Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO

Bộ 15 đề thi học kì 1 Lịch sử 11 có đáp án (đề 12)

  • 2467 lượt thi

  • 21 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thể chế quân chủ chuyên chế có nghĩa là
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Thể chế quân chủ chuyên chế là chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. (Nghĩa là vua là người đứng đầu nắm mọi quyền hành và giải quyết mọi việc trong đại của quốc gia). Hiến pháp không tồn tại trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Chế độ này thịnh hành ở các nước châu Âu vào các thế kỷ 17 và 18.


Câu 2:

Người chế tạo ra súng thần cơ thế kỷ XV là
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức lịch sử 10.

Giải chi tiết:

Trong lần đánh quân Minh lần thứ hai (1406), Hồ Nguyên Trừng tổ chức những xưởng đúc súng lớn. Ông đã phát minh, chế tạo ra nhiều loại súng có sức công phá mạnh. Từ việc cải tiến súng, chế thuốc súng, hiểu rõ sức nổ của thuốc đạn Hồ Nguyên Trừng phát minh ra phương pháp đúc súng mới gọi là súng "thần cơ”.


Câu 3:

Vì sao chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức lịch sử 10.

Giải chi tiết:

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa lịch sử to lớn vì: nhân dân giành lại được quyền tự chủ, lật đổ hoàn toàn chế độ đô hộ hơn 1000 năm của Phong kiến phương Bắc, mở ra một giai đoạn mới của đất nước – giai đoạn độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.


Câu 4:

Vì sao dưới triều Lý – Trần phật giáo phát triển và thịnh hành?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Liên hệ kiến thức lịch sử 10.

Giải chi tiết:

Thời Lý – Trần, ảnh hưởng của Nho giáo trong nhân dân còn ít, đạo Phật còn giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến. Các nhà sư được triều đình tôn trọng, có lúc đã tham gia bàn việc nước. Vua, quan nhiều người theo đạo Phật, góp tiền xây dựng chùa, đúc chuông, tô tượng, viết giáo lí đạo Phật.


Câu 5:

Trong các tiền đề sau đây, tiền đề nào quan trọng nhất dẫn đến cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga năm 1917?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: Phân tích, đánh giá.

Giải chi tiết:

Đến đầu thế kỷ XX và trước thế chiến thứ nhất, Nga vẫn là nước theo chế độ quân chủ chuyên chế dưới sự cai trị của Nga hoàng Nikolai II. Sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản độc quyền và những quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa, sự kết hợp giữa hình thái kinh tế tiên tiến nhất và lạc hậu nhất đã làm cho nước Nga trở thành nơi tập trung cao độ các mâu thuẫn của chủ nghĩa đế quốc:

- Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Nga với chế độ quân chủ chuyên chế của Nga hoàng

- Mâu thuẫn giữa địa chủ và nông dân

- Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các dân tộc trong đế quốc. Đế quốc Nga tồn tại hơn 100 dân tộc và các dân tộc bị đối xử tàn bạo, bị khinh rẻ và chịu nhiều áp bức do đó đế quốc Nga là " nhà tù của các dân tộc".

- Mâu thuẫn giữa đế quốc Nga và các đế quốc khác.

=> Với tình trạng kinh tế và tình hình xã hội tồn tại nhiều mối mâu thuẫn như vậy làm cho đế quốc Nga trở thành khâu yếu nhất trong sợi dây chuyền của chủ nghĩa đế quốc, tạo nên tiền đề chủ quan cho cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra và giành thắng lợi (1917)


Câu 6:

Ngày nay, ngày kỉ niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga được lấy là ngày nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: Liên hệ.

Giải chi tiết:

Ngày nay, ngày kỉ niệm Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga được lấy là ngày 7-11.


Câu 7:

Sau cách mạng 1905-1907, nước Nga theo thể chế chính trị nào?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải:  sgk trang 48.

Giải chi tiết:

Sau cách mạng 1905-1907, Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế đứng đầu là Nga hoàng.

Câu 8:

Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918 như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 48, suy luận.

Giải chi tiết:

Tham gia cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các quốc gia đều có mối quan tâm về quyền lợi riêng. Trong đó đế quốc Nga tham chiến bì muốn loại bỏ sự can thiệp và ảnh hưởng của Đức tại Ba Lan, Ukraina và vùng Baltic, loại bỏ sự cản trở của Đế quốc Ottoman khỏi các vùng Kavkaz và Balkans và loại bỏ sự xuất hiện của Áo-Hung tại Balkan. Xâm chiếm các vùng ảnh hưởng của Ottoman và Áo-Hung.

=> Đối với Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nga đã tham gia chiến tranh khi thấy lợi nhuận.


Câu 9:

Sự tồn tại của chế độ quân chủ và những tàn tích phong kiến ở Nga đã tác động đến nền kinh tế như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 48.

Giải chi tiết:

Sự tồn tại của chế độ quân chủ chuyên chế và những tàn tích phong kiến ở Nga không chỉ làm cho đời sống nhân dân ngày càng khó khăn mà còn kìm hãm nặng nề sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở nước này.

Câu 10:

Vì sao tháng 3/1921 Lê nin và Đảng Bôn sê vích quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 53, suy luận.

Giải chi tiết:

Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, bạo loạn ở nhiều nơi.

=> Tháng 3-1921. Đảng Bôsêvích Nga quyết định thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP) do V.I. Lê-nin đề xường, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp, tiền tệ.


Câu 11:

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai (Nước Pháp) nhằm
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc các nước thắng trận đã họp nhau ở Véc-xai (Nước Pháp) để kí kết hòa ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi.


Câu 12:

Những nước giành được nhiều thành quả và quyền lợi nhất trong hội nghị Véc-Xai gồm
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Trong hội nghị Véc-xai, các nước thắng trận, trước hết là Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế và xác lập ách thống trị đối với các nước bại trận, đặc biệt là các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.


Câu 13:

Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận đã thành lập một tổ chức quốc tế mới có tên gọi là
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 60.

Giải chi tiết:

Nhằm duy trì một trật tự thế giới mới bảo vệ quyền lợi cho mình, các các nước trận đã thành lập một tổ chức chính trị mang tính quốc tế đầu tiên – Hội Quốc liên.


Câu 14:

Điểm nào dưới đây là điểm khác nhau giữa quá trình phát xít hóa ở Nhật so với Đức?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 76, suy luận.

Giải chi tiết:

Quá trình phát xít hóa ở Nhật Bản và Đức:

- Đức: diễn ra thông qua sự chuyển đổi từ chế độ dân chủ tư sản đại nghị sang chế độ chuyên chế độc tài phát xít.

- Nhật Bản: do đã có sẵn chế độ Thiên hoàng nên quá trình này diễn ra thông qua việc quân phiệt hóa bộ máy nhà nước và tiến hành chiến tranh xâm lược thuộc địa.

=> Sự khác biệt giữa con đường phát xít hóa của Đức và quân phiệt hóa ở Nhật Bản là về biện pháp.


Câu 15:

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 là do
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: suy luận.

Giải chi tiết:

Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 là “khủng hoảng thừa”. Nguyên nhân xảy ra do các nước tư bản chạy theo lợi nhuận, sản xuất hàng hóa ồ ạt. Trong khi đó sức mua giảm sút vì quần chúng quá nghèo khổ.

=> Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là việc sản xuất ồ ạt dẫn đến “cung” vượt quá “cầu” ở thời kì 1924 – 1929.

Câu 16:

Thái độ của nhân dân trước việc Nga hoàng đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc?
Xem đáp án

Đáp án C

Phương pháp giải: sgk trang 48.

Giải chi tiết:

Năm 1914, Nga hoàng tham gia chiến tranh đế quốc gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Nỗi khổ đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dân tộc khác trong đề quốc Nga.

è Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp cả nước.


Câu 17:

Đâu không phải là ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga 1917?
Xem đáp án

Đáp án D

Phương pháp giải: sgk trang 52, loại trừ.

Giải chi tiết:

Những ý nghĩa của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 bao gồm:

- Đối với nước Nga

+Làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga…

+Mở ra kỷ nguyên mới…

- Đối với thế giới

+Làm thay đổi cục diện thế giới

+Cổ vũ, để lại nhiều bài học kinh nghiệm….

+Mở ra phương hướng phát triển mới của phong trào cách mạng thế giới


Câu 18:

Quan hệ hòa bình giữa các nước tư bản trong thời gian sau chiến tranh thế giới thứ nhất
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 59, suy luận.

Giải chi tiết:

Trật tự Vécxai – Oasinhtơn được thiết lập nhưng ngay giữa các nước tư bản thắng trận cũng nảy sinh những bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Chính vì thế, quan hệ giữa các nước tư bản trong thời gian này chỉ là tạm thời và mỏng mạnh.

Câu 19:

Hội nghị hòa bình ở Véc Xai 1919- 1920 diễn ra ở quốc gia nào ?
Xem đáp án

Đáp án B

Phương pháp giải: sgk trang 59.

Giải chi tiết:

Hội nghị hòa bình ở Véc Xai 1919- 1920 diễn ra ở Pháp.


Câu 20:

Khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản, kéo dài 4 năm gây hậu quả về kinh tế, chính tri, xã hội, nhiều cuôc đấu tranh diễn ra ở đâu ?
Xem đáp án

Đáp án A

Phương pháp giải: sgk trang 61.

Giải chi tiết:

Khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản, kéo dài 4 năm gây hậu quả về kinh tế, chính tri, xã hội, nhiều cuôc đấu tranh diễn ra ở khắp các nước.

Câu 21:

Vì sao tháng 3/1921, Lê nin và Đảng Bôn sê vích quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới? Nội dung và ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới. Liên hệ với chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng Cộng Sản Việt Nam năm 1986.

Xem đáp án

Phương pháp giải: sgk trang 53, 54, suy luận, liên hệ.

Giải chi tiết:

a. Nguyên nhân:

- Xô Viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng chế độ mới gặp nhiều khó khăn: chiến tranh tàn phá nặng nề..., khủng hoảng chính trị... Chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp...

- 3/1921 Đảng Bônsêvich Nga quyết định chuyển từ Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê nin đề xướng...

b. Nội dung:

- Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật...

- Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục CN nặng, tư nhân hóa những xí nghiệp dưới 20 công nhân, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư vào Nga. Nhà nước nắm các ngành chính kinh tế chủ chốt.

- Thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, nhà nước mở lại các chợ, phát hành đồng rúp mới năm 1924.

c. Ý nghĩa:

- Với chính sách này nhân dân Xô viết vượt qua những khó khăn to lớn, phấn khởi sản xuất và hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, chỉ trong một thời gian ngắn nền kinh tế quốc dân nước Nga đã có những chuyển biến rõ nét….

- Cho đến nay chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng CNXH ở một số nước trên thế giới như cải cách ở Trung Quốc (1978), đổi mới ở Việt Nam (1986)

d. Liên hệ:

- Chủ trưrơng đổi mới của Đảng ta năm 1986 là sự vận dụng sáng tạo chính sách KT mới của Lê Nin. Trong đổi mới kinh tế Đảng chủ trương phát triến kinh tế nhiều thành phần…theo cơ chế thị trường. Xóa bỏ cơ chế bao cấp ...nhằm giải phóng sức sản xuất, mở đường cho sản xuất phát triển …

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương