Bộ 15 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (đề 1)
-
3365 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 62
Giải chi tiết:
Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, Italia, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Câu 2:
Đáp án B
Phương pháp giải: phân tích.
Giải chi tiết:
Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng vẫn đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.
Câu 3:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 73
Giải chi tiết:
Trong những năm 1929 - 1933, chính phủ Rudơven cầm quyền ở Mĩ đã đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình.
Câu 4:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 59
Giải chi tiết:
Với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn, một trật tự thế giới mới đã được thiết lập, phản ánh tương quan lực lượng mới giữa các nước tư bản.
Câu 5:
Đáp án D
Phương pháp giải: liên hệ
Giải chi tiết:
Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất nước hiện nay:
- Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
- Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả chính trị và kinh tế.
- Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
- Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.Câu 6:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 72
Giải chi tiết:
Để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng, Tổng thống Rudơven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị - xã hội, được gọi chung là Chính sách mới.
Câu 7:
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 76
Giải chi tiết:
Nhằm khắc phục những hậu quả của cuộc khủng hoảng và giải quyết khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.
Câu 8:
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 60
Giải chi tiết:
Nhằm duy trì trật tự thế giới mới được thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hội Quốc liên - một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên - được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.
Câu 9:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 73
Giải chi tiết:
Trong những năm 1929 - 1933, chính phủ Rudơven cầm quyền ở Mĩ đã đề ra Chính sách láng giềng thân thiện nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh, vốn được Mĩ coi là “sân sau” của mình.Câu 10:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 32
Giải chi tiết:
Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất, lại ít thuộc địa. Năm 1882, Đức đã cùng Áo - Hung, Italia thành lập “phe Liên minh”, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.
Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành “phe Hiệp ước” (đầu thế kỉ XX).
Câu 11:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 53
Giải chi tiết:
Tháng 3/1921, Đảng Bôsêvích Nga thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.
Câu 12:
Đáp án B
Phương pháp giải: liên hệ
Giải chi tiết:
Chính sách mới của Mĩ để lại bài học về thực hiện chính sách, biện pháp phát triển kinh tế phù hợp cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay.Câu 13:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 66
Giải chi tiết:
Trong bối cảnh nước Đức rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế, các thế lực phản động hiếu chiến mở rộng ảnh hưởng trong quần chúng, đặc biệt là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã).
Câu 14:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 54
Giải chi tiết:
Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.
Câu 15:
Đáp án C
Phương pháp giải: đánh giá
Giải chi tiết:
Qua hai kế hoạch 5 năm, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một cường quốc công nghiệp xã hội chủ nghĩa. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77.4 % tổng sản phẩm quốc dân. Đây là thành tựu lớn nhất của Liên Xô trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội (1925 – 1941).
Câu 16:
Đáp án A
Phương pháp giải: đánh giá
Giải chi tiết:
Hệ thống Vécxai - Oasinhtơn phản ánh mối tương quan lực lượng giữa các nước tư bản. Các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập sự áp đặt, nô dịch đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.
=> Bản chất của hệ thống Vécxai - Oasinhtơn là sự áp đặt nô dịch của các nước đế quốc thắng trận với các nước bại trận, thuộc địa và phụ thuộc.
Câu 17:
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 72
Giải chi tiết:
Chính sách mới của Tổng thống Rudơven đã thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.
Câu 18:
Đáp án B
Phương pháp giải: so sánh
Giải chi tiết:
Điểm khác trong quá trình phát xít hóa bộ máy nhà nước của nước Đức với Nhật Bản là diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít. Còn ở Nhật Bản là diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt và chiến tranh xâm lược.Câu 19:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 54
Giải chi tiết:
Tháng 3/1921, Đảng Bôsêvích Nga thực hiện Chính sách kinh tế mới (NEP), bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệCâu 20:
Đáp án A
Phương pháp giải: đánh giá, nhận xét
Giải chi tiết:
- Mục tiêu: Lật đổ ách thống trị của phong kiến và tư sản Nga, giải phóng nhân dân.
- Lãnh đạo cách mạng: giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Bônsêvích.
- Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân.
- Hướng phát triển: Cuộc cách mạng phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn 1 đánh đổ phong kiến Nga hoàng (cách mạng Tháng Hai) và giai đoạn 2 đánh đổ giai cấp tư sản trong chính phủ lâm thời đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội.
=> Cách mạng tháng Mười là cách mạng xã hội chủ nghĩa.Câu 21:
Từ năm 1937 nước Nhật đã
Đáp án D
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 76
Giải chi tiết:
Từ năm 1937, cuộc đấu tranh trong nội bộ giới cầm quyền Nhật Bản chấm dứt, giới cầm quyền Nhật tập trung vào việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước.
Câu 22:
Đáp án D
Phương pháp giải: giải thích
Giải chi tiết:
Cách mạng tháng Mười năm 1917 bùng nổ và thắng lợi ở Nga, nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ra đời. Đây cũng là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.
Câu 23:
Đáp án A
Phương pháp giải: phân tích
Giải chi tiết:
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là cuộc khủng hoảng thừa, do sản xuất ổ ạt, cung vượt quá cầu. Cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ đã nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản, chấm dứt thời kì ổn định và tăng trưởng của CNTB. Đây là cuộc khủng hoảng kéo dài nhất trong lịch sử (4 năm từ 1929 – 1933).
Câu 24:
Đáp án D
Phương pháp giải: giải thích
Giải chi tiết:
Sở dĩ nước Nga Xô viết quyết định khôi phục kinh tế bắt đầu từ nông nghiệp do phát triển nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn nhanh hơn so với các ngành khác; cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp. Chính vì thế, Liên Xô phát triển nông nghiệp xuất phát từ những lợi thế của nguồn lực trong nước, đáp ứng nhu cầu của thế giới (nhu cầu xuất khẩu) về sản phẩm nông nghiệp.
Câu 25:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 67
Giải chi tiết:
Từ năm 1933, Chính phủ Hít-le ráo riết thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đảng phái dân chủ tiến bộ, trước hết là Đảng Cộng sản Đức.
Câu 26:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 66
Giải chi tiết:
Ngày 30 - 1 - 1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới, mở ra một thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.Câu 27:
Đáp án A
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 59
Giải chi tiết:
Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí kết ở Véc-xai - Oa-sinh-tơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.
Câu 28:
Đáp án C
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 76
Giải chi tiết:
Cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. Sản xuất công nghiệp đình đốn. Khủng hoảng sảy ra nghiêm trọng nhất là trong nông nghiệp, do sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.
Câu 29:
Phương pháp giải: sgk lịch sử 11, trang 50, giải thích
Giải chi tiết:
Cuộc Cách mạng năm 1917 ở nước Nga diễn ra là một điều tất yếu bởi vì:
- Trước khi cách mạng bùng nổ, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến không chỉ làm cho đời sống nhân dân Nga ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
- Đặc biệt, từ năm 1914, nước Nga tham gia cuộc chiến tranh đế quốc và liên tiếp thất bại trên chiến trường đã khiến cho đất nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Chính phủ Nga hoàng không còn khả năng thống trị như cũ được nữa.
=> Nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ Nga hoàng.
- Cuộc cách mạng tháng Hai nổ ra đã lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng. Tuy nhiên, một tình hình chính trị phức tạp chưa từng có đã diễn ra ở nước Nga. Đó là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể tồn tại lâu dài.
- Bên cạnh đó, chính quyền tư sản lại tiếp tục tham gia vào cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
=> Đòi hỏi phải có một của cách mạng nữa để lât đổ chính phủ tư sản lâm thời, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân, đưa nước Nga bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới phi nghĩa.
=> CM tháng Mười diễn ra dưới sự lãnh đạo của Lênin và Đảng Bônsêvích với sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân.
Câu 30:
Phương pháp giải: sgk trang 66, giải thích
Giải chi tiết:
Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức vì:
- Sự bất lực của Chính phủ Đức trước những khó khăn của cuộc khủng hoảng kinh tế.
- Ảnh hưởng của Đảng Quốc xã và Hít-le đối với giới đại tư bản Đức càng ngày càng tăng.
- Đảng Xã hội dân chủ Đức từ chối đề nghị hợp tác với những người cộng sản để thành lập Mặt trận thống nhất chống chủ nghĩa phát xít.
- Nước Đức có đặc trưng là quân phiệt, hiếu chiến. Trong lịch sử, nước Đức được thống nhất bằng cuộc cách mạng “sắt và máu”.