Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 7 Văn Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 có đáp án

Đề kiểm tra Giữa Học kì 1 Văn 7 Cánh diều có đáp án (đề 3)

  • 1058 lượt thi

  • 11 câu hỏi

  • 90 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bài thơ trên thuộc thể thơ nào?


Câu 3:

Tác giả cảm nhận sự biến đổi của đất trời lúc sang thu lần đầu tiên từ đâu?


Câu 5:

Từ “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” được hiểu như thế nào?


Câu 6:

Đáp án nào sau đây nói đúng cảm xúc của tác giả Hữu Thỉnh trong bài thơ trên?


Câu 7:

Trong bài thơ, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ - mùa thu có đặc điểm gì?


Câu 8:

Đáp án nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

Câu 9:

Có người cho rằng hình ảnh “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh ẩn dụ. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

Xem đáp án

Sấm và hình ảnh hàng cây đứng tuổi ở đây chính là hình ảnh ẩn dụ, chứa đựng suy nghĩ và triết lý về con người và cuộc đời.

- Hình ảnh ẩn dụ “sấm”:

+ Nghĩa thực: hiện tượng tự nhiên của thời tiết → Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.

+ Nghĩa ẩn dụ: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời

- Hình ảnh ẩn dụ “Hàng cây đứng tuổi

+ Nghĩa thực: hình ảnh tả thực của tự nhiên về những cây cổ thụ lâu năm.

+ Nghĩa ẩn dụ: thế hệ những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời.

=> Hai câu thơ: “Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi”:

+ Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ. Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sấm nữa.

+ Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

Câu 10:

Bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh là bức thông điệp lúc giao mùa, em hãy trình bày mạch cảm xúc của bài thơ.

Xem đáp án

- HS trình bày mạch cảm xúc của bài thơ:

Gợi ý: Mạch cảm xúc của bài thơ “Sang thu” là bức thông điệp lúc giao mùa, mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, những trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với nội dung độc đáo nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và suy ngẫm về đời người khi sang thu.

Câu 11:

Phần 2: Viết (4 điểm)

Em đã được học và đọc nhiều câu chuyện lịch sử, hãy viết bài văn kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà em yêu thích.

Xem đáp án

Phần 2: Viết (4 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

 

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự: mở bài, thân bài và kết bài.

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

 

 

2,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

0,5 điểm

b. Xác định đúng yêu cầu của đề: kể lại sự việc liên quan đến một nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

c. Triển khai vấn đề:

HS triển khai sự việc theo trình tự hợp lí, cần vận dụng tốt các phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự.

- Giới thiệu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Nêu được không gian, thời gian diễn ra sự việc.

- Gợi lại bối cảnh câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện

- Thuật lại nội dung/diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

- Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật và sự kiện.

- Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về nhân vật/sự kiện.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, cách diễn đạt độc đáo, sáng tạo

 


Bắt đầu thi ngay