Đề thi Học kì 1 Địa Lí 8 (Đề 4)
-
4112 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần trắc nghiệm
Châu Á là châu lục có diện tích rộng thứ mấy trên thế giới?
Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu km2, chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km.
Chọn: A.
Câu 2:
Quốc gia nào sau đây nằm trong đới khí hậu xích đạo?
In-đô-nê-xi-a là quốc gia duy nhất nằm ở châu Á có khí hậu xích đạo (xem lược đồ các đới khi hậu châu Á SGK/7).
Chọn: D.
Câu 3:
Đới cảnh quan tự nhiên nào phổ biến ở Bắc Á?
Đới cảnh quan tự nhiên phổ biến ở Bắc Á là đài nguyên (xem lược đồ các đới cảnh quan tự nhiên châu Á SGK/11).
Chọn: B.
Câu 4:
Thành phố nào sau đây lớn nhất châu Á?
Tokyo là thành phố lớn nhất châu Á và Tokyo là thành phố của đô la, cảm giác. Tokyo được xếp vào những thành phố lớn nhất thế giới trong nhiều thế kỷ này. Điều này cũng dễ dàng thấy được qua cách quản lý thông minh hiệu quả trong hầu hết các lĩnh vực như: phân phối dịch vụ, giáo dục đào tạo, giao thông,...
Chọn: C.
Câu 5:
Ở Đông Nam Á về mùa hạ từ trung tâm áp cao nào đến áp thấp nào?
Ở Đông Nam Á về mùa hạ từ trung tâm áp cao Nam Ô-xtrây-li-a đến áp thấp I Ran.
Chọn: A.
Câu 6:
Châu Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số như thế nào?
Châu Á có tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số bằng với mức trung bình năm của thế giới.
Chọn: C.
Câu 7:
Nhận định nào không đúng với nền kinh tế các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai?
Nền kinh tế các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai có nhiều chuyển biến mạnh mẽ.
Chọn: C.
Câu 8:
Dựa vào nguồn tài nguyên nào mà một số nước Tây nam Á trở thành những nước có đời sống cao?
Dựa vào nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt mà một số nước Tây nam Á trở thành những nước có đời sống cao như Ả Rập-Xê ut, I ran, Cô-oet,…
Chọn: C.
Câu 9:
Quốc gia nào khu vực Tây Nam Á có dầu mỏ lớn nhất?
Ả Rập-Xê ut là quốc gia có dầu mỏ lớn nhất khu vực Tây Nam Á.
Chọn: C.
Câu 10:
Đặc điểm nào không đúng với phần đất liền của khu vực Đông Á?
Đông Nam Á phần hải đảo là vùng núi trẻ thường xảy ra động đất và núi lửa.
Chọn: D.
Câu 11:
Phần tự luận
Hãy trình bày các đặc điểm về vị trí địa lí, kích thước của lãnh thổ châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu?
Đáp án
- Đặc điểm vị trí địa lí: Châu Á tiếp giáp với hai châu lục lớn là châu Âu và châu Phi, tiếp giáp với ba đại dương là Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng Dương. (1 điểm)
- Về kích thước:
+ Phần đất liền: Điểm cực Bắc là 77°44' B, điểm cực Nam là 1°16'B. (0,5 điểm)
+ Châu Á là châu lục rộng nhất thế giới. Diện tích phần đất liền khoảng 41,5 triệu , nếu tính cả diện tích các đảo phụ thuộc thì rộng khoảng 44,4 triệu ; chiều dài từ bắc đến nam là 8500 km, chiều rộng từ tây sang đông nơi lãnh thổ rộng nhất là 9200 km. (0,5 điểm)
- Ý nghĩa của vị trí và kích thước tới khí hậu: Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc tới Xích đạo làm cho lượng bức xạ Mặt Trời phân bố không đều nên châu Á có nhiều đới khí hậu. Lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng của biển và bức chắn địa hình của các dãy núi, sơn nguyên đã làm cho khí hậu châu Á có sự phân hoá. (1 điểm)
Câu 12:
Giải thích tại sao khu vực Nam Á có sự phân bố dân cư không đều?
Đáp án
- Do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Khu vực đồng bằng sông Hằng, sông Ấn và các đồng bằng ven biển có địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông đúc. Ngược lại các khu vực sơn nguyên, miền núi và hoang mạc khí hậu khô khan, đất đai để sản xuất hạn chế, địa hình đi lại khó khăn nên dân cư thưa thớt. (1 điểm)
- Do các điều kiện về kinh tế - xã hội: Dân cư thường tập trung đông đúc ở các khu vực có sự tiện lợi về giao thông, cơ sở vật chất kĩ thuật,... ở các cảng biển, đô thị và các trung tâm công nghiệp. (0,5 điểm)
- Do lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ: Đồng bằng sông Hằng và Đồng bằng sông Ấn có lịch sử định cư và khai thác lãnh thổ lâu đời, đây là một trong những cái nôi văn minh cổ của thế giới. (0,5 điểm)