Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 6: Hô hấp ở thực vật có đáp án
-
61 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Phân giải hiếu khí diễn ra
Đáp án đúng là: A
Phân giải hiếu khí diễn ra khi có O2.
Câu 2:
Phát biểu nào không đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
Đáp án đúng là: C
C – Sai. Hô hấp hiếu khí diễn ra trong mọi cơ quan của cơ thể thực vật, đặc biệt diễn ra mạnh ở các cơ quan có hoạt động sinh lí mạnh (rễ, hạt đang nảy mầm, hoa và quả,…).
Câu 3:
Hô hấp ở thực vật có những vai trò nào sau đây?
(1) Cung cấp ATP để duy trì các hoạt động sống.
(2) Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
(3) Giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, chịu hạn.
(4) Tăng khả năng chống bệnh của thực vật.
(5) Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Đáp án đúng là: D
Hô hấp ở thực vật có tất cả những vai trò trên:
- Cung cấp ATP để duy trì các hoạt động sống.
- Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể.
- Giúp thực vật có khả năng chịu lạnh, chịu hạn.
- Tăng khả năng chống bệnh của thực vật.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
Câu 4:
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trình tự nào dưới đây?
Đáp án đúng là: C
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trình tự: Đường phân → Oxi hoá pyruvic acid → Chu trình Krebs → Chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 5:
Trong quá trình hô hấp của thực vật, ATP được hình thành chủ yếu ở giai đoạn nào sau đây?
Đáp án đúng là: D
Trong quá trình hô hấp của thực vật, ATP được hình thành chủ yếu ở giai đoạn chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 6:
Thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời vì
Đáp án đúng là: B
Thực vật có thể tồn tại được trong điều kiện thiếu O2 tạm thời vì trong điều kiện thiếu O2 thực vật sẽ thực hiện hô hấp kị khí. Qua quá trình hô hấp kị khí, 1 phân tử glucose phân giải theo con đường lên men chỉ thu được 2 phân tử ATP. Vì vậy thực vật chỉ có thể tồn tại tạm thời trong điều kiện thiếu O2.
Câu 7:
Phát biểu nào đúng khi nói về hô hấp hiếu khí?
Đáp án đúng là: D
A – Sai. Hô hấp hiếu khí và lên men đều có chung giai đoạn đường phân.
B – Sai. Chu trình Kreb diễn ra trong chất nền của ti thể.
C – Sai. Hai phân tử pyruvate acid được tạo ra từ giai đoạn đường phân sẽ được vận chuyển vào chất nền ti thể và bị oxi hóa thành acetyl – CoA.
Câu 8:
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng
Đáp án đúng là: A
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp trong khoảng 30 – 35 °C. Nhiệt độ cực đại mà hô hấp có thể diễn ra được khoảng 40 – 45 °C.
Câu 9:
Cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí trong trường hợp nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Nếu nồng độ O2 dưới 5 %, cường độ hô hấp giảm và cây chuyển sang phân giải kị khí.
Câu 10:
Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng
Đáp án đúng là: A
Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng; nếu nhiệt độ môi trường tăng quá cao thì hô hấp không diễn ra do nhiệt độ cao làm mất hoạt tính của enzyme hô hấp.
Câu 11:
Phát biểu nào đúng khi nói về quá trình phân giải kị khí ở thực vật?
Đáp án đúng là: C
A – Sai. Quá trình phân giải kị khí ở thực vật gồm 2 giai đoạn là đường phân, lên men.
B – Sai. Xảy ra khi cây ở trong điều kiện thiếu oxygen.
D – Sai. Xảy ra ở tế bào chất của tế bào.
Câu 12:
Phát biểu nào không đúng khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật?
Đáp án đúng là: D
D - Sai. Trong quá trình quang hợp, các photon ánh sáng đập vào các diệp lục làm electron cao năng của chúng bật ra và chuyển qua chuỗi truyền electron tạo ra ATP và NADPH.
Câu 13:
Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm vì
Đáp án đúng là: B
Khi nồng độ CO2 trong không khí tăng lên khoảng 35% so với mức bình thường thì hầu hết các loại hạt giống sẽ bị mất khả năng nảy mầm vì tăng nồng độ CO2 trong không khí sẽ gây ức chế và giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lí, đặc biệt là sự nảy mầm của hạt → Hạt giống bị giảm khả năng nảy mầm.
Câu 14:
Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản lạnh nông sản là
Đáp án đúng là: A
Cơ sở khoa học của biện pháp bảo quản lạnh nông sản là nhiệt độ thấp làm giảm cường độ hô hấp ở thực vật, đồng thời ức chế sự sinh trưởng của các vi sinh vật gây hỏng nông sản.
Câu 15:
Để bảo quản hạt và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất lượng, người ta có thể thực hiện bao nhiêu biện pháp sau đây?
(1) Bảo quản trong các kho lạnh.
(2) Bảo quản trong túi polyethylene.
(3) Bảo quản trong các túi được hút chân không.
(4) Sấy khô hoặc phơi khô.
Đáp án đúng là: C
Để bảo quản hạt và nông sản trong thời gian dài mà vẫn giữ được tối đa về số lượng và chất lượng, người ta có thể thực hiện cả 4 biện pháp trên.