máy thủy điện cho công suất phát điện lớn hơn trong mùa mưa, khi hồ đầy nước.
Câu 5:
Nguồn sáng nào dưới đây phát ra ánh sáng màu?
Đáp án đúng là: A
Nguồn phát ánh sáng màu là đèn LED.
Câu 6:
Lăng kính là
Đáp án đúng là: A
Lăng kính là một khối trong suốt hình lăng trụ tam giác.
Câu 7:
Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào không tạo ra được ánh sáng trắng?
Đáp án đúng là: C
- Trộn hai ánh sáng màu với nhau ta thu được ánh sáng màu khác.
- Khi hoàn toàn không có ánh sáng thì ta thấy tối, tức là thấy màu đen.
- Đặc biệt:
+ Khi trộn các ánh sáng đỏ, xanh lục và xanh lam với nhau => ánh sáng trắng.
Ba màu đỏ, lục, lam là ba màu cơ bản của ánh sáng.
+ Khi trộn các ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lục ta được màu vàng.
+ Khi trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng xanh lam ta được màu đỏ đen sậm.
+ Khi trộn các ánh sáng xanh lục với ánh sáng xanh lam ta được màu xanh thẫm.
+ Khi trộn các ánh sáng có màu từ đỏ đến tím lại với nhau ta cũng được ánh sáng trắng.
Câu 8:
Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng?
Đáp án đúng là: D
+ Khi ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
+ Khi ánh sáng truyền từ nước sang không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
=> Tùy từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn.
Câu 9:
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng
Đáp án đúng là: D
Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 10:
Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ, ta thấy
Đáp án đúng là: C
Dùng thấu kính phân kì quan sát dòng chữ thấy nhỏ hơn so với khi nhìn bình thường.
Câu 11:
Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải có các bộ phận chính nào để có thể tạo ra dòng điện?
Đáp án đúng là: C
Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn.
Câu 12:
Trong máy biến thể
Đáp án đúng là: C
Máy biến thế có cuộn dây đưa điện vào là cuộn sơ cấp và cuộn dây lấy điện ra là cuộn thứ cấp.
Câu 13:
Tiêu điểm của thấu kính hội tụ có đặc điểm
Đáp án đúng là: D
Mỗi thấu kính có hai tiêu điểm nằm về hai phía của thấu kính, cách đều quang tâm => Hai tiêu điểm đối xứng nhau qua thấu kính.
Câu 14:
Đối với thấu kính phân kì, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính
Đáp án đúng là: B
Đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì:
- Vật sáng đặt ở mọi vị trí trước thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều, nhỏ hơn vật và luôn nằm trong khoảng tiêu cự của thấu kính.
- Vật đặt rất xa thấu kính, ảnh ảo của vật có vị trí cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự.
Nếu đưa vật ra xa thấu kính nhưng theo phương song song với trục chính thì ảnh nhỏ dần và xa thấu kính dần.
- Vật đặt sát thấu kính cho ảnh ảo bằng vật.
Câu 15:
Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí
Đáp án đúng là: C
Ảnh của một vật trong máy ảnh nằm trên phim.
Câu 16:
Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như
Đáp án đúng là: C
Thể thủy tinh là một thấu kính hội tụ bằng một chất trong suốt và mềm.
Câu 17:
Tác dụng của kính lão là để
Đáp án đúng là: B
Kính lão là kính hội tụ. Mắt lão phải đeo kính hội tụ để nhìn rõ những vật ở gần.
Câu 18:
Dùng kính lúp có số bội giác 4x và kính lúp có số bội giác 5x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì
Đáp án đúng là: B
Kính lúp có độ bội giác càng lớn thì quan sát ảnh càng lớn.
=> Kính lúp có độ bội giác 4x thấy ảnh nhỏ hơn kính lúp có số bội giác 5x.
Câu 19:
Tác dụng nào sau đây không phải do ánh sáng gây ra?
Đáp án đúng là: C
Ánh sáng có tác dụng nhiệt, tác dụng sinh học và tác dụng quang điện.
=> Tác dụng từ không phải do ánh sáng gây ra.
Câu 20:
Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối
Đáp án đúng là: B
Trong tác dụng nhiệt của ánh sáng thì các vật có màu tối hấp thụ năng lượng ánh sáng mạnh hơn các vật có màu sáng.
=> Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặc quần áo màu tối vì quần áo màu tối hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng.
Câu 21:
Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
Đáp án đúng là: B
Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 22:
Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có
Đáp án đúng là: B
Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa, được làm bằng vật liệu trong suốt (thường là thủy tinh hoặc nhựa).
Câu 23:
Cho một thấu kính có tiêu cự là 20 cm. Độ dài FF’ giữa hai tiêu điểm của thấu kính là
Đáp án đúng là: C
OF = OF′ = f - tiêu cự của thấu kính.
Suy ra: FF′ = 2f = 2.20 = 40 cm.
Câu 24:
Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai?
Đáp án đúng là: D
Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 25:
Đặt ngón tay trước một thấu kính, rồi đặt mắt sau thấu kính ta thấy một ảnh lớn hơn chính ngón tay đó cùng chiều với ngón tay đó. Ảnh đó là ảnh thật hay ảnh ảo? Thấu kính là hội tụ hay phân kì?
Đáp án đúng là: B
Ảnh lớn hơn vật và cùng chiều với vật nên thấu kính đó là thấu kính hội tụ và ảnh đó là ảnh ảo.
Câu 26:
Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để
Đáp án đúng là: C
Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. Vật càng gần ống kính thì ảnh trên phim càng to.
Câu 27:
Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách
Đáp án đúng là: C
Để nhìn rõ các vật ở các vị trí xa gần khác nhau thì mắt phải điều tiết để ảnh hiện rõ trên màng lưới bằng cách co giãn thể thủy tinh (thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh).
Câu 28:
Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng
Đáp án đúng là: C
Khoảng cách từ điểm Cc đến Cv gọi là giới hạn nhìn rõ của mắt.
=> Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng giới hạn nhìn rõ này.
Câu 29:
Có thể dùng kính lúp để quan sát
Đáp án đúng là: C
Kính lúp là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ.
A - chỉ cần dùng mắt bình thường quan sát.
B - cần dùng kính hiển vi để quan sát.
C - dùng kính lúp.
D - dùng kính siêu hiển vi để quan sát.
Câu 30:
Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu
Đáp án đúng là: B
Chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu ta sẽ thu được ánh sáng có màu của tấm lọc.
=> Chiếu ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló sẽ có màu tím.
Câu 31:
Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?
Đáp án đúng là: B
Chiếu tia sáng trắng nghiêng góc vào một gương phẳng ánh sáng trắng không bị phân tích mà chỉ bị phản xạ.
Câu 32:
Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ là
Đáp án đúng là: B
Sự khác nhau giữa ảnh thật và ảnh ảo ở thấu kính hội tụ là:
+ Ảnh thật luôn ngược chiều với vật.
+ Ảnh ảo luôn cùng chiều với vật.
+ Ảnh thật có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng vật.
+ Ảnh ảo luôn lớn hơn vật.
Câu 33:
Thấu kính phân kì là loại thấu kính
Đáp án đúng là: A
Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa.
Câu 34:
Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho
Đáp án đúng là: C
Vật ở rất xa thấu kính hội tụ thì cho ảnh thật có vị trí d′ = OF′ nằm ở tiêu điểm ảnh của vật kính.
=> Cần điều chỉnh vật kính sao cho tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim.
Câu 35:
Bộ phận quan trọng nhất của mắt là
Đáp án đúng là: B
Mắt có nhiều bộ phận. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là: thể thủy tinh và màng lưới (còn gọi là võng mạc).
Câu 36:
Trường hợp nào dưới đây vật không có năng lượng?
Đáp án đúng là: A
Ta nhận biết được 1 vật có năng lượng khi vật đó có khả năng thực hiện công (cơ năng) hay làm nóng các vật khác (nhiệt năng).
=> Trường hợp tảng đá nằm trên mặt đất không có năng lượng.
Câu 37:
Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là
Đáp án đúng là: C
Tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là hơi nước.
Câu 38:
Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
Đáp án đúng là: D
Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
Câu 39:
Trong thí nghiệm bố trí như hình vẽ, biết rằng khi đưa nam châm từ ngoài vào trong lòng cuộn dây thì đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng. Khi kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây thì đèn LED màu đỏ không sáng, đèn LED màu vàng sáng. Hỏi khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì điều gì xảy ra?
Đáp án đúng là: A
Khi đưa cuộn dây lại gần nam châm thì tương đương việc đưa nam châm lại gần cuộn dây nên đèn LED màu đỏ sáng, đèn LED màu vàng không sáng.