Đề thi Học kì 1 Địa Lí 8 (Đề 1)
-
4068 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần trắc nghiệm
Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến:
Châu Á kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích đạo, tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn. Đây là châu lục rộng lớn nhất thế giới.
Chọn: A.
Câu 2:
Tại sao châu Á có nhiều đới khí hậu?
Châu Á có nhiều đới khí hậu là do lãnh thổ trải dài từ cực Bắc đến xích đạo. Ngoài ra trong các đới khí hậu lại có nhiều kiểu khí hậu là do lãnh thổ rộng lớn, các sơn nguyên, cao nguyên và các dãy núi ngăn cản ảnh hưởng của biển xâm nhập sâu vào nội địa.
Chọn: C.
Câu 3:
Khu vực nào ở châu Á sông ngòi kém phát triển nhất?
Tây Nam Á và Trung Á là những khu vực thuộc khí hậu lục địa khô hạn nên sông ngòi kém phát triển.
Chọn: D.
Câu 4:
Hướng gió chính nào sau đây là hướng gió vào mùa hạ ở Khu vực Nam Á?
Hướng gió chính vào mùa hạ ở khu vực Nam Á là hướng Tây Nam.
Chọn: A.
Câu 5:
Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại quốc gia nào?
Hồi giáo là một trong những tôn giáo lớn ở Châu Á ra đời tại A-rập-xê-út vào thế kỉ VII sau công nguyên.
Chọn: C.
Câu 6:
Nước nào sau đây có diện tích lớn nhất ở Châu Á?
Ba nước có diện tích lớn nhất châu Á là Liên Bang Nga (13,1 triệu – 17,1 triệu nếu tính cả lãnh thổ châu Âu), Trung Quốc (9,6 triệu ) và Ấn Độ (khoảng 3,3 triệu ).
Chọn: B.
Câu 7:
Những quốc gia nào được xem là con rồng của châu Á?
Những nước được xem là nước công nghiệp mới, con rồng Châu Á là Trung Quốc, Ấn Độ, Malayxia và Thái Lan.
Chọn: C.
Câu 8:
Nước nào trong các nước dưới đây khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á?
Nước khai thác và xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất Châu Á là A-rập-xê-út.
Chọn: B.
Câu 9:
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là:
Sản xuất công nghiệp của các nước châu Á có đặc điểm chung là rất đa dạng nhưng phát triển chưa đều.
Chọn: A.
Câu 10:
Sông nào bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông rồi đổ ra biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông?
Sông Hoàng Hà và sông Trường Giang là hai con sông bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng chảy về phía đông rồi đổ ra biển Hoàng Hải và biển Hoa Đông.
Chọn: C.
Câu 11:
Phần tự luận
Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào? Nêu đặc điểm chung của đới khí hậu đó?
Đáp án
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. (1 điểm)
- Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên 21°C, lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí rất cao (trên 80%). (0,75 điểm)
+ Khí hậu nước ta chia thành hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa gió: mùa đông lạnh khô với gió mùa đông bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa tây nam. (0,75 điểm)
+ Tính chất đa dạng và thất thường: Khí hậu nước ta phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta rất thất thường, biến động mạnh, có năm rét sớm, năm rét muộn, năm mưa nhiều, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão,... (1 điểm)
Câu 12:
Giải thích tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á?
Đáp án
- Nhật Bản sớm thực hiện công cuộc cải cách đổi mới nền kinh tế vào cuối thế kỉ XIX. (0,5 điểm)
- Mở rộng quan hệ với các nước phương Tây. (0,5 điểm)
- Xóa bỏ chế độ phong kiến, tạo đà cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. (0,5 điểm)