Chủ nhật, 03/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố, chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp có đáp án

Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố, chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp có đáp án

Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 5: Thực hành: Quan sát lục lạp và tách chiết sắc tố, chứng minh sự hình thành sản phẩm quang hợp có đáp án

  • 42 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, sau khi giã nhuyễn lá, cần cho vào mẫu thí nghiệm hóa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, sau khi giã nhuyễn lá trong cối, cần cho vào mẫu thí nghiệm là cồn 90 – 96o.


Câu 2:

Mẫu vật nào sau đây thường dùng để tách chiết carotenoid?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Củ cà rốt chứa nhiều sắc tố carotenoid → Trong các mẫu vật trên, củ cà rốt là mẫu thường dùng để tách chiết carotenoid.


Câu 3:

Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, vì sao ở ống nghiệm đối chứng (ống chứa nước cất) có màu xanh rất nhạt?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, ống đối chứng (chứa nước cất) có màu xanh rất nhạt vì các sắc tố quang hợp là chất hữu cơ không tan hoặc ít tan trong nước mà tan trong một số dung môi hữu cơ như cồn, acetone,…


Câu 4:

Trong thí nghiệm nhận biết và tách chiết diệp lục, có thể thay thế cồn bằng hóa chất nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ngoài cồn có thể sử dụng dung dịch acetone 80% để tiến hành thí nghiệm tách chiết sắc tố trong lá cây, do acetone là dung môi hữu cơ có khả năng phá vỡ liên kết giữa diệp lục, lipid và protein trong lá, nhờ đó có thể tách chiết sắc tố ở dạng dung dịch.


Câu 5:

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, đun sôi cách thuỷ chiếc lá đã bỏ băng dính đen trong cồn có tác dụng

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, đun sôi cách thuỷ chiếc lá đã bỏ băng dính đen trong cồn có tác dụng loại bỏ sắc tố của lá, giúp việc quan sát sự thay đổi màu sắc trên lá khi nhúng vào iodine được dễ dàng.


Câu 6:

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, dung dịch KI có vai trò

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Tinh bột bắt màu xanh tím khi gặp dung dịch KI → Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, dung dịch KI có vai trò nhận biết sự có mặt của tinh bột.


Câu 7:

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, vị trí bị bịt kín bằng băng dính

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, vị trí bị bịt kín bằng băng dính không nhận được ánh sáng nên không tổng hợp được tinh bột, kết quả là vị trí bị bịt kín bằng băng dính không có màu xanh đen mà chỉ có màu của KI.


Câu 8:

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, bước đầu tiên cần làm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong thí nghiệm chứng minh sự hình thành tinh bột trong quang hợp, bước đầu tiên cần làm là lấy chậu cây để vào chỗ tối từ 2 – 3 ngày, để khử hết tinh bột đã được tích lũy trong lá cây trước đó, tạo điều kiện cho thí nghiệm có kết quả chính xác.


Câu 9:

Trong thí nghiệm chứng minh sự thải khí O2 trong quang hợp, hiện tượng gì đã xảy ra đối với que diêm sau khi đưa vào miệng ống nghiệm được đặt ngoài sáng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Trong thí nghiệm chứng minh sự thải khí O2 trong quang hợp, que diêm có hiện tượng sáng lên hoặc cháy nhẹ. Do khí oxygen được tạo thành trong quá trình quang hợp.


Câu 10:

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Trong thí nghiệm sự tạo thành tinh bột trong quang hợp cần sử dụng iodine làm thuốc thử vì dung dịch iodine phản ứng với tính bột tạo thành màu xanh tím đặc trưng.


Bắt đầu thi ngay