Đề thi giữa kì 2 Văn lớp 8 (Đề 1)
-
2794 lượt thi
-
8 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
I- Trắc nghiệm
Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
A | B |
1. Ngắm trăng | a. Tình yêu quê hương trong sáng được thể hiện qua bức tranh sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn của người dân làng chài và sinh hoạt làng chài |
2. Quê hương | b. Tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng, sống hòa hợp với thiên nhiên |
3. Khi con tu hú | c. Tình yêu cuộc sống và khát vọng tự do của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi trong nhà tù |
4. Tức cảnh Pác Bó | d. Tình yêu thiên nhiên, yêu trăng và phong thái ung dung của Bác trong chốn ngục tù khổ cực |
Đáp án
1 – d; 2 – a; 3 – c; 4 - b
Câu 2:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2,3:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
Chọn b
Câu 3:
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi 2,3:
Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi Nam Bắc Đông Tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.
Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?
Chọn c
Câu 4:
Điểm khác biệt, kế thừa của đoạn trích Nước Đại Việt ta so với Nam quốc sơn hà trong quan niệm về đất nước là?
Chọn d
Câu 5:
Câu thơ: “Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang” gợi lên hình ảnh con thuyền như thế nào?
Chọn d
Câu 6:
Vai xã hội của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp khi viết bài tấu Bàn luận về phép học là gì?
Chọn c
Câu 7:
II- Tự luận
Chép lại khổ thơ cuối bài thơ Quê hương và nêu cảm nhận của em về đoạn thơ đó.
Đáp án
- HS chép chính xác khổ thơ (1đ):
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
- HS nêu được nội dung khổ thơ: nỗi nhớ làng quê khôn nguôi khi phải xa cách
+ Những hình ảnh không thể phai mờ trong trí nhớ: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm, con thuyền, mùi mặn nồng của biển...(0.5đ)
+ Điệp khúc nhớ thể hiện sự da diết, khôn nguôi, bâng khuâng, da diết về màu sắc, hương vị quê hương. (0.5đ)
Câu 8:
Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc)
Đáp án
Phân tích mâu thuẫn trào phúng được thể hiện trong phần I. Chiến tranh và “người bản xứ” (Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc) (5đ)
- Nhan đề chương: người bản xứ đặt trong dấu ngoặc kép để châm biếm những lời lẽ mị dân giả tạo của bọn thực dân. (0.5đ)
- Tác giả đi sâu vào sự mâu thuẫn, đối lập gay gắt trong thái độ của bọn thực dân khi đối xử với người dân thuộc địa trước và sau khi chiến tranh bùng nổ (HS lấy dẫn chứng) (1đ)
- Thấy được sự thay đổi trong cách đổi xử trên là sự lừa bịp trắng trợn của thực dân Pháp. Chúng không chỉ tàn bạo, độc ác mà còn nham hiểm, xảo quyệt, giả dối. Lời lẽ ngọt ngào “như viên kẹo bọc đường” đã gây nên bao cái chết bi thương của người dân vô tội. (1đ)
- Tác giả tiếp tục phân tích mâu thuẫn khi đối chiếu “cái vinh dự đột ngột ấy” với “cái giá khá đắt” mà người lính bản xứ phải trả. Sự thật là họ trở thành tấm bia đỡ đạn, công cụ sống để phục vụ cho chiến tranh đế quốc, nộp thuế máu cho bọn thực dân. Họ từ biệt vợ con, xa quê hương để bỏ xác phơi thây trên chiến trường. người ở hậu phương cũng bị bắt phục vụ lò lửa chiến tranh rồi số phận cũng không thoát khỏi cái chết => sự căm giận với tội ác của thực dân; thương cảm với số phận bi đát của người dân các nước thuộc địa. (1đ)
- Tổng cộng có bảy mươi vạn người bản xứ đã đặt chân lên đất Pháp; và trong số ấy, tám vạn người không bao giờ còn trông thấy mặt trời trên quê hương đất nước mình nữa. => hồi chuông cảnh tỉnh. (1đ)
- Giọng điệu trào phúng bao trùm, từ ngữ và hình ảnh có sức biểu cảm sâu sắc. Câu hỏi mang ý phản bác, chất vấn, luận tội gay gắt (chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy) (0.5đ)
→ Áng văn chính luận mẫu mực.