Thứ sáu, 03/01/2025
IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (đề 5)

  • 3356 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đầu thế kỷ XX, đứng đầu nhà nước quân chủ chuyên chế ở Nga là ai?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 48.

Giải chi tiết:

Sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.

Câu 2:

Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thư nhất (1914-1918) đã đẩy nước Nga vào tình trạng
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 48, suy luận.

Giải chi tiết:

Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiệm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp, nạn đoi xảy ra ở nhiều nơi, … Quân đội liên tiếp thua trận. Mọi nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước.

=> Nga hoàng tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất đã đẩy nước Nga vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

Câu 3:

Tiếp theo thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, Chính quyền Xô viết được thành lập ở đâu?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 51.

Giải chi tiết:

Sau thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat, ngay trong đêm 25-10-1917 (7-11-1917), Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc ở Điện Xmô – nưi, tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lê-nin đứng đầu.

Câu 4:

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga đã giải quyết được nhiệm vụ chính nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 50, suy luận.

Giải chi tiết:

Dựa vào kết quả của cách mạng tháng Hai năm 1917: lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng. Đây cũng là nhiệm vụ chính cách mạng đề ra ngay từ đầu.


Câu 5:

Đại biểu của các Xô viết ở Nga là những thành phần
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 50.

Giải chi tiết:

Sau khi cách mạng tháng Hai thắng lợi, chính quyền tồn tại song song với chính phủ tư sản lâm thời là Xô viết đại biểu là công nhân, nông dân và binh lĩnh.


Câu 6:

Nguyên nhân cơ bản nào dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 61, suy luận.

Giải chi tiết:

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ. 

=> Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là việc sản xuất ồ ạt dẫn đến “cung” vượt quá “cầu” ở thời kì 1924 – 1929. 

Câu 7:

Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga, đó là chính quyền nào?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 50.

Giải chi tiết:

Sau Cách mạng tháng Hai, cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga đó là Chính phủ lâm thời tư sản và các Xô viết đại biểu cho công nhân, nông dân và binh lính.


Câu 8:

Tính chất của cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 50, suy luận.

Giải chi tiết:

Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới Đó là. cách mạng làm nhiệm vụ cách mạng dân chủ tư sản do giai cấp vô sản lãnh đạo, sau khi thắng lợi sẽ chuyển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Câu 9:

Chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh trong thập niên 20 của thế kỷ XX là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 73.

Giải chi tiết:

Từ năm 1934, tổng thống Ru-dơ-ven thực hiện chính sách “láng giềng thân thiện” đối với các nước Mĩ Latinh, chấm dứt các cuộc can thiệp vũ trang, tiến hành thương lượng và hứa hẹn trao trả độc lập, nhằm xoa dịu cuộc đấu tranh chống Mĩ và cũng cố vị trí của Mĩ ở khu vực này.

Câu 10:

Tổ chức quốc tế nào đã ra đời để duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 60.

Giải chi tiết:

Nhằm duy trì trật tự thế giới mới (Trật tự Véc-xai Oa-sinh-tơn). Hội Quốc Liên – một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên được thành lập với sự tham gia của 44 nước thành viên.


Câu 11:

Điểm giống nhau giữa cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907) và cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: so sánh, liên hệ.

Giải chi tiết:

Cách mạng dân chủ tư sản (1905 – 1907) và cách mạng tháng Hai năm 1917 đều là cùng chung mục tiêu đánh đổ chế độ phong kiến nhưng kết quả khác nhau.

- Cách mạng 1905 – 1907 tấn công mạnh mẽ vào thành thì phong kiến nhưng chưa lật đổ chế độ phong kiến.

- Cách mạng tháng Hai (1917) lật đổ chế độ phong kiến.

Xét về tính chất, đây đều là hai cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

Câu 12:

Nguyên nhân xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau cách mạng tháng Hai là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: phân tích, đánh giá.  

Giải chi tiết:

- Đầu thế kỉ XX, chế độ Nga hoàng Nicolai II khủng hoảng trầm trọng, tình hình kinh tế chính trị không ổn định, xã hội bất ổn nhiều mâu thuẫn gây gắt. Việc Nga tham gia vào Chiến tranh thế giới thứ nhất càng làm phơi bày sự khủng hoảng và lạc hậu của đất nước. Tình hình đó đã đưa đất nước Nga tiến sát đến một cuộc cách mạng.

- Ngày 27/2/1917, Cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ Nga hoàng. Các xô viết đại biểu của công nhân và các xô viết đại biểu của binh lính toàn Pêtơrôgrat đã họp và bầu ra cơ quan lãnh đạo thống nhất là xô viết đại biểu Công nhân và binh lính Pêtơrôgrat để đứng ra quản lí nhà nước cách mạng.

- Cùng thời gian ấy, giai cấp tư sản cũng ra sức vận động để nắm chính quyền. Được những người Mensêvích và Xã hội cách mạng ủng hộ, 2/3/1917, giai cấp tư sản đứng ra thành lập Chính phủ lâm thời tư sản.

- Như thế, sau Cách mạng tháng Hai, ở nước Nga xuất hiện một cục diện chính trị độc đáo chưa từng thấy, đó là sự tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và chính quyền Xô viết. Chính phủ tư sản lâm thời chiếm ưu thế, nắm quyền lực nhà nước. Chính quyền Xô viết tuy không nắm các cơ quan quyền lực nhưng lại có sức mạnh cách mạng, được nhân dân và binh lính ủng hộ. Cục diện kì lạ này phản ánh tương quan so sánh lực lượng giữa giai cấp tư sản và vô sản, chưa bên nào đủ sức để loại bên nào. Hai chính quyền này đại diện cho hai giai cấp khác nhau, giành lợi ích khác nhau… tất yếu xảy ra cuộc đấu tranh.


Câu 13:

Thời kỳ đen tối của nước Đức gắn liền với sự kiện lịch sử gì?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 66.

Giải chi tiết:

Ngày 30-1-1933, Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hít-le làm Thủ tướng thành lập chính phủ mới mở ra thời kì đen tối trong lịch sử nước Đức.


Câu 14:

Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: phân tích, nhận xét.

Giải chi tiết:

Cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc câu kết với lực lượng phản cách mạng trong nước mở cuộc tấn công vũ trang nhằm tiêu diệt nước Nga non trẻ, trong suốt 3 năm (1918-1920), nhân dân Nga đã tập trung chiến đấu chống thù trong giặc ngoài trong những điều kiện vô cùng khó khăn để giữ vững chinh quyền Xô viết. Trong đó, khó khăn về ngoại xâm là khó khăn lớn nhất của nước Nga.

Câu 15:

Với Chính sách kinh tế mới, nhân dân Xô viết đã hoàn thành
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 55.

Giải chi tiết:

Chính sách kinh tế mới giúp nhân dân Xô viết vượt qua những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế quốc dân nước Nga đã có những chuyển biến rõ nét….


Câu 16:

Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của Chính sách kinh tế mới?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:  sgk trang 54, loại trừ.

Giải chi tiết:

Nội dung của Chính sách kinh tế mới (1921)

Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật...

- Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Nhà nước nắm các ngành chính kinh tế chủ chốt.

- Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, nhà nước mở lại các chợ, phát hành đồng rúp mới năm 1924.

=> Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt chứ không kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp.

Câu 17:

Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn, các nước tư bản nào có nhiều quyền lợi?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 59, suy luận.

Giải chi tiết:

Theo hệ thống Vec-xai – Oa-sinh-tơn thì Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi vì đây là những nước thắng trận.


Câu 18:

Trong những năm 1918-1923, tình hình kinh tế phần lớn các nước tư bản chủ nghĩa
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Trong những năm 1918 – 1923, các nước tư bản chủ nghĩa đều lâm vào tình trạng khủng hoảng.


Câu 19:

Hội nghị Vec-xai – Oa-sinh-tơn diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vec-xai (1919- 1920) và Oa-sinh-tơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới được thiết lập mang tên hệ thống hòa ước Vecxai - Oasinhtơn.


Câu 20:

Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào là quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:

- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng

- Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là " nhà tù của các dân tộc ".

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.

=> Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi.

Câu 21:

Sau cách mạng 1905 – 1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 48.

Giải chi tiết:

Sau cách mạng 1905 – 1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II.


Câu 22:

Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 48.

Giải chi tiết:

Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế và những tàn tích phong kiến ở Nga không chỉ làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước này.

Câu 23:

Tình trạng chính trị ở nước Nga sau thắng lợi của cách mạng tháng Hai (1917) là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 50.

Giải chi tiết:

Tình hình chính trị nổi bật của nước Nga sau Cách mạng tháng Hai là tình trạng hai chính quyền song song tồn tại, đó là: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lĩnh. Hai chính quyền này đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau.


Câu 24:

Đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai ở Nga năm 1917 là gì?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 50, suy luận.

Giải chi tiết:

Hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai sau sự kiện mở đầu ở Pê-tơ – rô-grat thì đã nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Đây là đỉnh cao trong hình thức đấu tranh trong Cách mạng tháng Hai năm 1917.

Câu 25:

Đạo luật nào giữ vai trò quan trọng nhất trong các đạo luật giải quyết khủng hoảng kinh tế của Mỹ?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 72.

Giải chi tiết:

Trong các đạo luật thuộc Chính sách mới, đạo luật phục hưng công nghiệp là đạo luật quan trọng nhất.

Câu 26:

Chủ nghĩa phát xít là gì?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 62, suy luận.

Giải chi tiết:

Các nước Đức, Italia, Nhật Bản lại tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới. Đó là việc thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố công khai của những thế lực phản động nhất, hiếu chiến nhất. Đó là định nghĩa về chủ nghĩa phát xít.


Câu 27:

Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giữa Mỹ với Nhật Bản là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 62, suy luận.

Giải chi tiết:

Có hai con đường giải quyết khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) của các nước tư bản:

- Mĩ, Anh, Pháp: tiến hành cải cách kinh tế - xã hội.

- Đức, Italia, Nhật Bản: thiết lập chế độ độc tài phát xít.

=> Điểm khác nhau trong cách giải quyết hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) giữa Mỹ với Nhật Bản là cải cách kinh tế, chính trị, xã hội


Câu 28:

Chính sách trung lập của Mỹ đối với các xung đột bên ngoài nước Mỹ có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế trong những năm 30 của thế kỷ XX?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 72, suy luận.

Giải chi tiết:

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ là nước phát triển cũng là quốc gia thắng trận. Vị thế của Mĩ trên trường quốc tế cao hơn nhiều so với các nước khác. Ví thế, chính sách đối ngoại của Mĩ là điều mà cả thế giới đều quan tâm. Việc Mĩ thể hiện thái độ trung lập trước những cuộc xung đột bên ngoài nước Mĩ làm cho chủ nghĩa phát xít hạn chế được rào cản lớn. Đây là hành động giá tiếp khuyến khích cho chủ nghĩa phát xít tự do hành động.


Câu 29:

Trình bày ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
Xem đáp án

Phương pháp giải: sgk trang 51.

Giải chi tiết:

* Với nước Nga:

- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Mở ra kỷ nguyên mới cho nước Nga: đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

* Với thế giới:

- Làm thay đổi cục diện thế giới…

- Tăng cường lực lượng cho CNXH

- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới…


Câu 30:

Theo em Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
Xem đáp án

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Những ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam:

- Tác động tới tư tưởng cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: luận cương của Lê Nin…

- Để lại nhiều bài học kinh nghiệm: con đường cách mạng vô sản, giành và giữ chính quyền, vai trò lãnh đạo của Đảng, mối quan hệ giữa cách mạng và phong trào công nhân thế giới.

- Quan hệ Việt Nam – Nga đối tác chiến lược càng ngày gắn kết, năm nay Việt Nam tổ chức lễ kỉ niệm 100 năm cấp quốc gia…


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương