Đề thi cuối kì 1 Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo có đáp án (đề 15)
-
107 lượt thi
-
6 câu hỏi
-
90 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Dựa vào đâu em biết được điều đó? (1,0 điểm)
- Bài thơ trên được viết theo thể thơ lục bát
- Dấu hiệu:
+ Có dòng 6 tiếng là dòng lục, có dòng 8 tiếng là dòng bát
+ Có chữ thứ 6 trong dòng lục vần với chữ thứ 6 trong dòng bát, chữ thứ 8 trong dòng bát vần với chữ thứ 6 trong dòng lục tiếp theo.
+ Có cách ngắt nhịp chẵn
Lưu ý: Học sinh trả lời đúng thể “thơ lục bát” sẽ được 0,5 điểm. Dấu hiệu: học sinh nêu được 2 trong 3 ý trên sẽ được trọn điểmCâu 2:
Em hãy chỉ 2 cặp gieo vần có trong khổ thơ sau (0,5 điểm)
“Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng”
“Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng”
Gieo vần có trong khổ thơ: quê-về, đa-gà, gà-nga
Lưu ý: Học sinh trả lời đúng 02 trong 03 cặp gieo vần trên thì sẽ được trọn điểmCâu 3:
Tìm một hình ảnh mà em yêu thích có trong khổ thơ sau và cho biết lí do chọn lựa của em? (1,5 điểm)
Quê hương là cánh đồng vàng,
Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều.
Quê hương là dáng mẹ yêu,
Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.
- Học sinh chỉ ra một hình ảnh có trong khổ thơ trên: cánh đồng vàng, mênh mang trời chiều, dáng mẹ yêu, áo nâu nón lá liêu xiêu đi về.
- Lí giải lựa chọn của mình:
Gợi ý: Hình ảnh trên cho thấy cảnh thanh bình của quê hương, quê hương hiện lên với những hình ảnh vô cùng giản dị và gần gũi thân quen….
Lưu ý: Học sinh chỉ ra một hình ảnh có trong đoạn trích và lí giải nếu phù hợp có cảm xúc thì giáo viên xem xét cho điểm cho điểmCâu 4:
Nêu tác dụng của biện pháp điệp ngữ có trong khổ thơ sau: (1,0 điểm)
Quê hương là phiên chợ quê
Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa
Quê hương là một tiếng gà
Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng
Tác dụng của biện pháp điệp có trong đoạn trích:
- Nhấn mạnh quê hương là những điều thân quen, gần gũi trong đời sống thường ngày.
- Tạo nhịp điệu cho câu thơ
Lưu ý: Học sinh trả lời đúng được 1 trong 2 tác dụng trên hoặc có sự diễn đạt khác điều được trọn điểm.Câu 5:
Qua đoạn trích gợi lên cho em tình cảm, cảm xúc gì đối với quê hương em? (Học sinh trả lời 3-4 câu) (2,0 điểm)
Qua đoạn trích trên gợi cho em những tình cảm, cảm xúc đối với quê hương là:
- Quê hương - nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, mảnh đất cho ta sự sống sẽ ghi dấu lại những kỉ niệm của ta.
- Mỗi người có một quê hương, mỗi quê hương có một bản sắc khác nhau nuôi dưỡng nên những tâm hồn con người khác nhau vô cùng phong phú.
- Chúng ta cần biết yêu quý, tự hào về mãnh đất quê hương của mình. Mỗi cá nhân cần bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng tốt đẹp hơn.
Lưu ý: Đây là câu hỏi sáng tạo. Học sinh có thể chọn cách trả lời khác, miễn sao diễn đạt mạch lạc, thuyết phục thì giáo viên cho điểm.Câu 6:
PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)
John Quincy Adams đã từng nói “Từ trải nghiệm của quá khứ chúng ta rút ra bài học dẫn đường cho tương lai”. Thật vậy những trải nghiệm trong đời sẽ giúp ta được trưởng thành hơn trong tương lai.
Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân.
PHẦN II. VIẾT
|
PHẦN VIẾT: “Em hãy viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân” |
4.0
|
a. Mở bài: - Dùng ngôi kể thứ nhất để kể - Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm - Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc |
0,5 |
|
b. Thân bài: |
|
|
- Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện |
0.5 |
|
- Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan |
1,0 |
|
- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí, rõ ràng |
1,0 |
|
- Kết hợp kể và tả |
0,5 |
|
c. Kết bài: Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân |
0,5 |