Trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án
Trắc nghiệm Sinh học 11 KNTT Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật có đáp án
-
250 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đâu không phải là vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
Đáp án đúng là: C
Vai trò của nước đối với cơ thể thực vật:
- Là thành phần cấu tạo của tế bào.
- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
- Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
→ C sai, cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí là vai trò của các nguyên tố khoáng.
Câu 2:
Khi thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng, thực vật có biểu hiện là
Đáp án đúng là: B
Khi thiếu hoặc thừa nguyên tố khoáng, thực vật có biểu hiện thành các triệu chứng quan sát trên cây như hiện tượng biến màu, biến dạng, suy giảm kích thước lá, thân, quả,…
Câu 3:
Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ
Đáp án đúng là: A
Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng từ đất chủ yếu qua rễ nhờ miền lông hút.
Câu 4:
Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào
Đáp án đúng là: D
Rễ hấp thụ khoáng theo cơ thể thụ động phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ chất khoáng.
Câu 5:
Mạch gỗ được cấu tạo từ hai loại tế bào là
Đáp án đúng là: B
Mạch gỗ được cấu tạo từ hai loại tế bào là quản bào và mạch ống.
Câu 6:
Phát biểu nào dưới đây sai khi nói về mạch rây?
Đáp án đúng là: B
Các chất được vận chuyển theo hai chiều, từ lá xuống rễ hoặc ngược lại tùy thuộc vào vị trí cơ quan nguồn so với cơ quan đích.
Câu 7:
Lượng hơi nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào
Đáp án đúng là: C
Lượng hơi nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào số lượng, sự phân bố và hoạt động đóng mở của khí khổng.
Câu 8:
Thực vật chỉ có thể hấp thụ được nitrogen ở dạng
Đáp án đúng là: D
Thực vật chỉ có thể hấp thụ được nitrogen ở dạng NH4+ và NO3-.
Câu 9:
Phát biểu nào sai khi nói về quá trình khử nitrate ở thực vật?
Đáp án đúng là: D
Amino acid là sản phẩm được tổng hợp trong quá trình đồng hóa ammonium.
Câu 10:
Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Quá trình khử nitrate diễn ra theo sơ đồ:
Câu 11:
Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của mỗi loài thực vật, tốc độ hấp thụ nước và nguyên tố khoáng
Đáp án đúng là: A
Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ của mỗi loài thực vật, tốc độ hấp thụ nước và nguyên tố khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ.
Câu 12:
Phát biểu nào đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng?
Đáp án đúng là: B
Nếu nhiệt độ tăng quá cao thì lông hút có thể bị tổn thương hoặc chết, enzyme tham gia vào hoạt động trao đổi chất bị biến đổi, dẫn đến giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng.
A – Sai. Cường độ ánh sáng tăng trong ngưỡng xác định làm tăng cường độ thoát hơi nước, từ đó làm tăng sự hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng.
C – Sai. Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ.
D – Sai. Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân.
Câu 13:
Vì sao trong trồng trọt, người ta thường sử dụng các loại phân vô cơ (đạm, kali) để bón thúc?
Đáp án đúng là: C
Các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc vì các loại phân này cây có thể hấp thụ được ngay, tỉ lệ dinh dưỡng cao, thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển mạnh.
Câu 14:
Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện như thế nào?
Đáp án đúng là: D
Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện héo, lá rụng dần, thậm chí là chết.
Câu 15:
Trong tự nhiên, ở một số cây trồng như cà rốt, khoai tây,.. chất dự trữ trong củ sẽ được vận chuyển lên các cơ quan phía trên trong giai đoạn sinh trưởng, phát triển nào của thực vật?
Đáp án đúng là: C
Trong tự nhiên, ở một số cây trồng như cà rốt, khoai tây,.. chất dự trữ trong củ sẽ được vận chuyển lên các cơ quan phía trên trong giai đoạn nảy mầm và cây mầm: Chất dự trữ trong củ sẽ được huy động để củ nảy mầm. Cây mầm chủ yếu sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ được vận chuyển từ củ lên các cơ quan phía trên để sinh trưởng và phát triển, hình thành lá non, chồi non.