Đề thi Học kì 2 Địa Lí 8 (Đề 2)
-
3463 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần trắc nghiệm
Việt Nam đang là thành viên của tổ chức quốc tế nào trong các tổ chức quốc tế dưới đây?
Hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tên viết tắt tiếng anh là ASEAN).
Chọn: C.
Câu 2:
Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh, thành phố nào ở nước ta?
Quần đảo Hoàng Sa (thuộc TP. Đà Nẵng) và Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa).
Chọn: C.
Câu 3:
Khoáng sản nào dưới đây có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta hiện nay?
Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất của vùng biển nước ta là dầu khí. Hai bể lớn nhất hiện nay là bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long.
Chọn: B.
Câu 4:
Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
Trường Sơn Bắc là vùng núi thấp, chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam với hai sường không đối xứng và có nhiều nhánh núi nằm ngang chia cắt đồng bằng duyên hải Trung Bộ.
Chọn: D.
Câu 5:
Biển Đông có khí hậu mang tính chất nào?
Nhờ Biển Đông là một vùng biển rộng lớn, kín và ấm nên khí hậu Biển Đông của Việt Nam mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.
Chọn: A.
Câu 6:
Ở nước ta thời gian mùa đông diễn ra khoảng từ:
Mùa gió Đông Bắc ở nước ta diễn ra vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và gây ra một mùa đông lạnh giá ở miền Bắc.
Chọn: B.
Câu 7:
Các sông có lũ vào các tháng 9 đến tháng 12 là sông ở khu vực nào?
Các sông ở Trung Bộ, Đông Trường Sơn có lũ từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với các tháng mưa nhiều ở khu vực này.
Chọn: C.
Câu 8:
Hệ thống sông lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á là:
Mê Công là hệ thống sông lớn nhất vùng Đông Nam Á. Chiều dài dòng chính là 4300km, chảy qua 6 quốc gia (Trung Quốc, Mianma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia và Việt Nam).
Chọn: B.
Câu 9:
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng nào?
Các hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa nước ta phát triển ở vùng đồi núi với nhiều biến thể như rừng kín thường xanh, rừng thưa rụng lá, rừng tre nứa,…
Chọn: A.
Câu 10:
Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm:
Sự phối hợp của các thành phần tự nhiên đã làm tăng thêm tính đa dạng, phức tạp của toàn bộ cảnh quan tự nhiên Việt Nam.
Chọn: C.
Câu 11:
Dựa vào bảng số liệu:
a) Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới.
b) Nêu nhận xét và giải thích vì sao khu vực châu Á, Đông Nam Á lại có thể sản xuất được nhiều những nông sản trên?
Lãnh thổ | Lúa (triệu tấn) | Mía (triệu tấn) | Cà phê (nghìn tấn) | Lợn (triệu con) | Trâu (triệu con) |
Đông Nam Á | 157 | 129 | 1 400 | 57 | 15 |
Châu Á | 427 | 547 | 1 800 | 536 | 160 |
Thế giới | 599 | 1 278 | 7 300 | 908 | 165 |
Đáp án
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu: (1 điểm)
+ Công thức: Tỷ số phần trăm của a = a/(a+b)×100(%).
+ Áp dụng công thức trên ta có:
+ Tương tự như trên, ta được bảng sau:
Bảng tỉ trọng cơ cấu cây lúa và cây cà phê của Đông Nam Á, châu Á và thế giới (%)
Lãnh thổ | Lúa | Cà phê |
Đông Nam Á | 26,2 | 19,2 |
Châu Á | 71,3 | 24,7 |
Các vùng khác | 2,5 | 26,1 |
- Vẽ biểu đồ (1 điểm)
b) Nhận xét và giải thích
- Nhận xét (0,5 điểm)
+ Châu Á có tỉ trọng lúa lớn nhất (71,3%) tiếp đến là Đông Nam Á (26,2%) và chiếm tỉ trọng nhỏ nhất là các vùng khác (2,5%).
+ Các vùng khác có tỉ trọng cà phê lớn nhất (26,1%) nhưng không chênh nhiều so với châu Á (24,7%) và Đông Nam Á (19,2%).
- Giải thích: Ở châu Á có thể sản xuất được nhiều nông sản bởi có nhiều đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển. (0,5 điểm)
Câu 12:
Trình bày những thuận lợi và khó khăn của biển Đông đối với kinh tế và đời sống của nhân dân ta?
Đáp án
- Thuận lợi: (1 điểm)
+ Biển nước ta rất giàu hải sản, có nhiều vũng, vịnh, tạo điều kiện cho nước ta phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản, phát triển giao thông vận tải trên biển.
+ Cảnh quan ven bờ tạo điều kiện phát triển du lịch.
+ Các khoáng sản như dầu khí, titan, cát trắng cung cấp nguyên liệu và vật liệu.
+ Biển còn tạo điều kiện cho phát triển nghề muối.
- Khó khăn: (1 điểm)
+ Biển nước ta rất lắm bão, gây khó khăn, nguy hiểm cho giao thông, cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân ở vùng ven biển.
+ Thuỷ triều phức tạp (chỗ nhật triều, chỗ bán nhật triều) gây khó khăn cho giao thông.
+ Đôi khi biển còn gây sóng lớn hoặc nước dâng ảnh hưởng tới đời sống nhân dân ven biển.
+ Tình trạng sụt lở bờ biển và tình trạng cát bay, cát lấn ở Duyên hải miền Trung,...