Đề thi Học kì 2 Địa Lí 8 (Đề 3)
-
3500 lượt thi
-
13 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phần trắc nghiệm
Việt Nam gắn liền với châu lục và đại dương nào?
Việt Nam thuộc châu Á và tiếp giáp với biển Thái Bình Dương ở phía Đông.
Chọn: B.
Câu 2:
Điểm cực Tây phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh nào?
Điểm cực Tây phần đất liền ở kinh độ 102°09'Đ tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
Chọn: B.
Câu 3:
Vịnh biển nào ở tỉnh Quảng Ninh được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới?
Vịnh biển đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới là Vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh.
Chọn: C.
Câu 4:
Ở miền Bắc nước ta có những đồng bằng lớn nào?
Ở miền Bắc nước ta có Đồng bằng sông Hồng là đồng bằng lớn nhất. Ngoài ra còn có một dải đồng bằng nhỏ hẹp dọc ven biển từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế.
Chọn: A.
Câu 5:
Ý nào sau đây là đặc điểm của miền khí hậu phía Bắc nước ta?
Miền khí hậu phía Bắc có giới hạn từ dãy Bạch Mã (vĩ tuyến 16°B) trở ra với có đặc điểm khí hậu là mùa đông lạnh, ít mưa, nửa cuối mùa đông rất ẩm ướt và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
Chọn: D.
Câu 6:
Cuối mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có hiện tượng nào dưới đây?
Do nước ta chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên tiết trời của miền Bắc vào đầu mùa đông se lạnh, khô và cuối đông thường ẩm, mưa phùn.
Chọn: B.
Câu 7:
Trong số các sông dưới đây sông nào không chảy theo hướng vòng cung?
Các con sông ở Việt Nam chạy theo hướng vòng cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Lô, sông Gâm,…
Chọn: C.
Câu 8:
Các loại cây lương thực phù hợp với loại đất nào?
Đất phù sa là đất có độ mùn cao, giàu dinh dưỡng rất thích hợp trồng các loại cây lương thực, đặc biệt là lúa nước.
Chọn: A.
Câu 9:
Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia nào dưới đây?
Khu bảo tồn thiên nhiên đầu tiên ở nước ta là vườn quốc gia Cúc Phương ở tỉnh Ninh Bình.
Chọn: D.
Câu 10:
Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ của nước ta là:
Vị trí và phạm vi lãnh thổ Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ bao gồm đồi núi tả ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ.
Chọn: B.
Câu 11:
Phần tự luận
Em hãy cho biết các nước ASEAN có nhũng thuận lợi gì để hợp tác phát triển kinh tế?
Đáp án
- Các nước ASEAN có vị trí địa lí thuận lợi cho phát triển kinh tế, cũng như thuận lợi cho việc mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế - xã hội giữa các quốc gia. Ba nước Inđônêxia, Malaixia, Xingapo đã lập tam giác tăng trưởng kinh tế Xigiôri từ năm 1989. (0,5 điểm)
- Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước, xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ từ Việt Nam sang Campuchia, Thái Lan, Malaixia và Xingapo; từ Mianma qua Lào tới Việt Nam. Xây dựng hành lang kinh tế Đông Tây với các quốc gia: Mianma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. (0,5 điểm)
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, việc khai thác các nguồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn nhân lực cũng đòi hỏi các nước ASEAN phải có sự hợp tác. (0,5 điểm)
- Phối hợp cùng nhau bảo vệ và khai thác nguồn lợi sông Mê Công. Hợp tác trong khai thác nguồn lợi thềm lục địa và Biển Đông. (0,5 điểm)
Câu 12:
Nhân dân ta đã tiến hành những biện pháp nào để khai thác các nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ lụt?
Đáp án
Một số biện pháp khai thác nguồn lợi và hạn chế tác hại của lũ
- Xây các hồ chứa nước: Thủy lợi, thủy điện, thủy sản, du lịch (ví dụ: Hồ Hòa Bình trên sông Đà). (1 điểm)
- Chung sống với lũ tại đồng bằng sông Cửu Long: (1 điểm)
+ Tận dụng nguồn nước để thau chua rửa mặn, nuôi trồng thủy sản, phát triển giao thông, du lịch.
+ Tận dụng nguồn phù sa để bón ruộng, mở rộng đồng bằng.
+ Tận dụng thủy sản tự nhiên, cải thiện đời sống, phát triển kinh tế.
Câu 13:
Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
Đáp án
Các con sông
- Hà Nội: Nằm trên bờ sông Hồng. (0,25 điểm)
- Đà Nẵng: Nằm trên bờ sông Hàn. (0,25 điểm)
- TP. Hồ Chí Minh: Nằm trên bờ sông Sài Gòn. (0,25 điểm)
- Cần Thơ: Nằm trên bờ sông Hậu Giang. (0,25 điểm)