Chủ nhật, 28/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Đánh giá năng lực ĐHQG Hồ Chí Minh Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 11)

Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 11)

Đề thi Đánh giá năng lực trường ĐHQG HCM năm 2023 - 2024 có đáp án (Đề 11)

  • 29 lượt thi

  • 120 câu hỏi

  • 150 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xác định thành phần được gạch dưới trong các câu văn sau: Giàu, tôi cũng giàu rồi. Sang, tôi cũng sang rồi.

Xem đáp án

Học sinh cần phân biệt được các thành phần câu:

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, xác định nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, thời gian,... của sự việc được nói đến trong câu.

- Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.

- Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Thành phần được gạch dưới trong câu là khởi ngữ, được dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu: chuyện giàu có về vật chất và địa vị. Khởi ngữ “giàu”, “sang” còn giúp người đọc hiểu được hàm ý của câu nói: “Tôi” đã đầy đủ, không thiếu vật chất hay danh vọng.

Chọn A


Câu 2:

Từ ngữ nào dùng sai trong câu văn sau: Nữ nhà báo này đã đặt ra những câu hỏi rất thú vị về vấn đề cải cách giáo dục trong giai đoạn tới?

Xem đáp án

Từ dùng sai trong câu trên là từ “nữ nhà báo”. “Nhà báo” là từ thuần Việt, không sử dụng cách kết hợp ngược như từ Hán Việt.

Ta có thể thay cụm từ “nữ nhà báo” thành từ “nữ phóng viên” hoặc “nữ kí giả”: Nữ phóng viên (hoặc Nữ kí giả) này đã đặt ra những câu hỏi rất thú vị về vấn đề cải cách giáo dục trong giai đoạn tới.

Chọn A


Câu 3:

Nhà văn nào được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”?

Xem đáp án

Vũ Trọng Phụng được xem là một hiện tượng độc đáo của nền văn học Việt Nam. Ông không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn một nhà báo nổi tiếng với những phóng sự xuất sắc như Cạm bẫy người (1933), Kĩ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937). Những tác phẩm này đã phản ánh mặt trái, những mảng đen tối của xã hội đương thời với một ngòi bút hiện thực sắc sảo, độc đáo. Chính điều này đã góp phần đã giúp Vũ Trọng Phụng được được mệnh danh là “ông vua phóng sự đất Bắc”.

Chọn C


Câu 4:

Điền từ còn thiếu vào câu tục ngữ sau: Ăn mặn nói ngay, còn hơn là ăn ... nói dối?

Xem đáp án

Đây là câu tục ngữ về kinh nghiệm ứng xử, khuyên con người nên ăn ở thật thà, không dối trá. Câu tục ngữ nêu lên vai trò của việc sống thật thà: không đi tu mà ở thật, nói thật, còn hơn đi tu, ăn chay mà nói dối.

Từ còn thiếu phải hợp với văn cảnh và hiệp vần:

- Về văn cảnh: Câu tục ngữ gồm 2 vế đối lập nhau vì từ “nói ngay” (nói thẳng, nói thật) trái nghĩa với “nói dối”. Do đó, từ “mặn” phải có từ đối phù hợp ở vế thứ 2 (loại phương án A, B).

- Về hiệp vần: Từ còn thiếu phải hiệp vần với từ “ngay” (loại phương án C).

Như vậy, từ còn thiếu trong câu tục ngữ này là “chay” (phương án D).

Chọn D


Câu 5:

Câu văn sau thuộc kiểu câu gì: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không?” (Trịnh Công Sơn)?

Xem đáp án

Học sinh căn cứ vào mục đích hội thoại để phân biệt các kiểu câu:

- Câu trần thuật: miêu tả, kể lại, cho ý kiến về một sự vật, sự việc, hiện tượng (thường kết thúc bằng dấu chấm (.)).

- Câu nghi vấn: dùng để hỏi (thường kết thúc bằng dấu hỏi (?)).

- Câu cầu khiến: dùng để nhờ, yêu cầu người khác làm một việc gì đó (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!))

- Câu cảm thán: dùng để bày tỏ cảm xúc (thường kết thúc bằng dấu chấm cảm (!)).

Câu văn trên được dùng để hỏi về mục đích của việc “sống trong đời sống cần có một tấm lòng” và kết thúc câu là dấu hỏi chấm. Do đó, câu đã cho là câu nghi vấn.

Chọn B


Câu 6:

Điền từ còn thiếu vào câu thơ sau:

                                               Nho nhỏ đuôi gà cao

                                               Em đeo dải yếm ...

                                               Quần lĩnh, áo the mới

                                               Tay cầm nón quai thao.

                                                                       (Nguyễn Nhược Pháp, Chùa Hương)

Xem đáp án

Đoạn thơ trên là hình ảnh người con gái chuẩn bị đi lễ ở chùa Hương. Dựa vào văn cảnh và hiệp vần, từ phù hợp nhất là từ “đào” vì từ này có vần “ao”, hiệp vần với “cao”, “thao”. Đồng thời, từ “đào” cũng miêu tả được trang phục của cô gái đi chùa Hương: yếm đào, quần lĩnh, áo the, nón quai thao.

Chọn A


Câu 7:

Trong các từ sau, từ nào viết đúng chính tả?

Xem đáp án

Từ đúng chính tả là từ “biêng biếc” chỉ một sắc độ của màu xanh.

Từ “thương tiết” sai phụ âm cuối của tiếng “tiết”, viết đúng là “thương tiếc”: nghĩa là nhớ đến, xót xa cho một ai/một cái gì đã mất mát. Từ “sầu nảo”, “bão bùng” sai thanh điệu, viết đúng là “sầu não”, “bão bùng”. “Sầu não” nghĩa là buồn rầu, đau khổ; “bão bùng” là cách khái quát về hiện tượng mưa to gió lớn trong thiên nhiên.

Chọn A


Câu 8:

Xác định lỗi sai của câu văn sau: Khi học sinh thành phố có đầy đủ điều kiện để học tập và phát triển trong một môi trường năng động, sáng tạo.

Xem đáp án

- Các phương án A, B, C là các lỗi ngữ pháp về thiếu thành phần câu. Học sinh dùng cách xác định các thành phần chính của câu để kiểm tra câu văn có mắc lỗi ngữ pháp hay không.

- Câu sai quy chiếu là dạng câu có cấu trúc buộc người đọc hiểu một vật/người này trong khi người viết muốn chỉ một vật/người khác.

Câu văn trên chỉ có thành phần trạng ngữ, thiếu chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ ở đây có chứa cụm chủ - vị, do đó, rất dễ bị nhầm lẫn là câu hoàn chỉnh.

(Sửa: Khi học sinh thành phố có đầy đủ điều kiện để học tập và phát triển trong một môi trường năng động, sáng tạo, các bạn sẽ phát huy được hết năng lực của mình.)

Chọn C


Câu 9:

Xác định nghĩa của từ “đi” được gạch dưới trong đoạn thơ sau:

Cái cò... sung chát đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

Ta đi trọn kiếp con người

Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

(Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Xem đáp án

Cần đặt từ đi trong văn cảnh của đoạn thơ. Cả 2 từ “đi” trong đoạn thơ này đều được dùng với nghĩa chuyển. Từ “đi” trong câu “Ta đi trọn kiếp con người” nói đến những trải nghiệm trên đường đời của mỗi người. Dù sống đến hết cả đời người, ta vẫn không thể hiểu hết, thấu hết, cảm nhận hết những lời ru của mẹ. Từ “đi” trong câu thơ “Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” mang nghĩa thấu hiểu, cảm nhận ý nghĩa sâu xa, tình cảm thiết tha trong lời ru của mẹ. Do đó, phương án D đúng.


Câu 10:

Chọn từ viết đúng chính tả để điền vào chỗ trống trong câu văn sau: “Chiều nào hắn cũng uống rượu say, rồi............,............trên con đường về làng?”

Xem đáp án

Hai từ viết đúng chính tả là “ngật ngưỡng” và “ngả nghiêng”. Từ “ngật ngưỡng” gợi tả dáng đi nghiêng ngả như sắp ngất. Từ “ngả nghiêng” chỉ trạng thái không thăng bằng, lúc đổ người về bên này, lúc đổ về bên kia một cách liên tục. Học sinh cần lưu ý: “ngả” (nghiêng người về một phía, hướng theo một phía), khác với “ngã” (chuyển đột ngột xuống vị trí sát nền do mất thăng bằng, ngoài ý muốn).


Câu 11:

Xác định các phép liên kết được sử dụng trong các câu văn sau: Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.

Xem đáp án

Học sinh cần phân biệt được những phép liên kết hình thức:

- Phép lặp từ ngữ: Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép thế: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.

- Phép nối: Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước.

Phép liên kết ở đây là phép thế và phép nối: “nó” thế cho “Đại dịch Covid-19”; nối bằng quan hệ từ “nhưng”.

Chọn B


Câu 12:

Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ nào?

Xem đáp án

Bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1967 tại biển Diêm Điền, Thái Bình, in trong tập “Hoa dọc chiến hào” – tập thơ khẳng định tài năng và trên tuổi của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Phương án A và C là tập thơ của các tác giả khác: “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu, “Hương cây – Bếp lửa” của Bằng Việt và Lưu Quang Vũ. “Lời ru trên mặt đất” là tên một tập thơ khác của Xuân Quỳnh xuất bản năm 1978.

Chọn B


Câu 13:

Các từ tin tưởng, bảo bối, hoan hỉ thuộc loại từ:

Xem đáp án

Trong tiếng Việt, có hiện tượng một số từ ghép có 2 tiếng có nghĩa giống nhau nhưng có một tiếng bị mờ nghĩa. Bằng cách loại suy, chỉ dựa trên 1 từ, học sinh có thể chọn được phương án đúng. Ví dụ: “hoan” là vui, mừng, “hỉ” nghĩa là “mừng”.

Chọn A


Câu 14:

“Trong cung quế âm thầm chiếc bóng

Đêm năm canh trông ngóng lần lần

Khoảnh làm chi bấy chúa xuân

Chơi hoa cho rữa nhuỵ dần lại thôi”

(Nguyễn Gia Thiều, Cung oán ngâm khúc)

Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án
Học sinh cần dựa trên số câu và số chữ trong bài thơ để xác định cho đúng: Đoạn thơ có 2 câu 7 chữ (song thất), một cặp câu lục bát. Hiệp vần: chữ thứ 7 câu thất (1) vần với chữ thứ 5 câu thất (2), chữ thứ 7 câu thất (2) vần với chữ thứ 6 của câu
Chọn B

Câu 15:

Trong các câu sau:

I. “Tuyên ngôn Độc lập” của Hồ Chí Minh đã viết nên những dòng đanh thép tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta.

II. Đầu thư tôi chẳng biết nói gì, chỉ biết gửi lời mong anh luôn mạnh khoẻ, công tác tốt.

III. Ý kiến đề nghị nam sinh mặc áo dài đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của cư dân mạng.

IV. Trong lúc lúng túng cho nên chúng tôi không biết xử lý ra sao.

Câu nào sai?

Xem đáp án

- Câu I là câu sai vì chủ ngữ. “Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh” là một sự vật vô trị vô giác, không thể “đã viết nên những dòng đanh thép tố cáo tội ác của thực dân Pháp với nhân dân ta”. Chủ thể của hành động “đã viết nên” phải là Hồ Chí Minh. Ta có thể sửa lại như sau: Với “Tuyên ngôn Độc lập”, Hồ Chí Minh đã viết nên những dòng đanh thép tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta”.

- Câu IV sử dụng sai quan hệ từ nối giữa thành phần phụ và cụm chủ - vị nòng cốt của cậu. Cụm từ “cho nên” dùng để nối hai vế có quan hệ nguyên nhân – kết quả. Có thể sửa lại theo 2 cách. Cách 1: “Vì lúng túng cho nên chúng tôi không biết xử lý ra sao”. Cách 2: Trong lúc lúng túng, chúng tôi không biết xử lý ra sao.

- Hai câu còn lại là đúng.

Chọn D


Câu 16:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ 16 đến 20:

Đừng ngại nói: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn muốn được chia sẻ. Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách ta đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng trốn chạy thì nó càng bám đuổi. Bạn càng tìm cách khoả lấp thì nó càng dễ quay lại vùi lấp bạn. Điều chúng ta nên làm là đừng tìm cách lấp đầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy mình. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện.

(Phạm Lữ Ân, Những khoảng trống không phải để lấp đầy)

Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn đặt ra quan điểm về việc chấp nhận nỗi cô đơn. Nỗi cô đơn đôi khi không thể giải quyết bằng cách chia sẻ với người khác, tìm cách lấp đầy chúng mà mỗi người cần phải đối diện với nó, bình tĩnh chấp nhận nó. Do đó, phương thức biểu đạt chính là nghị luận.

Chọn B


Câu 17:

Điều bình thường được nhắc tới trong đoạn văn là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn có câu: Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Hai câu văn này liên kết với nhau bằng phép thế, trong đó, “đó” thay thế cho việc “đừng ngại nói: “Hãy để tôi một hình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy”. Dựa vào văn cảnh, phương án C tương đồng về nghĩa với câu trên.


Câu 18:

Từ “trốn chạy” trong câu: “Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng trốn chạy thì nó càng bám đuổi” có nghĩa là gì?

Xem đáp án

Đoạn văn trên nói đến cách ta nên ứng xử với nỗi cô đơn. Theo đoạn văn, nếu ta không chấp nhận, sẵn sàng thừa nhận rằng mình đang cô đơn, thì nỗi cô đơn sẽ bao phủ, nhấn chìm, không giúp ta lớn lên, phát triển, hoàn thiện mình. Dựa vào văn bản, có thể thấy từ “trốn chạy” trong câu trên mang nghĩa là né tránh, không chấp nhận, không đối diện với nỗi cô đơn.

Chọn A


Câu 19:

Đoạn văn trên được viết theo hình thức nào?

Xem đáp án

Đoạn quy nạp là đoạn văn được trình bày đi từ các ý nhỏ đến ý lớn, từ các ý chi tiết đến ý khái quát, từ ý luận cứ cụ thể đến ý kết luận bao trùm. Theo cách trình bày này, câu chủ đề nằm ở vị trí cuối đoạn.

Đoạn diễn dịch là đoạn văn trong đó câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn, các câu còn lại triển khai cụ thể ý của câu chủ đề, bổ sung, làm rõ cho câu chủ đề.

Đoạn song hành là đoạn văn có các câu triển khai nội dung song song nhau, không nội dung nào bao trùm lên nội dung nào. Mỗi câu trong đoạn văn nêu một khía cạnh của chủ đề đoạn văn, làm rõ cho nội dung đoạn văn.

Đoạn văn có kết cấu móc xích là đoạn văn mà các ý gối đầu, đan xen nhau và thể hiện cụ thể bằng việc lặp lại một vài từ ngữ đã có ở câu trước vào câu sau. Đoạn móc xích có thể có hoặc không có câu chủ đề.

Các câu trong đoạn văn trên có mối liên hệ móc xích với câu trước. Câu sau tiếp tục ý của câu trước và phát triển ý của câu trước. Phương án D đúng.


Câu 20:

Nội dung nào không được đề cập trong đoạn văn trên?

Xem đáp án

Đoạn văn có những câu sau: “Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế”: nghĩa là tất cả mọi người trên thế gian có thể lựa chọn cách đối diện với nỗi cô đơn bằng cách lựa chọn ở một mình. Vậy phương án tất cả mọi người trên đời này đều có thể cô đơn có được đề cập trong văn bản (vì nỗi cô đơn phải tồn tại thì con người mới có thể lựa chọn có phản ứng với nó như thế nào). Loại phương án A.

Đoạn văn có câu sau: Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện. Ở đây tác giả sử dụng phép thế, “nó” thế cho nỗi cô đơn. Do đó, để khoả lấp nỗi cô đơn, con người chỉ có thể bình tĩnh đối diện với nó có được đề cập trong văn bản. Loại phương án B.

Câu đầu tiên của đoạn văn là: “Đừng ngại nói: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn muốn được chia sẻ”. Theo quan điểm của tác giả, chia sẻ với người khác cũng là cách đối diện với nỗi cô đơn. Loại phương án D.

Như vậy, C là phương án đúng của câu hỏi này.


Câu 21:

Choose a suitable word or phrase (marked A, B, C, or D) to fill in each blank.

You________be so good at king chess, did you?

Xem đáp án

Cấu trúc câu hỏi đuôi có quy tắc như sau:

“câu chính khẳng định, phần hỏi đuôi phủ định?”

hoặc “câu chính phủ định, phần hỏi đuôi khẳng định?”

Với câu đề, phần hỏi đuôi đã mang thể khẳng định, nên ta sẽ dùng thể phủ định trong phần câu chính. Loại câu B và D trước vì không theo luật nêu trên. Loại C vì “get used to + V-ing”: “dần làm quen với điều gì” không phù hợp với nghĩa câu. Ta chọn A với cấu trúc “used to + VO”: “đã từng làm gì”.

Chọn A


Câu 22:

Jack: 'Would you take over this project?' Anna: 'No, I'm afraid I_______

Xem đáp án

Khi đưa ra đề nghị lịch sự, ta dùng “Would you...?”. Nhưng khi từ chối lời đề nghị một cách lịch sự ta dùng “couldnt”, trong những tình huống thân quen hơn ta có thể dùng “can’t” hoặc “won’t”. Suy ra đáp án phải là B.


Câu 23:

Johnson & Jack are one of our main________

Xem đáp án

Xét cấu trúc: “one of + plural nouns” thì “plural nouns” ứng với cụm “our main...” trong đề và suy ra từ cần điền phải là danh từ số nhiều.

Ta loại được B và C vì lần lượt là động từ, và danh từ không đếm được.

Xét nghĩa của danh từ cần điền, ta chọn D với “competitor” (n) đối thủ cạnh tranh, còn “competition” (n) cuộc thi đấu.

Chọn D


Câu 24:

Ms. Lisa said she'd like___________ by Tuesday, if that's possible.

Xem đáp án

Ngoài động từ get và have dùng với nghĩa sai khiến bị động ( have sth done, get sth done) thì các động từ need, want, would like cũng có thể dùng theo cấu trúc tương tự. Ö đây ta phải lựa chọn đáp án B: “would like the report finished” (mong muốn bản báo cáo được hoàn tất).

Chọn B


Câu 25:

100 million Americans___________ already in person or by mail-in ballot.

Xem đáp án

‘Already’ thường được dùng trong câu có chứa thì hoàn thành ; ta chọn A vì để nhấn mạnh con số ( số lượng) 100 triệu người đã bỏ phiếu . Khi nhấn mạnh số lượng, kết quả, ta cần ưu tiên thì hiện tại hoàn thành thay vì hoàn thành tiếp diễn (dùng để nhấn mạnh khoảng thời gian bao lâu và quá trình). Phân biệt: I have read 3 books. / I have been reading for 3 hours.

Chọn A


Câu 26:

Each of the following sentences has one error (A, B, C, or D). Find it and blacken your choice on your answer sheet.

I'm just going to answer all the question I can and hope for the best.

Xem đáp án

Ta sửa lỗi câu C vì “all the + plural noun”, suy ra “question” phải sửa thành “questions”. “hope for the best”: hy vọng sẽ thành công, dù ít có khả năng xảy ra.

Chọn C


Câu 27:

News about the 2020 U.S. election between Donald Trump and Joe Biden attract even more attention than the World Cup finals.

Xem đáp án

Ta lưu ý chủ ngữ “news” là danh từ không đếm được (nhưng lại mang dạng như số nhiều vì có đuôi “s” khiến ta dễ nhầm), suy ra động từ “attract” cần ở dạng số ít, tức thêm “s”. Đáp án là C.


Câu 28:

Would you need any further assistance, please don't hesitate to ask.

Xem đáp án

Câu điều kiện dùng để diễn đạt điều có thể xảy ra trong tương lai ta có thể dùng cấu trúc If + mệnh đề chia hiện tại đơn (present simple) hoặc cấu trúc đảo ngữ “Should + chủ ngữ + động từ nguyên mẫu cho vế điều kiện. Suy ra ta phải sửa câu A thành “Should you need....”

Chọn A


Câu 29:

New York, where is the capital city of the United States, attracts millions of tourists every year.

Xem đáp án

Đây là câu có mệnh đề quan hệ. Ta nhận thấy ‘where đang được dùng sai cách vì nó không thể thay thế vị trí chủ ngữ chỉ vật là “New York”. Ta cần sửa lại thành “which” cho phù hợp. Đáp án là A.


Câu 30:

She looked angry at the man behind the counter as he used bad words with her.

Xem đáp án

Động từ “look” (linking verb) = “appear, seem” với nghĩa là “trông có vẻ” thì có thể đi với tính từ “angry”. Tuy nhiên, trong trường hợp này, “look... at” (intransitive verb) với nghĩa là “nhìn ai đó” thì phải đi với trạng từ “angrily”. Suy ra đáp án là A.


Câu 31:

Which of the following best restates each of the given sentences?

It was found that the Pfitzer vaccine was more than 90 percent effective in preventing the disease.

Xem đáp án

Detect key words (found, Pfitzer vaccine, more, 90 percent, effective, preventing, dis- ease), tense (past simple), structure (passive).

Ta loại A và D vì thiếu dữ liệu “90 percent”.

Ta loại câu B vì dư yếu tố đánh giá “amazing”.

Ta chọn C vì đủ các dữ liệu theo câu đề, “discovered” gần nghĩa với “found” và “disease prevention” là diễn giải ngắn gọn của “preventing the disease”.

Chọn C


Câu 32:

What does she look like?

Xem đáp án

“What is she like?” hỏi về tính cách. “How is she?” hỏi về sức khỏe. “What is she?” hỏi về nghề nghiệp. Suy ra đáp án cần chọn là B. Câu hỏi về ngoại hình ta dùng “What does she look like?" hoặc "How does she look?"

Chọn B


Câu 33:

I admit having neglected my part.

Xem đáp án

Detect key words (admit, having neglected, part), tense (present simple).

Cấu trúc “admit + Ving / having + V3”: thừa nhận đã làm gì.

“Negligence” là danh từ của “neglect”, có nghĩa là sự thiếu quan tâm, sự sơ suất.

Loại câu A vì “cannot forget...” không khớp với dữ kiện câu gốc.

Loại câu B vì dữ kiện “will ignore” có ý tương lai, không phù hợp dữ kiện câu gốc.

Loại câu D vì “deny”: phủ nhận, trái ngược với “admit”: thừa nhận.

Ta chọn C vì nghĩa tương đồng, với “undeniable”: không thể phủ nhận.

Chọn C


Câu 34:

Only the brave deserve the reward.

Xem đáp án

Detect key words (only, the brave, deserve, reward), tense (present simple).

Câu đề có ý là chỉ có những người dũng cảm mới xứng đáng với phần thưởng.

Loại A và B vì sai dữ kiện thì.

Câu D cũng bị loại vì dữ kiện “offered to many people”, khác với ý “chỉ dành cho người dũng cảm”.

Ta chọn C vì “none but” = only; "brave people" = the brave.


Câu 35:

'Will you buy those jeans tomorrow?' said Robert.

Xem đáp án

Detect key words (buy, jeans, tomorrow), tense (past simple), structure (direct speech). Trong câu tường thuật ta dùng “if/whether” khi tường thuật câu hỏi yes/no; có thể chuyển these/those” + danh từ thành “the/those”; “tomorrow” thành “the next day/ the following day/ the day after”. Suy ra ta chọn câu A là đáp án.

Ta loại D vì sai dữ kiện “wondered”, “liked”. Ta loại C vì chưa chuyển “tomorrow”. Ta loại B vì “ask sb to do sth”: yêu cầu ai làm gì, khác nghĩa với đề.


Câu 36:

Read the passage carefully

The Taj Mahal is a famous mausoleum next to the river Yamuna in the Indian city of Agra. A mausoleum is a building where people bury the dead. The name Taj Mahal means 'the crown of palaces'.

The most famous part of the Taj Mahal is the large white dome in the centre. It is 35 metres high and is surrounded by four smaller domes. The rooms inside the building are decorated with beautiful archways and precious stones in the walls. The buildings are surrounded by gardens with pathways, pools, fountains and green gardens. The construction of the Taj Mahal began in 1632 and finished in 1653. It was built with materials from all over India and Asia, but the main one is white marble. Historians believe that the materials were transported by over 1,000 elephants for the construction.

The emperor Shah Jahan built the Taj Mahal as a burial place for his wife, Mumtaz Mahal. According to legend, he wanted to build another Taj Mahal in black on the other side of the river, but this never happened. During the Indian Rebellion of 1857, many parts of the Taj Mahal were damaged by British soldiers, who took some of the precious stones from its walls. Over the years, the Taj Mahal has suffered from environmental damage, and there have been many government attempts to conserve its beauty.

The Taj Mahal is one of India's most famous landmarks. There are millions of visitors to the mausoleum every year. The Taj Mahal is almost always included in lists of famous buildings to visit and is considered one of the New Seven Wonders of the World. It is also a UNESCO World Heritage Site.

Which of the following would be a suitable topic for the passage?

Xem đáp án

Đáp án A, B, C chỉ đề cập ý của một đoạn, một phần của bài đọc. Ta chọn D, bài đọc giới thiệu những điều cơ bản về ngôi đền: tên gọi của đền ( đoạn 1), mô tả sơ lược về cấu trúc (đoạn 2), lịch sử hình thành ngôi đền (đoạn 3) và sự phổ biến của nó (đoạn 4).

Chọn D


Câu 37:

Which is TRUE about the Taj Mahal?

Xem đáp án

Xét A: dữ liệu “coast” (bờ biển) khác biệt với dữ liệu ở dòng đầu của bài “a famous mausoleum next to the river”. Suy ra câu này sai, ta loại.

Xét C: dữ liệu “constructed”, “16th century” khác với dữ liệu ở đoạn 2: “The construction of the Taj Mahal began in 1632...”. Ta biết là 1632 thuộc thế kỷ 17. Suy ra loại câu C.

Xét D: dữ liệu “all visitors must see” không trùng khớp với dữ liệu của đoạn cuối: “There are millions of visitors... almost always included in lists of famous buildings to visit ...”. Vì dù bài nêu là có nhiều khách đến và hầu như Taj Mahal là địa chỉ nằm trong danh sách đi tham quan tại Ấn Độ nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả khách đều buộc phải đến nơi này.

Xét B: Dựa vào dữ liệu trong đoạn 2: “The most famous part the large white dome ... surrounded by four smaller domes.”, ta có thể suy ra là có “5 domes”. Chọn B là đáp án đúng.


Câu 38:

The word ‘one' in bold refers to

Xem đáp án

Ta xét câu có chứa từ “one”: “It was built with materials from all over India and Asia, but the main one is white marble."

Với chức năng như đại từ, “one” dùng để chỉ danh từ được nêu trước đó mà không muốn lặp lại. Ở câu này, “the main one” chỉ một danh từ số ít trong danh từ số nhiều được nêu trước đó, suy ra đó là “materials”. Ta chọn C. Câu B không được nhắc đến. Câu A có nhắc đến trong bài bằng từ “It” nhưng là số ít. Câu D không thỏa cách dùng của “one”.

Chọn C


Câu 39:

The word "rebellion" in the passage is closest in meaning to:

Xem đáp án

Ta tìm đoạn có từ “rebellion”:

“During the Indian Rebellion of 1857, many parts of the Taj Mahal were damaged by British soldiers, who took some of the precious stones from its walls.”

Những từ được gạch dưới có nghĩa bị làm hư hại, lấy cắp những viên đá quý giúp ta suy luận từ “rebellion” liên quan đến một cuộc xung đột bạo lực. Suy ra ta chọn A: sự phản kháng bạo lực.

Ta loại B: một lời đề nghị, C: một sự chia cách, D: một sự tranh luận.

Chọn A


Câu 40:

What can be inferred from the last paragraph?

Xem đáp án

Xét đoạn cuối:

"The Taj Mahal is one of India's most famous landmarks. There are millions of visitors to the mausoleum every year. The Taj Mahal is almost always included in lists of famous buildings to visit and is considered one of the New Seven Wonders of the World."

Loại câu A: Ý “ideal for historians” không được đề cập trong đoạn.

Loại câu B vì sai dữ kiện “one of the Seven Wonders of the World”, phải là “one of the New...”.

Loại câu D vì dữ kiện “other mausoleums – world — not as famous” không được nêu trong bài vì trong bài chỉ nói là “ one of India’s most famous landmarks”.

Ta chọn C vì “popular destination” trùng khớp với ý trong bài: “ one of India’s most famous landmarks", "millions of visitors to the mausoleum every year", "famous buildings to visit”.
Chọn C

Câu 41:

Số giao điểm của đồ thị hàm số y=x2x24 với đường thẳng y = 3 là


Câu 42:

Xác định tập hợp các điểm M trong mặt phẳng phức biểu diễn các số phức z thỏa mãn điều kiện: |z¯+1i|4.


Câu 44:

Cho hai đường thẳng d1:x=1+ty=2tz=3+2t d2:x12=ym1=z+21 (với m là tham số). Tìm m để hai đường thẳng d1, d2 cắt nhau.


Câu 45:

Cho tích phân I=03x1+x+1dx t=x+1. Mệnh đề nào dưới đây sai?


Câu 46:

Hai xạ thủ cùng bắn độc lập vào một bia. Biết xác suất bắn trúng bia của xạ thủ thứ nhất là 0,8 và xác suất để bia bị bắn trúng là 0, 94. Tính xác suất bắn trúng bia của xạ thủ thứ hai.


Câu 48:

Cho đa giác lồi có 10 cạnh. Biết rằng không có ba đường chéo nào đồng quy, số giao điểm của các đường chéo là


Câu 53:

Hôm đó là ngày nào trong tháng?

Xem đáp án

Dựa vào câu trên ta đã xác định được tuổi của ba cậu con trai lần lượt là 1,6, 6. Mà tuổi của chúng cộng lại bằng hôm nay, nên hôm nay là ngày 13.

Chọn B


Câu 55:

Bạn Tuấn mang họ gì?

Xem đáp án

Nhóm Tuấn – Minh cưa được 26 đoạn, là số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 4 Đây chính là nhóm Nguyễn – Hoàng.

Mà Tuấn là nhóm trưởng, do đó bạn Tuấn có họ tên là Nguyễn Tuấn.

Chọn D


Câu 56:

Bạn Minh mang họ gì?

Xem đáp án

Nhóm Tuấn – Minh chính là nhóm Nguyễn – Hoàng.

Mà bạn Tuấn có họ tên đầy đủ là Nguyễn Tuấn nên bạn Minh có họ tên đầy đủ là Hoàng Minh.

Chọn B


Câu 57:

Họ tên nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Nhóm Đặng – Vũ chính là nhóm Phượng – Thanh.

Nhóm Tuấn – Minh chính là nhóm Nguyễn - Hoàng.

→ Nhóm Trần – Lê chính là nhóm Tùng – Nghĩa.

Mà Tùng là nhóm trưởng, vậy đáp án đúng là Trần Tùng.

Chọn B


Câu 59:

Thầy Minh dạy môn gì?

Xem đáp án

- Kết hợp (b) với (3) suy ra và thầy Minh dạy Tiếng Pháp (c).

- Kết hợp (c) với (1) suy ra thầy Minh không dạy Địa (d).

- Từ (5) suy ra thầy Minh không dạy Tiếng Anh và Toán (e).

- Kết hợp (a), (c), (d), (e) suy ra thầy Minh dạy môn còn lại là Lịch sử.

Chọn A


Câu 60:

Thầy Tuấn dạy những môn nào?

Xem đáp án

- Từ (4) và kết quả câu 58, 59 suy ra thầy Tuấn dạy Toán (f).

- Từ (f) và (5) suy ra thầy Vinh dạy môn còn lại là Tiếng Anh.

- Vậy thầy Tuấn dạy môn còn lại là Địa lý.

Chọn D


Câu 61:

Làm tròn số 13,956 đến một chữ số thập phân ta thu được

Xem đáp án

Ta thu được 14,0. Chú ý trên phương diện làm tròn số thì 14,0 có ý nghĩa khác với 14.

Chọn B


Câu 62:

Chiều cao của của 7 thành viên đội bởi của một trường được ghi lại như sau (đơn vị cm) 170; 169; 172; 175; 170; 174; 180. (1)

Xét dãy số liệu tương ứng 0; -1; 2; 5; 0; 4; 10. (2)

Gọi s và s’ tương ứng là độ lệch chuẩn của bộ số liệu (1) và (2).

Khi đó, ta có thể kết luận gì về s và s'?

Xem đáp án

Bộ số liệu (2) thu được từ bộ số liệu (1) bằng cách trừ từng số liệu đi 170.

Các số liệu được thay đổi bởi cùng một đại lượng. Giá trị trung bình cũng sẽ có thay đổi tương ứng. Và do đó, độ lệch chuẩn sẽ không đổi.

(Chú ý: một trong những ý nghĩa của bài toán này đó là trong thực tế, để tính toán độ lệch chuẩn của một bộ số liệu của các số lớn, ta có thể đưa về một bộ số liệu tương ứng với các số nhỏ hơn).

Chọn A


Câu 64:

Mức lương bình quân của phòng nào cao nhất?

Xem đáp án

Dễ thấy đó là phòng Kinh doanh, vừa có mức lương cơ bản cao nhất, vừa có phần trăm phụ cấp cao nhất.

Chọn C


Câu 65:

Tổng lương của phòng Pháp chế bằng khoảng bao nhiêu phần trăm so với tổng lương của cả 5 phòng?

Xem đáp án

Tỉ lệ đó bằng 1,25.16.15:2147,514,0%.

Chọn B


Câu 67:

Tổng lương của phòng Pháp chế ít hơn so với tổng lương của phòng Kinh doanh khoảng bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án
Tî̉ lệ đó bằng 1,35.18.401,25.16.151,35.18.4069,1%.
Chọn A

Câu 68:

Dựa vào thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 68 đến 70

Hai biểu đồ dưới đây cho thấy tỉ trọng của các hãng máy tính theo số lượng máy tính được bán ra và theo doanh thu trong năm 2017 của công ty M. Biết rằng số máy tính được bán ra trong năm là 1500 máy và doanh thu là 1,65 triệu USD

Giá bán trung bình của một máy tính IBM là khoảng bao nhiêu USD? (ảnh 1)

Quan sát biểu đồ và trả lời các câu hỏi sau:

Giá bán trung bình của một máy tính IBM là khoảng bao nhiêu USD?

Xem đáp án

Xử lý số liệu ta được bảng sau

 

Số máy bán ra (chiếc)

Doanh thu (USD)

Giá bán trung bình (USD)

IBM

150

462000

3080

HP

120

99000

825

Apple

165

231000

1400

Acer

180

132000

733,3

Asus

510

132000

258,8

Dell

90

99000

1100

Hãng khác

285

495000

 

Vậy giá bán trung bình của một máy tính IBM là 3080 USD.

Chọn D


Câu 69:

Trừ các hãng khác, hãng nào có giá bán trung bình một máy tính thấp nhất?

Xem đáp án

Dựa vào bảng phân tích số liệu trên, trừ các hãng khác, Asus có giá bán trung bình một máy tính thấp nhất.

Chọn A


Câu 70:

Trong giai đoạn 2017-2018, nếu doanh thu bán máy tính IBM tăng 50% và Apple tăng 15% và doanh thu bán máy tính của các hãng khác vẫn giữ nguyên thì tổng doanh thu bán máy tính của công ty M tăng bao nhiêu phần trăm?

Xem đáp án

Trong giai đoạn 2017-2018:

Doanh thu IBM tăng 50% → doanh thu IBM là:462000.150%=693000 (USD)

Doanh thu Apple tăng 15% → doanh thu Apple là: 231000.115%=265650(USD)

Do doanh thu bán máy các hãng khác giữ nguyên nên tổng doanh thu giai đoạn này là: 1915650 (USD)

Tỉ lệ tăng trưởng là: 161565016500001650000.100%=16,1%

Chọn A


Câu 71:

Số electron lớp ngoài cùng của 12 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn hóa học được biểu diễn theo số proton của chúng bằng sơ đồ nào trong các sơ đồ sau đây
Xem đáp án

Hai nguyên tố đầu tiên thuộc chu kỳ 1 là H và He lần lượt có le và 2e ở lớp ngoài cùng. Ở chu kỳ 2, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố tương ứng bằng với số thứ tự nhóm của nguyên tố đó, vậy từ nguyên tố thứ ba (Z = 3) trở đi sẽ có số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ le đến 8e.

Ở chu kỳ 3, gồm hai nguyên tố có Z = 11 và Z = 12, lần lượt lại có le và 2e ở lớp ngoài cùng.

Vậy sơ đồ đúng là sơ đồ B.


Câu 73:

Nitơ đioxit, NO2 là hợp chất có màu nâu đỏ, có khả năng bị phân hủy theo cân bằng sau

2NO2(k)2NO(k)+O2(k)

                                                 Nâu đỏ       Không màu

Sơ đồ bên minh họa cho thí nghiệm gồm bình chứa hỗn hợp ba khí, hỗn hợp có màu nâu nhạt. Lượng O2, được đưa thêm vào bình thông qua ống dẫn khí

Nitơ đioxit, NO2 là hợp chất có màu nâu đỏ, có khả năng bị phân hủy theo cân bằng sau (ảnh 1)

Hãy cho biết màu của hỗn hợp thay đổi như thế nào sau khi thêm O2 vào bình?

Xem đáp án

Khi thêm O2 vào bình làm cho cân bằng dịch chuyển về chiều làm giảm nồng độ O2, tức là chiều nghịch, chiều tạo ra nhiều NO2, làm cho hỗn hợp đậm màu hơn.

Chọn C


Câu 74:

Phát biểu nào sau đây về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chính xác?

Xem đáp án

A. Sai do bảng hệ thống tuần hoàn còn liệt kê ra một số nguyên tố nhân tạo (thời gian tồn tại rất ngắn trong phòng thí nghiệm).

B. Sai do các nguyên tố được xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

C. Sai do các nguyên tố có cùng số lớp electron thì được xếp vào cùng chu kì, có kích thước và tính chất hóa học khác nhau.

D. Đúng do các nguyên tố có cùng số electron lớp ngoài cùng thì được xếp vào cùng một nhóm và có tính chất tương tự nhau.

Chọn D


Câu 75:

Một vật dao động điều hoà có phương trình x=4cos(2πt+π/3) (x tính bằng cmt tính bằng giây). Thời gian để vật đi được quãng đường 24 cm kể từ lúc bắt đầu dao động

Xem đáp án

Ta có: ω=2πrad/sT=1 s S=24 cm=6 A=4 A+2 A.

Suy ra: t=T+T2=1+12=1,5 s.

Chọn A


Câu 76:

Mạch dao động điện từ lí tưởng, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 2.10-5 H và tụ điện có điện dung 5.10-5 F. Lấy π=10. Chu kì dao động riêng của mạch là

Xem đáp án

Chu kì dao động riêng của mạch: T=2πLC=21021055105=2104 s.

Chọn B


Câu 77:

Trong thí nghiệm giao sóng trên bề mặt chất lỏng của hai nguồn đồng bộ có tần số f = 20 Hz, điểm M nằm trên một cực đại giao thoa và có khoảng cách từ M đến hai nguồn lần lượt là d1 = 24 cm và d2 = 30 cm. Biết giữa M và trung trực của hai nguồn còn hai cực đại khác nữa. Vận tốc sóng truyền trong môi trường trên là

Xem đáp án

M nằm trên cực đại, giữa M và nguồn còn hai cực đại khác nữa nên M nằm trên cực đại có k = 3.

Ta có: d2d1=kλ3024=3λλ=2 cm.

Vận tốc sóng truyền trong môi trường trên là v=λf=2.20=40 cm/s.

Chọn C


Câu 78:

Trong một môi trường trong suốt, ánh sáng có bước sóng λ=0,45μm. Tính chiết suất của môi trường đó nếu biết tần số của ánh sáng này f = 5.1014 Hz và tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s.

Xem đáp án
Chiết suất của môi trường: n=cv=cλf=31080,4510651014=43.
Chọn D

Câu 79:

Virut HIV nhiễm vào tế bào nào ở cơ thể người:

Xem đáp án

Cơ chế xâm nhập của virut HIV: Khi HIV virus xâm nhập vào cơ thể bằng một loại tế bào bạch cầu có tên là CD4 to Chúng sẽ sử dụng tế bào để sản sinh ra hàng trăm nghìn bản sao, đồng thời phá hủy tế bào CD4 to xâm nhập vào hệ tuần hoàn to gắn vào tế bào CD4 khác to nhân lên.

Chọn A


Câu 80:

Ở Ruồi giấm Drosophila melanogaster có bộ NST được kí hiệu I, II, II, IV. Khi khảo sát một quần thể thuộc loài này, người ta phát hiện ba thể đột biến (a, b, c). Phân tích tế bào học ba thể đột biến đó thu được kết quả sau:

Thể đột biến

Số lượng NST đếm được ở từng cặp NST

I

II

III

IV

a

3

3

3

3

b

3

2

2

2

c

1

2

1

2

Thể đột biến a, b, c lần lượt là:

Xem đáp án

Ruồi giấm có 4 cặp NST → n = 4

+ Bình thường: Mỗi cặp có 2 NST

+ Thể đột biến a: Trên 4 cặp đều có 3 NST → gấp 3 lần bộ NST đơn bội (n): 3n = 12

→ Thể đột biến a thuộc thể tam bội

Thể đội biến b: Cặp NST số 1 có 3 chiếc → thể tam nhiễm (2n+1)

Thể đột biến c: Cặp số 1 và số 3 có 1 chiếc → thể một nhiễm kép (2n - 1- 1)

Chọn B


Câu 81:

Một quần thể thực vật có 2n = 14, xét 4 gen A, B, C và D. Trong đó gen A nằm trên NST số 1 có 5 alen. Gen B nằm trên NST số 2 có 6 alen ; Gen C và D nằm trên NST số 3. Gen C có 8 alen ; gen D có 2 alen. Biết rằng không xảy ra đột biến, quần thể có tối đa bao nhiêu kiểu gen đang xét?

Xem đáp án

Nguyên tắc : Nhân các gen lại với nhau bằng công thức: n(n+1)2 (Trong đó n là số alen). Nếu các gen nằm chung trên cùng một NST thì lấy tích số trước khi đưa vào công thức 5.62×6.72×16.172=42840

Chọn B


Câu 83:

Hai huyện đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa trực thuộc vùng kinh tế nào của nước ta?

Xem đáp án

Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa. Cả hai đều thuộc vùng kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ.

Chọn C


Câu 84:

Dải đồng bằng ven biển miền Trung không có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Câu D là đáp án vì phần giáp biển là cồn cát, đầm phá, dải giữa là các vùng trũng thấp, dải trong cùng đã được bồi tụ thành đồng bằng.

Chọn D


Câu 85:

Vịnh Hạ Long là một bộ phận của

Xem đáp án

Câu A Vịnh Hạ Long là một bộ phận của vịnh Bắc Bộ, nằm phía tây bắc của biển Đông.

Câu B vịnh Thái Lan nằm ở vùng biển phía tây nam của nước ta.

Câu C, D vịnh Vân Phong và vịnh Cam Ranh là hai vịnh nổi tiếng thuộc tỉnh Khánh Hòa.

Chọn A


Câu 86:

                                            “Mưa rất vội, mau mau còn tạnh

                                             Để được còn thi xanh với trời xanh

                                             Đước cũng vội, nảy mầm chưa kịp rụng

                                             Chồi non cho lá giữa không trung

                                             Vừa chạm đất, chồi vội vàng mọc rễ

                                             Lại mưa, lại bạc trắng trời

                                             Nắng cũng vội, cho rễ chùm nhanh mọc

                                             Thành rừng, mở đất Mũi Cà Mau”

                                                                (Trích “Mưa trong rừng được Cà Mau”, Lê Tuấn Lộc)

Đoạn thơ trên nói về hệ sinh thái nào ở nước ta?

Xem đáp án

Đoạn trích có nhắc đến hình ảnh cây đước, đây là loài cây đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ngập mặn. Đoạn trích cũng đề cập đến Mũi Cà Mau, nơi rất nổi tiếng với hệ sinh thái độc đáo này.

Chọn B


Câu 87:

Trong phong trào đấu tranh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ Latinh được gọi là

Xem đáp án

Cùng với những hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân đòi ruộng đất, đấu tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở Mĩ Latinh, biến châu lục này thành “Lục địa bùng cháy”

Chọn B


Câu 88:

Sự kiện nào đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe – tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa?

Xem đáp án

Sự ra đời của NATO và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe. Chiến tranh lạnh đã bao trùm cả thế giới.

Chọn D


Câu 89:

Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta đề ra có nội dung như thế nào?

Xem đáp án

Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến”, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” và tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là những văn kiện lịch sử quan trọng về đường lối kháng chiến, nêu rõ tính chất, mục đích, nội dung và phương châm của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.

Chọn C


Câu 90:

Chiến thắng quân sự nào của ta đã buộc Mĩ phải chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam?

Xem đáp án

Mặc dù có những tổn thất và hạn chế, song ý nghĩa của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân vẫn hết sức to lớn, đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hoá” chiến tranh xâm lược, chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Chọn A


Câu 91:

Giản đồ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy của hợp kim chì – thiếc theo hàm lượng của mỗi kim loại trong hợp kim. Giản đồ trên cho thấy hợp kim chì – thiếc với mọi tỉ lệ pha trộn thì có nhiệt độ nóng chảy luôn

Giản đồ sau biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ nóng chảy của hợp kim chì – thiếc theo hàm lượng của mỗi kim loại trong (ảnh 1)
Xem đáp án

Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim chì – thiếc dao động trong khoảng từ dưới 100°C đến dưới nhiệt độ nóng chảy của chì tinh khiết (~310°C), trong khi nhiệt độ nóng chảy của thiếc tinh khiết khoảng 210°C, vậy nhiệt độ nóng chảy của hỗn hợp luôn thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của chì tinh khiết.

Chọn B


Câu 92:

Một sinh viên điều chế etilen từ dầu mỏ theo sơ đồ thí nghiệm hình bên. Phản ứng mà sinh viên đã áp dụng để thu được etilen

Một sinh viên điều chế etilen từ dầu mỏ theo sơ đồ thí nghiệm hình bên. Phản ứng mà sinh viên đã áp dụng để thu được etilen (ảnh 1)
Xem đáp án

Sơ đồ trên mô tả phản ứng crăckinh dầu mỏ để thu được ankan và anken từ một ankan nhiều C hơn có trong dầu mỏ.

Chọn A


Câu 94:

Một số người sử dụng các miếng cao dán chứa nicotin để giúp họ cai thuốc lá. Những miếng cao này được dán trên da và giải phóng nicotin vào máu. Điều này giúp làm mất đi những cơn thèm thuốc và những dấu hiệu của việc cai nghiện khi mọi người đã cai thuốc. Để nghiên cứu về tính hiệu quả của những miếng dán nicotin này, một nhóm nhà nghiên cứu đã nghiên cứu 100 người hút thuốc muốn cai thuốc, 100 người này được nghiên cứu trong vòng sáu tháng. Để đánh giá chính xác và hiệu quả tác dụng của miếng cao dán, nhóm nhà nghiên cứu đã cho

Xem đáp án

Để đánh giá chính xác và hiệu quả tác dụng của miếng cao dán, chọn một nửa số người muốn cai thuốc cho sử dụng miếng dán, nửa còn lại thì không, từ đó tính phần trăm số người không còn tái hút thuốc trong mỗi nhóm và so sánh.

Chọn D


Câu 95:

W, X và Y là những chất rắn không màu, Z là dung dịch không màu. Chúng là các chất (không theo thứ tự): natri clorua, natri cacbonat, axit citric và chất chỉ thị phenolphtalein. Khi cho một lượng nhỏ mỗi chất tác dụng với nhau từng đôi một trong dung môi nước thì thu được bảng kết quả sau:

 

W

X

Y

X

Không phản ứng

 

 

Y

Màu hồng tím

Không phản ứng

 

Z

Không phản ứng

Không phản ứng

Sủi bọt khí

 Lưu ý: Axit citric sẽ sủi bọt khí khi gặp muối cacbonat, nhưng không có hiện tượng này khi gặp muối clorua. Các chất W, X, Y và Z lần lượt là

Xem đáp án

Z không có phản ứng với W và X nhưng cho sủi bọt khí với Y, vậy Z và Y chính là axit citric và natri cacbonat. Trong các chất thì chỉ có natri cacbonat là tạo môi trường kiềm cho phản ứng màu hồng tím với phenolphtalein, nên Y là natri cacbonat, W là phenolphtalein. Vậy Z là axit citric và X là natri clorua.

Chọn B


Câu 96:

Metylamin (M = 31) và hiđroclorua (M = 36,5) đều là chất khí và có khả năng tan tốt trong nước. Hai chất khí này khi tác dụng với nhau tạo ra hợp chất ở dạng khói trắng, metylamoni clorua. Thí nghiệm nghiên cứu về tốc độ khuếch tán của hai chất được mô tả như hình sau. Hãy cho biết vị trí khói trắng hình

Metylamin (M = 31) và hiđroclorua (M = 36,5) đều là chất khí và có khả năng tan tốt trong nước. Hai chất khí này khi (ảnh 1)
Xem đáp án

Vị trí C là vị trí quan sát thấy khói trắng hình thành, do phân tử khối của metylamin nhỏ hơn HCl (31<36,5) nên tốc độ khuếch tán trong ống của CH3NH2 nhanh hơn HCl, nhưng nhanh hơn không nhiều (do phân tử khối không lệch nhau nhiều), nên vị trí C là vị trí tại đó hai chất phản ứng với nhau và hình thành khói trắng.

Chọn C


Câu 98:

Khi chiếu lần lượt các bức xạ trên vào bề mặt kim loại, hiện tượng quang điện ngoài xảy ra với bức xạ có bước sóng

Xem đáp án

Hiện tượng quang điện ngoài xảy ra khi bước sóng ánh sáng tới thỏa mãn λλ0

Chọn A


Câu 100:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 100 đến 102

CO2 đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật. Trong CO2 chứa cả hai đồng vị của Cacbon là 14C và 12C với tỉ lệ xấp xỉ 10-6%. Trong đó 12C là đồng vị bền và hầu như không phân rã theo thời gian, còn 14C là đồng vị phóng xạ có chu kì bán rã vào khoảng 5730 năm (cứ sau 5730 năm thì số đồng vị giảm đi một nửa so với ban đầu). Khi động vật và thực vật thực hiện quá trình trao đổi khí thì các đồng vị của Cacbon lưu lại trong chúng với tỉ lệ không đổi. Tuy nhiên khi chúng chết đi,quá trình trao đổi khí ngưng lại,lúc này tỉ lệ các đồng vị carbon bên trong chúng có sự thay đổi. Bằng cách so sánh tỉ lệ 12C:14 C trong động vật thực vật và trong môi trường gần đó người ta có thể xác định được “tuổi” của chúng cho đến nay. Đây là phương pháp xác định tuổi được sử dụng rất nhiều trong ngành khảo cổ học. Thông qua việc xác định tuổi của các mẫu vật, các nhà khảo cổ có thể dự đoán về trình độ và sự phát triển của nhân loại trong quá khứ.

Nguyên nhân của sự thay đổi tỉ lệ 12C:14C khi quá trình trao đổi khí ở động vật và thực vật dừng lại là do

Xem đáp án

Đồng vị phóng xạ 14C không bền mà bị phân rã với chu kì bán rã là T= 5730 năm nên giảm theo thời gian.

Chọn B


Câu 101:

Khi động vật/thực vật chết đi thì tỉ lệ 12C:14C trong cơ thể chúng sẽ

Xem đáp án

Tỉ lệ 12C:14C sẽ tăng lên do 12C không thay đổi (hạt nhân bền) còn 14C giảm theo thời gian (hạt nhân phóng xạ).

Chọn C


Câu 102:

Giả sử người ta xét nghiệm thấy trong một mẫu gỗ tỉ lệ 14C chỉ còn 25% so với ban đầu,thì tuổi của mẫu gỗ gần nhất với giá trị nào sau đây

Xem đáp án

N=25% N02t/T=14tT=2t=2 T=2.5730=11460 năm

Chọn A


Câu 104:

Trong các loài sau đây thì loài nào có manh tràng phát triển nhất?

Xem đáp án

Nếu chỉ xét về manh tràng thì động vật ăn thực vật có dạ dày đơn thường có manh tràng to hơn như ngựa, thỏ... để chúng tiêu hóa kĩ hơn vì lúc này dạ dày chúng chỉ có 1 ngăn.

Chọn D


Câu 105:

Phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đặc điểm của động vật ăn thực vật thường có: Răng nanh và hàm bằng nhau để lấy thức ăn; dạ dày có thể 1 ngăn hoặc 4 ngăn; hệ thống ruột dài để tiêu hóa lượng cỏ lớn; còn đối với động vật ăn thịt thì: răng nanh nhọn; dạ dày đơn; hệ thống ruột ngắn hơn.

Chọn D


Câu 106:

Sử dụng dữ kiện sau và trả lời câu hỏi từ 106 đến 108:

Sự phát triển là toàn bộ quá trình biến đổi của cơ thể bao gồm sinh trưởng, phân hóa – biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái. Quá trình phát triển bắt đầu từ khi hợp tử được hình thành cho đến khi cơ thể chết. Ở động vật, phát triển được chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phối; Giai đoạn phôi là giai đoạn phát triển từ hợp tử hình thành nên các mầm cơ quan trên cơ thể. Giai đoạn này bao gồm nhiều giai đoạn nhỏ: Phân cắt trứng, phôi nang, phôi vị hóa, giai đoạn mầm cơ quan; Giai đoạn hậu phối là giai đoạn phát triển từ con non (mới sinh, mới nở) thành con trưởng thành (có khả năng sinh sản). Giai đoạn hậu phôi có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái. Phát triển qua bién thái là kiểu phát triển mà con non sinh ra có hình thái, cấu tạo khác với con trưởng thành. Có 2 kiểu biến thái là biến thái hoàn toàn (kiểu biến thái mà con non sinh ra có hình thái, cấu tạo và sinh lý khác hẳn con trưởng thành) và biến thái không hoàn toàn (kiểu biến thái mà con non sinh ra chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác hình thành nên cơ thể trưởng thành).

Sự phát triển động vật bao gồm giai đoạn nào?

Xem đáp án

Quá trình phát triển bắt đầu từ khi hợp tử được hình thành cho đến khi cơ thể chết. Ở động vật, phát triển được chia làm 2 giai đoạn chính là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phối; Giai đoạn phối là giai đoạn phát triển từ hợp tử hình thành nên các mầm cơ quan trên cơ thể. Giai đoạn hậu phôi là giai đoạn phát triển từ con non thành con trưởng thành.

Chọn B


Câu 107:

Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về giai đoạn phát triển hậu phôi ở động vật.

Xem đáp án

Giai đoạn hậu phôi có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái. Phát triển qua biến thái là kiểu phát triển mà con non sinh ra có hình thái, cấu tạo khác với con trưởng thành. Có 2 kiểu biến thái là biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn.

Chọn C


Câu 108:

Câu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình phát triển ở động vật?

Xem đáp án

Biến thái hoàn toàn là kiểu biến thái mà con non sinh ra có hình thái, cấu tạo và sinh lý khác hẳn con trưởng thành. Kiểu biến thái này phổ biến ở côn trùng và nhiều loài động vật không xương sống khác. Phát triển của ếch cũng là kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn → A đúng.

Trong biến thái hoàn toàn, động vật cần trải qua một giai đoạn trung gian giữa ấu trùng và con trưởng thành → đây là giai đoạn phá bỏ các cấu trúc cũ, hình thành các cấu trúc mới để thay đổi hoàn toàn về cấu tạo, hình thái và sinh lý → B đúng

Biến thái không hoàn toàn là kiểu biến thái mà con non sinh ra chưa hoàn thiện, trải qua nhiều lần lột xác hình thành nên cơ thể trưởng thành. Một số loài như châu chấu có kiểu

biến thái này → C đúng.

Phát triển không qua biến thái là kiểu phát triển mà con non sinh ra tương tự với con trưởng thành. Các loài bò sát, chim, thú đều có kiểu phát triển này → D sai.

Chọn D


Câu 109:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 109 đến 111

“Theo Bộ Công thương, từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA) có hiệu lực đến nay, các tổ chức được ủy quyền đã cấp gần 15.000 bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch gần 700 triệu USD đi 28 nước châu Âu (EU), trong đó có nhiều lô hàng nông sản đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng thuế ưu đãi. Cụ thể, tháng 8-2020, xuất khẩu thủy sản sang EU có số lượng đơn hàng tăng khoảng 10% so với tháng 7; trong đó phải kể đến sự tăng trưởng vượt bậc của mặt hàng tôm.

Trước đó, liên tiếp trong quý I và quý II-2020, xuất khẩu tôm bị sụt giảm tại thị trường EU với mức giảm tương ứng 4% và 10% so với cùng kỳ năm 2019. Từ tháng 7-2020, xuất khẩu bắt đầu phục hồi 2% và tăng mạnh 16% trong tháng 8/2020. Điều này cho thấy thuế nhập khẩu tôm đông lạnh vào EU giảm về 0% theo Hiệp định EVFTA đã tác động tích cực đến xuất khẩu sang thị trường này. Bên cạnh thủy sản, gạo Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu cũng đạt được những kết quả khả quan không chỉ về số lượng mà quan trọng hơn là giá gạo xuất khẩu đã tăng phổ biến từ 80 đến 200 USD/tấn tùy loại so với thời điểm trước khi EVFTA có hiệu lực. Cùng với đó, các mặt hàng như cà-phê, trái cây cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu sang EU với mức giá khá cao.

Có thể thấy, EVFTA là cơ hội lớn đối với ngành nông nghiệp nước ta, và thực tế, nhiều ngành hàng đã bước đầu tận dụng được lợi thế về thuế để tăng khả năng cạnh tranh và giúp hàng nông sản của Việt Nam mở rộng thị phần tại thị trường châu Âu. Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến giao thương trên toàn cầu thì những thành quả trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các bên liên quan, từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu. Điều này không chỉ có lợi cho các mặt hàng nông sản tại EU mà nó còn là một "tín chỉ" đáng giá để ngành nông nghiệp Việt Nam "ghi điểm" với nhiều thị trường chất lượng cao khác trên toàn cầu.”

(Trích “Đột phá mạnh mẽ từ EVFTA”, Tiến Anh, Báo Nhân Dân điện tử, 07/10/2020)

EVFTA không có hiệu lực giữa Việt Nam và

Xem đáp án

EVFTA là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu u, có hiệu lực giữa Việt Nam và các nước thành viện trong Liên minh châu u (EU). Các nước Hà Lan, Pháp, Thụy Điển đều là các quốc gia thuộc EU. Riêng Hoa Kì là một quốc gia ở châu Mĩ, không thuộc EU.

Chọn D


Câu 110:

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình xuất khẩu tôm của Việt Nam tại thị trường EU?

Xem đáp án

“Trước đó, liên tiếp trong quý I và quý II-2020, xuất khẩu tôm bị sụt giảm tại thị trường EU với mức giảm tương ứng 4% và 10% so với cùng kỳ năm 2019. Từ tháng 7-2020, xuất khẩu bắt đầu phục hồi 2% và tăng mạnh 16% trong tháng 8-2020. Điều này cho thấy thuế nhập khẩu tôm đông lạnh vào EU giảm về 0% theo Hiệp định EVFTA đã tác động tích cực đến xuất khẩu sang thị trường này.”

Chọn B


Câu 111:

Điều gì là “tín chỉ” đáng giá để giúp ngành nông nghiệp Việt Nam “ghi điểm” với nhiều thị trường chất lượng cao?

Xem đáp án

- “Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến giao thương trên toàn cầu thì những thành quả trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của tất cả các bên liên quan, từ sản xuất, chế biến đến xuất khẩu. Điều này không chỉ có lợi cho các mặt hàng nông sản tại EU mà nó còn là một "tín chỉ" đáng giá để ngành nông nghiệp Việt Nam "ghi điểm" với nhiều thị trường chất lượng cao khác trên toàn cầu.”

Chọn A


Câu 112:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 112 đến 114

“Kết quả Tổng điều tra năm 2019 cho thấy, Việt Nam đã không đạt được cả hai mục tiêu về đô thị hoá đến năm 2015 và 2020 theo Chương trình phát triển đô thị quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên khía cạnh về tăng tỷ lệ dân số khu vực thành thị.

Sau 30 năm, tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam tăng 14,3 điểm phần trăm, từ 20,1% năm 1989 lên 34,4% năm 2019. Tốc độ tăng dân số thành thị bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 chỉ đạt 2,64%/năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số thành thị của giai đoạn 1999 - 2009 (3,4%/năm).

Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực. Tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, châu Âu, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 80% tổng dân số (Mỹ: 82%, Canada: 81%, Australia: 86%, châu Âu: 74%). So với các nước trong khu vực, tỷ lệ dân số đô thị của nước ta chỉ đứng trên Đông Timor (31%), Myanmar (29%), Campuchia (23%).

Tốc độ đô thị hoá tăng chậm và chịu ảnh hưởng một phần bởi hai yếu tố di cư và thay đổi đơn vị hành chính. Quan sát tình hình di cư trong ba thập kỷ qua cho thấy sự thay đổi rõ rệt cả về số lượng, tỷ lệ và xu hướng. Tổng dân số cả nước liên tục tăng qua các thời kỳ, nhưng dân số di cư chỉ tăng trong giai đoạn 1989 - 2009, từ 2,4 triệu người năm 1989 lên 6,7 triệu người năm 2009, sau đó giảm xuống còn 6,4 triệu người năm 2019. Tương ứng là tỷ lệ di cư liên tục tăng mạnh từ 4,5% năm 1989 lên 6,5% năm 1999 và lên mức 8,5% năm 2009; đến năm 2019, tỷ lệ di cư giảm xuống còn 7,3%.

Trong các cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ luôn được biết đến là hai vùng nhập cư. Tuy nhiên, theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, Tây Nguyên đã chuyển thành vùng xuất cư. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư duy nhất trên cả nước.”

(Trích “Dân số thành thị còn thấp, mục tiêu đô thị hóa chưa đạt”,

H.Y, Thời báo Tài chính Việt Nam, 06/06/2020)

Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về tỉ lệ dân thành thị Việt Nam?

Xem đáp án

- “Sau 30 năm, tỷ lệ dân số thành thị của Việt Nam tăng 14, 3 điểm phần trăm, từ 20, 1% năm 1989 lên 34, 4% năm 2019. Tốc độ tăng dân số thành thị bình quân năm giai đoạn 2009 - 2019 chỉ đạt 2, 64%/năm, thấp hơn tốc độ tăng dân số thành thị của giai đoạn 1999 - 2009 (3, 4%/năm):

Tuy có sự gia tăng về quy mô và tốc độ tăng dân số đô thị nhưng tỷ trọng dân số đô thị của nước ta hiện vẫn ở mức rất thấp so với các nước phát triển trên thế giới cũng như so với các nước trong khu vực. Tại các nước phát triển như Mỹ, Úc, châu u, tỷ lệ dân số thành thị chiếm khoảng 80% tổng dân số (Mỹ: 82%, Canada: 81%, Australia: 86%, châu u: 74%). So với các nước trong khu vực, tỷ lệ dân số đô thị của nước ta chỉ đứng trên Đông Timor (31%), Myanmar (29%), Campuchia (23%).” – Theo đoạn này, các ý A, C, D đúng. Tỉ lệ dân số thành thị nước ta chỉ đạt 34, 4% năm 2019, như vậy vẫn thấp hơn so với tỉ lệ dân số nông thôn.

Chọn B


Câu 113:

Theo đoạn trích, tốc độ đô thị hóa chịu tác động của việc thay đổi đơn vị hành chính và

Xem đáp án

- “Tốc độ đô thị hoá tăng chậm và chịu ảnh hưởng một phần bởi hai yếu tố di cư và thay đổi đơn vị hành chính.”

Chọn A


Câu 114:

Vùng nào liên tục là vùng nhập cư của nước ta trong các năm 1999, 2009 và 2019?

Xem đáp án

“Trong các cuộc Tổng điều tra năm 1999 và 2009, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ luôn được biết đến là hai vùng nhập cư. Tuy nhiên, theo kết quả Tổng điều tra năm 2019, Tây Nguyên đã chuyển thành vùng xuất cư. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng nhập cư duy nhất trên cả nước.”

Theo đoạn này, Đông Nam Bộ là vùng nhập cư trong tất cả các năm 1999, 2009 và 2019.

Chọn D


Câu 115:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 115 đến 117

Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVIII - XIX, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của con người, nhất là trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đặc điểm lớn nhất của cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ.

Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trở thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kĩ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học - công nghệ.

(Sách giáo khoa Lịch sử lớp 12, trang 66 và 67)

Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại (từ những năm 40 của thế kỉ XX) diễn ra theo trình tự nào?

Xem đáp án

...Khoa học gắn liền với kĩ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kĩ thuật. Đến lượt mình, kĩ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất....

Chọn A


Câu 116:

Giai đoạn 2 của cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2 diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?

Xem đáp án

...Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học.

Chọn C


Câu 117:

Ở Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại có đặc điểm gì?

Xem đáp án

“...Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trở thành nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ... Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại, mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học...” Đây là đặc điểm chung của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại. Việt Nam hiện nay đang tiến hành công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước với việc thực hiện cách mạng khoa học – công nghệ nên sẽ có đặc điểm chung của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại bên cạnh những đặc điểm riêng của nước mình.

Chọn D


Câu 118:

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 118 đến 120

......Ngày 17-12-1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã ra lệnh mở cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, mang tên Linebacker II vào Hà Nội và Hải Phòng...

Đây là lần đầu tiên, quân và dân ta tổ chức và thực hành thắng lợi một chiến dịch phòng không - một loại hình chiến dịch của chiến tranh hiện đại - đánh bại cuộc tập kích chiến lược đường không của địch, một chiến dịch phòng không độc nhất trong 30 năm chiến tranh giải phóng. Ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111, giáng đòn quyết định vào cố gắng cuối cùng - đồng thời là cố gắng cao nhất của Mỹ trong năm 1972,...

Với lý do thất bại nặng nề như vậy, đúng 7 giờ ngày 30 – 12 – 1972, Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại biểu Chính phủ ta tại Paris, bàn việc ký kết hiệp định.

Chiến thắng oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời này đã góp phần kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược lâu dài, hao người tốn của của một đạo quân viễn chinh. Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. “Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới, thời đại Hồ Chí Minh lịch sử; xứng đáng là một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại.

(Dương Xuân Đống, Điện Biên Phủ trên không –

Một đỉnh cao chiến thắng của văn hóa quân sự Việt Nam hiện đại, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia)

Nội dung nào sau đây phản ánh ý nghĩa quan trọng nhất của trận “Điện Biên Phủ trên không”?

Xem đáp án

... Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mĩ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. Với Hiệp định Paris, Mĩ phải rút quân về nước, làm suy yếu quân đội Sài Gòn, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tiến lên giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Chọn B


Câu 119:

Hiệp định Paris được kí kết vào thời gian nào?

Xem đáp án

Với 2 dữ kiện “Với lý do thất bại nặng nề như vậy, đúng 7 giờ ngày 30 – 12 – 1972, Chính phủ Hoa Kỳ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp đại biểu Chính phủ ta tại Paris, bàn việc ký kết hiệp định.” và “... m hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mĩ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975.” Có thể rút ra kết luận ngày kí Hiệp định Paris là ngày 27 – 1 – 1973.

Chọn C


Câu 120:

Nguyên nhân nào khiến thắng lợi của quân dân Việt Nam trong cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng,... của đế quốc Mĩ được gọi là chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”?

Xem đáp án

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có giá trị lịch sử, ý nghĩa sâu sắc trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao,... như trận toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Dẫn chứng trong đoạn trích “... Âm hưởng của nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một chiến dịch, góp phần quyết định “đánh cho Mỹ cút” sau khi Hiệp định Paris được ký kết, tạo tiền đề “đánh cho ngụy nhào” vào mùa Xuân năm 1975. “Điện Biên Phủ trên không” là sự kế thừa và phát triển truyền thống nghệ thuật quân sự Việt Nam trong thời đại mới,...”

Chọn A


Bắt đầu thi ngay