IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án

Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án

Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án

  • 34 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Có khoảng bao nhiêu nguyên tố thiết yếu trực tiếp tham gia quá trình chuyển hoá vật chất ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong cơ thể thực vật, người ta phát hiện hơn 50 nguyên tố hoá học; trong đó có khoảng 17 nguyên tố thiết yếu trực tiếp tham gia quá trình chuyển hoá vật chất, nếu thiếu các nguyên tố này, cây không thể hoàn thành được chu trình sống.


Câu 3:

Một người nông dân khi thăm ruộng trồng ớt đã quan sát thấy một số cây ớt có nhiều vệt lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá. Người nông dân cần bón bổ sung loại phân bón nào sau đây cho ruộng ớt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Triệu chứng có nhiều vệt lốm đốm hoại tử dọc theo gân lá là triệu chứng cây thiếu Mn → Đối với ruộng ớt này, cần bón bổ sung loại phân bón chứa Mn.


Câu 4:

Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình hấp thụ nước và khoáng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

B – Sai. Rễ hấp thụ nước từ đất theo cơ chế thẩm thấu, còn hấp thụ khoáng theo cả 2 cơ chế là cơ chế thụ động và cơ chế chủ động.

C – Sai. Các nguyên tố khoáng còn có thể được lá cây hấp thụ qua bề mặt lá.

D – Sai. Nước và các chất khoáng từ đất được hấp thụ chủ yếu qua các tế bào lông hút của rễ.


Câu 5:

Nhân tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Độ pH của đất không ảnh hưởng đến quá trình đóng, mở khí khổng.


Câu 6:

Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết cho cây có thể dẫn tới hậu quả gì?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Bón phân với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ dẫn đến dư thừa và gây độc cho cây. Dư thừa phân bón có thể tiêu diệt các sinh vật có lợi trong đất (vi sinh vật cố định đạm, phân giải chất hữu cơ,…), làm ô nhiễm đất và nước ngầm, tồn dư trong mô thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người và vật nuôi khi sử dụng thực vật làm thức ăn.


Câu 7:

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Sự khác nhau cơ bản giữa cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây là: nước được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thẩm thấu còn các ion khoáng di chuyển từ đất vào tế bào rễ một cách có chọn lọc theo hai cơ chế thụ động và chủ động.


Câu 8:

Mạch gỗ vận chuyển

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Mạch gỗ vận chuyển nước, các chất khoáng hoà tan và một số chất hữu cơ tổng hợp từ rễ lên thân và lá.


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây là đúng về dòng mạch rây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

B – Sai. Các chất vận chuyển trong mạch rây có thể theo hai chiều: đi từ cơ quan nguồn đến cơ quan chứa hoặc theo chiều ngược lại từ cơ quan dự trữ đến cơ quan sử dụng.

C – Sai. Mạch rây được cấu tạo từ các tế bào rây nối liền với nhau, xung quanh ống rây là các tế bào kèm.

D – Sai. Dịch mạch rây được vận chuyển từ cơ quan nguồn (lá) đến cơ quan đích hay cơ quan dự trữ (rễ) hoặc ngược lại, từ cơ quan dự trữ (củ) lên cơ quan sử dụng (lá non, chồi non) xuôi theo chiều gradient nồng độ.


Câu 10:

Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

C – Sai. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nước.


Câu 11:

Phát biểu nào đúng khi nói về ý nghĩa của quá trình thoát hơi nước và con đường thoát hơi nước ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

B – Sai. Thoát hơi nước sẽ tạo nên động lực quan trọng nhất cho sự hút và vận chuyển của dòng nước đi trong cây.

C – Sai. Các thực vật trong bóng râm, các thực vật thủy sinh thoát hơi nước qua cutin chỉ xấp xỉ 10 % lượng nước thoát đi.

D – Sai. Ở những cây trưởng thành, cường độ thoát hơi nước qua cutin giảm dần do lớp cutin dày thêm, lúc này, thoát hơi nước được thực hiện chủ yếu qua khí khổng.


Câu 12:

Thực vật hấp thụ nitrogen dưới dạng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Thực vật chỉ có thể hấp thụ được nitrogen ở dạng NH4+ và NO3-.


Câu 13:

Khi dư thừa ammonium, cây sẽ thực hiện quá trình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Khi dư thừa ammonium, cây sẽ thực hiện quá trình chuyển hoá ammonium thành amide. Sự hình thành amide được xem là con đường khử độc ammonium dư thừa, đồng thời tạo ra nguồn dự trữ ammonium cho quá trình tổng hợp amino acid khi cần thiết.


Câu 14:

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lí có tác động 

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng sinh lí có tác động tăng cường độ thoát hơi nước, tăng cường độ quang hợp, từ đó làm tăng sự hấp thụ và vận chuyển nước và dinh dưỡng trong cây.


Câu 15:

Bị ngập úng trong thời gian dài khiến cây dễ bị chết vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Do hàm lượng oxygen tan trong nước thấp nên khi cây bị ngập úng trong thời gian dài, rễ cây không hô hấp được do thiếu oxygen. Điều này khiến cho bộ rễ bị thối hỏng và không thể thực hiện chức năng hấp thụ nước và muối khoáng cho cây một cách bình thường. Đây chính là nguyên nhân chính khiến cây chết khi bị ngập úng trong thời gian dài.


Bắt đầu thi ngay