IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Khoa học tự nhiên Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm có đáp án

Trắc nghiệm KHTN 9 Chân trời sáng tạo Bài 8: Điện trở. Định luật Ohm có đáp án

  • 59 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Điện trở của dây dẫn kim loại ở một nhiệt độ xác định không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Điện trở của một đoạn dây dẫn kim loại ở một nhiệt độ xác định phụ thuộc vào vật liệu, kích thước và hình dạng của nó.


Câu 2:

Đơn vị đo điện trở là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong hệ SI, đơn vị đo điện trở là ôm, kí hiệu là Ω.


Câu 3:

Điện trở của một dây dẫn và chiều dài dây có mối quan hệ
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Một đoạn dây dẫn luôn có một điện trở nhất định và điện trở này tỉ lệ thuận với chiều dài của nó.


Câu 4:

Điện trở của một dây dẫn và tiết diện dây dẫn có mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điện trở của một đoạn dây dẫn được xác định bởi công thức: R=ρlS

Trong đó S là tiết diện của dây (m2).

Điện trở của một đoạn dây dẫn tỉ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn.


Câu 5:

Lập luận nào dưới đây là đúng? Điện trở của dây dẫn
Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điện trở của một đoạn dây dẫn được xác định bởi công thức: R=ρlS

Khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng gấp bốn thì khi đó điện trở của dây dẫn là: R'=ρ2.l4.S=ρl2S=R2

Vậy khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng gấp bốn thì khi đó điện trở của dây dẫn giảm đi 2 lần.


Câu 6:

Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Điện trở suất là đại lượng đặc trưng cho khả năng cản trở dòng điện của vật liệu ở một nhiệt độ nhất định.


Câu 7:

Phát biểu nào sau đây là đúng về giá trị điện trở của một dây dẫn?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Điện trở của một đoạn dây dẫn kim loại ở một nhiệt độ xác định phụ thuộc vào vật liệu, kích thước và hình dạng của nó.


Câu 8:

Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng
Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần. Do vậy đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn có dạng đường thẳng đi qua gốc tọa độ O.


Câu 10:

Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,25A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 20V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm) bao nhiêu lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó cũng tăng (hoặc giảm) bấy nhiêu lần.

Khi hiệu điện thế tăng lên 2 lần (20 : 10 = 2 lần) thì cường độ dòng điện cũng tăng lên 2 lần.

Vậy khi hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 20V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là 2.0,25 = 0,5 A


Câu 11:

Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn giảm đi 3V.

 

 

b. Điện trở của dây dẫn này là 10Ω.

 

 

c. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây tăng thêm 8V thì cường độ dòng điện chạy qua dây tăng thêm 0,8A.

 

 

d. Nếu dây dẫn trên dài 1m và được làm bằng copper (đồng) thì tiết diện của dây là 1m2.

 

 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: a – Sai; b- Đúng; c – Đúng; d - Sai

a – Sai: Điện trở của dây dẫn là: R=UI=121,2=10Ω

Khi cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3A thì cường độ dòng điện chạy qua dây khi đó là 1,2 + 0,3 = 1,5A

Lúc đó hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn là: U’ = I’.R= 1,5. 10 = 15V

Vậy hiệu điện hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng thêm 3V.

b- Đúng: Điện trở của dây dẫn là: R=UI=121,2=10Ω

c – Đúng: Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây tăng thêm 8V thì hiệu điện thế lúc này là U’ = 12 + 8 = 20V.

Khi đó cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn là: I'=U'R=2010=2A

Vậy cường độ dòng điện tăng thêm một lượng là 2 – 1,2 = 0,8A.

d – Sai: Ta có điện trở suất của copper (đồng) là 1,7.10-8 Ωm.

Từ công thức tính điện trở, tiết diện của dây dẫn là:

 R=ρlSS=ρ.lR=1,7.10-8.110=1,7.10-9Ω


Câu 12:

Một dây dẫn được làm bằng nickeline có ρ = 0,4. 10-6 Ωm, có tiết diện 1 mm2 và chiều dài là 5 m.

Phát biểu

Đúng

Sai

a. Điện trở của dây dẫn là: 2Ω

 

 

b. Nếu đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 10V thì cường độ dòng điện chạy qua dây là 1A.

 

 

c. Muốn cường độ dòng điện chạy qua dây là 2A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn là 20V.

 

 

d. Nếu dây làm bằng constantan có ρ = 0,5. 10-6 Ωm thì điện trở của dây không thay đổi.

 

 
Xem đáp án

Đáp án đúng là: a – Đúng; b- Sai; c – Sai; d - Sai

a – Đúng: Điện trở của dây dẫn là: R=ρlS=0,4.10-6.51.10-6=2Ω

b - Sai: Điện trở của dây dẫn là: I=UR=102=5A

c – Sai: Khi cường độ dòng điện chạy qua dây là 2A thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây là: U’ = I’.R = 2.2 = 4V.

d – Sai: Nếu dây làm bằng constantan có ρ = 0,5. 10-6 Ωm thì điện trở của dây là: R=ρlS=0,5.10-6.510-6=2,5Ω


Câu 13:

Khi đặt hiệu điện thế 1,5V vào hai đầu một dây dẫn thì cường dộ dòng điện chạy qua nó có cường độ 8mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 2mA thì hiệu điện thế là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: 1,125V

Giải thích:

Đổi 8mA = 0,008A; 2mA = 0,002A

Điện trở của dây dẫn là: R = U : I = 15 : 0,008 = 187,5 Ω.

Khi cường độ giảm đi 2mA thì hiệu điện thế là:

U’ = I’.R = (0,008 – 0,002) . 187,5 = 1,125V.


Câu 14:

Một dây dẫn dài 120m được dùng để quấn thành một cuộn dây. Khi đặt hiệu điện thế 30V vào hai đầu cuộn dây này thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 125mA. Tính điện trở trên mỗi mét của cuộn dây.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: 2Ω

Giải thích:

Đổi 125 mA = 0,125A

Điện trở của cuộn dây là: R = U : I = 30 : 0,125 = 240Ω.

Điện trở trên mỗi mét của cuộn dây là: 240 : 120 = 2Ω.


Bắt đầu thi ngay