Thứ sáu, 24/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh học 11 CD Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án

Trắc nghiệm Sinh học 11 CD Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án

Trắc nghiệm Sinh học 11 CD Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án

  • 557 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Nước chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong sinh khối tươi của mô thực vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Nước chiếm từ 70 – 90% sinh khối tươi của mô thực vật tùy thuộc vào cơ quan, tuổi cây, loài cây và điều kiện ngoại cảnh.


Câu 2:

Dinh dưỡng ở thực vật là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Dinh dưỡng ở thực vật là quá trình hấp thụ các nguyên tố, hợp chất cần thiết từ môi trường và sử dụng cho trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản ở thực vật.


Câu 3:

Khi thiếu nguyên tố nitrogen, thực vật có triệu chứng điển hình nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Khi thiếu nguyên tố nitrogen, thực vật có triệu chứng điển hình là cây bị còi cọc, chóp lá hóa vàng.


Câu 4:

Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ dung dịch đất qua bề mặt tế bào biểu bì rễ, chủ yếu qua các tế bào lông hút.


Câu 5:

Sự hấp thụ nước từ dung dịch đất vào tế bào lông hút theo cơ chế

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Sự hấp thụ nước từ dung dịch đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu (thụ động).


Câu 6:

Trong con đường di chuyển của nước và khoáng qua gian bào, nhờ có đai Caspary mà

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trong con đường di chuyển của nước và khoáng qua gian bào, nhờ có đai Caspary mà các ion khoáng được hấp thụ vào rễ một cách có chọn lọc cả về thành phần và số lượng.


Câu 7:

Đâu không phải là động lực của dòng mạch gỗ?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Động lực đảm bảo sự vận chuyển nước và chất khoáng hòa tan trong mạch gỗ là áp suất rễ (lực đẩy), thoát hơi nước ở lá (lực kéo), lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch gỗ (động lực trung gian).

→ D sai. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và các cơ quan sử dụng là động lực của dòng mạch rây.


Câu 8:

Phát biểu nào sai khi nói về sự vận chuyển trong mạch rây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

B – Sai. Sự vận chuyển trong mạch rây có thể diễn ra theo hai chiều, từ lá xuống rễ và ngược lại.


Câu 9:

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.


Câu 10:

Khi tế bào khí không tích lũy các chất thẩm thấu, thành mỏng phía ngoài sẽ

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Khi tế bào khí không tích lũy các chất thẩm thấu, thành mỏng phía ngoài sẽ căng ra và đẩy ra xa khỏi lỗ khí, thành dày phía trong bị căng yếu hơn làm khí khổng mở.


Câu 11:

Thực vật hấp thụ nitrogen chủ yếu ở dạng NH4+ và NO3-, hai dạng này có thể hình thành từ quá trình

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Thực vật hấp thụ nitrogen chủ yếu ở dạng NH4+ và NO3-, hai dạng này có thể hình thành từ quá trình: hóa lí (sự phóng tia lửa điện trong khí quyển làm oxi hóa N2 thành NO3-); cố định nitrogen tự do thành NH4+ nhờ một số vi sinh vật sống tự do hay cộng sinh với thực vật; vi sinh vật phân giải hợp chất nitrogen hữu cơ; con người bổ sung phân bón chứa nitrogen cho cây trồng.


Câu 12:

Quá trình khử nitrate là quá trình chuyển hóa

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

Quá trình khử nitrate là quá trình chuyển hóa NO3- thành NH4+.


Câu 13:

Ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ý nghĩa của sự hình thành amide trong cơ thể thực vật là giải độc cho tế bào khi lượng NH4+ tích lũy quá nhiều, đồng thời là cơ chế dự trữ ammonium cho tế bào thực vật.


Câu 14:

Phát biểu nào không đúng khi nói về hiện tượng ứ giọt ở thực vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hiện tượng ứ giọt xảy ra khi nước được đẩy từ rễ lên lá, nhưng do không khí bị bão hòa, nước từ lá không thoát ra ngoài không khí nên ứ đọng thành giọt tại các mép lá. Hiện tượng này chỉ xảy ở các cây bụi thấp hoặc cây thân thảo do các cây này thấp, không khí gần mặt đất thường bị bão hòa, mặt khác áp suất rễ đủ mạnh đẩy nước từ rễ lên lá, ứ thành giọt tại các mép lá.

→ D – Sai. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nước.


Câu 15:

Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết vì

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào chết vì giúp tạo hệ thống ống rỗng có lực cản thấp giúp cho sự di chuyển nhanh của dòng nước và ion khoáng trong mạch thuận lợi hơn. Thành tế bào gỗ được linhin hoá bền chức giúp chịu đựng áp suất lớp của nước trong thành mạch và chống rò rỉ ra ngoài → Đáp án C.


Bắt đầu thi ngay