Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- Kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) (Có đáp án)

Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- Kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) (Có đáp án)

Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất- Kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961-1965) (Có đáp án)

  • 1785 lượt thi

  • 20 câu hỏi

  • 20 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò, vị trí như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.


Câu 2:

Vị trí, vai trò của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam được xác định như thế nào tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960)?

Xem đáp án

Đáp án D
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (1960) đã xác định cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam


Câu 3:

Mục tiêu của kế hoạch nhà nước  5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là

Xem đáp án

Đáp án B

Kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) nhằm bước đầu xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội, thực hiện một bước công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa


Câu 4:

Đâu không phải là nhiệm vụ của kế hoạch kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965)?

Xem đáp án

Đáp án D
Nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là ra sức phát triển công nghiệp và nông nghiệp, tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố và tăng cường thành phần kinh tế quốc doanh, cải thiện một bước đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân lao động, củng cố quốc phòng, tăng cường trật tự và an ninh xã hội


Câu 5:

Tại sao cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau?

Xem đáp án

Đáp án D
Cách mạng hai miền Nam - Bắc lại có quan hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau do đều nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước. Đó chính là mục tiêu chiến lược chung của cả hai miền.


Câu 6:

Tính chất cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là

Xem đáp án

Đáp án B

Bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), miền Bắc đã chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội.

=> Tính chất của cách mạng miền Bắc khi bắt đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) là cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Câu 7:

Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là

Xem đáp án

Đáp án A
Điểm nổi bật trong chính sách nông nghiệp của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) là đưa nông dân vào con đường làm ăn tập thể dưới hình thức là các hợp tác xã để huy động tối đa sức mạnh tập thể để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam kháng chiến


Câu 8:

Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là gì?

Xem đáp án

Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) của nhân dân miền Bắc là miền Bắc được củng cố vững mạnh, có khả năng tự bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hậu phương với chiến trường miền Nam


Câu 9:

Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến Đảng Lao động Việt Nam triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9-1960)?

Xem đáp án

Đáp án C
Đến năm 1960, cách mạng hai miền Nam - Bắc có những bước tiến quan trọng. Sau phong trào Đồng Khởi, cách mạng miền Nam đã chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Miền Bắc đạt nhiều thành tựu trong việc hoàn thành cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế và cải tạo quan hệ sản xuất. Do đó đòi hỏi Đảng phải đề ra được đường lối mới phù hợp với tình hình thực tế.


Câu 10:

Trong giai đoạn 1954-1975, tỉnh nào ở Việt Nam được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”

Xem đáp án

Đáp án A
Thái Bình là tỉnh được mệnh danh là “Quê hương 5 tấn”. Vì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong những năm 1961-1965, Thái Bình là tỉnh đầu tiên và cũng là tỉnh có nhiều hợp tác xã đạt và vượt năng suất 5 tấn thóc/ha


Câu 11:

Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) với Đại hội lần thứ II (2-1951) là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

- Đại hội lần thứ II của Đảng (2-1951): lúc này cả nước vẫn đang trong quá trình hoàn thành nhiệm vụ kháng chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập dân tộc => Chưa xuất hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội

- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960): Lúc này miền Bắc đã được giải phóng (theo nội dung của Hiệp định Giơnevơ – 1954) => Đại hội đã đề ra nhiệm vụ của miền Bắc là đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan trọng nhất là xây dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội.


Câu 12:

Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án D
Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (9/1960) của Đảng để lại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay là tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp điều kiện đất nước


Câu 13:

Bài học cơ bản cho cách mạng Việt Nam được rút ra từ việc tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9 - 1960) là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của Mĩ - Diệm.

=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã đưa ra nhiệm vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở cả hai miền:

- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

=> Bài học kinh nghiệm được rút ra từ nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam là mềm dẻo linh hoạt trong thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp


Câu 14:

Bài học kinh nghiệm nào được rút ra từ nội dung Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) có ý nghĩa chiến lược cho quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau năm 1954, miền Bắc được giải phóng, miền Nam vẫn đặt dưới ách thống trị của Mĩ – Diệm

=> Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) đã đưa ra nhiệm vụ thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau ở cả hai miền:

- Miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình, thống nhất đất nước.

=> Bài học kinh nghiệm được rút ra từ nội dung của Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam là mềm dẻo linh hoạt trong chỉ đạo chiến lược cách mạng, tùy vào tình hình cụ thể để đưa ra nhiệm vụ chiến lược phù hợp. 


Câu 15:

Nội dung nào dưới đây thể hiện sự sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần III (9 - 1960)?

Xem đáp án

Đáp án B

Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (1960) tổ chức tại Hà Nội đã đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và chỉ rõ vai trò, vị trí của cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa cách mạng hai miền

Đó là: cách mạng XHCN ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam. Cách mạng 2 miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước

=> Thể hiện sự sáng tạo của Đảng khi đề ra nhiệm vụ chiến lược của  CM từng miền và cách mạng cả nước


Câu 16:

Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là gì?

Xem đáp án

Đáp án B

Vấn đề quan trọng nhất về chiến lược cách mạng được xác định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của cách mạng từng miền


Câu 17:

Đâu là điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930-1945?

Xem đáp án

Đáp án B

Điểm khác biệt cơ bản giữa Đảng Lao động Việt Nam và Đảng cộng sản Đông Dương thời kì 1930 - 1945 là về tính chất và hình thức hoạt động.

- Đảng Lao động Việt Nam đã trở thành đảng cầm quyền, hoạt động công khai, hợp pháp.

- Đảng Cộng sản Đông Dương chỉ là đảng lãnh đạo và phải hoạt động bí mật, bất hợp pháp.


Câu 18:

Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là

Xem đáp án

Đáp án D
Đại hội lần thứ III (9/1960) của Đảng được chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá là “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.


Câu 19:

Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3 - 1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trong 10 năm qua, miền Bắc đã tiến những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nước, xã hội và con người đều đổi mới" để nhấn mạnh những thành tựu của miền Bắc trong

Xem đáp án

Đáp án A

Những thành tựu đạt được trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1961 - 1965) và nói chung trong 10 năm (1954 - 1964) đã làm thay đổi bộ mặt xã hội miền Bắc. Tại Hội nghị Chính trị đặc biệt (3/1964), Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nước ta đã tiến hành những bước dài chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc, đất nước, xã hội và con người đều đổi mới.” Ngày 7/2/1965, Mỹ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, miền Bắc chuyển hướng xây dựng và phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện chiến tranh.


Câu 20:

Điểm khác nhau cơ bản giữa Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960) với Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng (2/1951) là

Xem đáp án

Đáp án A

- Đáp án B, C, D loại vì đây là điểm chung của hai Đại hội.

- Đáp án A là điểm khác vì: sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc được giải phóng, còn miền Nam phải tiếp tục thực hiện cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thực tiễn đặt ra yêu cầu đối với miền Bắc là cần khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ hậu phương còn miền Nam cần tiến hành chống Mĩ để giải phóng hoàn toàn và đi đến thống nhất đất nước => ở Đại hội III năm 1960, Đảng đề ra nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH. Điều này là điểm khác biệt so với Đại hội II năm 1951.


Bắt đầu thi ngay