IMG-LOGO

Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn lớp 8 KNTT có đáp án ( Đề 1 )

  • 311 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

Xem đáp án

D. Thơ thất ngôn bát cú


Câu 2:

 Xác định cách hiệp vần của bài thơ

Xem đáp án

A. Vần chân, tiếng cuối các câu 1,2,3,4,6,8


Câu 3:

 Xác định cách ngắt nhịp chủ yếu của bài thơ

Xem đáp án

C. Nhịp 4/3


Câu 4:

Các cặp câu đối nhau trong bài thơ là

Xem đáp án

B. Cặp 3-4, 5-6


Câu 5:

Nhận xét nào không đúng về hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi có bạn đến chơi nhà?

Xem đáp án

A. Có nhiều thức ăn ngon để đãi bạn.


Câu 6:

 Dòng nào nêu đúng nội dung của bài thơ?

Xem đáp án

A Ca ngợi tình bạn đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên vật chất của tác giả.


Câu 7:

Viết bài văn kể lại chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá mà em ấn tượng nhất.

Xem đáp án

I. Yêu cầu chung

- Xác định đúng kiểu bài tự sự, đảm bảo bố cục bài văn, lời kể tự nhiên, chân thực, hấp dẫn, có kết hợp thuyết minh, miêu tả, nêu được ấn tượng về các đặc điểm nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó …

- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.

- Xác định đúng nội dung kể: kể lại một chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa.

- Bài viết trình bày rõ ràng, sạch sẽ, ít mắc lỗi chính tả, lỗi  dùng từ, đặt câu.

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa (Thời gian, lý do của chuyến tham quan, tên di tích lịch sử văn hóa …).

- Bày tỏ cảm xúc của em khi được trực tiếp tham gia chuyến đi (xúc động, háo hức, vui thích,…).

2. Thân bài:

- Kể lại cụ thể diễn biến của chuyến tham quan: trên đường đi, lúc đến điểm tham quan, trình tự các điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi…

- Thuyết minh, miêu tả và nêu ấn tượng của em về những nét nổi bật của di tích lịch sử, văn hóa đó (thiên nhiên, con người, công trình kiến trúc…)

(HS biết kết hợp kể, miêu tả, thuyết minh, bộc lộ cảm xúc)

Điểm 0,5-1,0: HS kể một vài sự việc, kể sơ sài, chưa biết kết hợp miêu tả, thuyết minh, bộc lộ cảm xúc.

Điểm 1,5-2,0: HS kể các sự việc tương đối đầy đủ, kể khá chi tiết, chưa biết kết hợp miêu tả, thuyết minh, bộc lộ cảm xúc.

Điểm 2,5-3,0: HS kể các sự việc đầy đủ, kể chi tiết, biết kết hợp miêu tả, thuyết minh, bộc lộ cảm xúc.

3. Kết bài: Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về chuyến tham quan di tích lịch sử, văn hóa đó.

(Cảm nghĩ về chuyến tham quan, bài học liên hệ…)


Câu 8:

Viết bài văn phân tích tác phẩm Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

Xem đáp án

I. Yêu cầu về hình thức và kỹ năng

- Đảm bảo cấu trúc của bài văn, triển khai hợp lí, vận dụng tốt các thao tác trình bày, diễn đạt, chính tả, ngữ pháp.

- Xác định đúng vấn đề cần trình bày: Phân tích được nội dung cơ bản và một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến).

II. Yêu cầu cụ thể

1. Mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn, khái quát về tác giả và bài thơ.

- Nêu ý kiến chung về bài thơ.

(VD: + Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Ngoài đề tài thiên nhiên, làng cảnh Việt Nam thì tình bạn là một mạch nguồn thơ hay của ông.

+ Bạn đến chơi nhà là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất viết về đề tài tình bạn. Bài thơ được sáng tác trong thời gian Nguyễn Khuyến cáo quan về ở ẩn tại Yên Đổ, được người bạn rất lâu không gặp đến thăm. Bài thơ là tiếng nói chân thành của nhà thơ dành tặng bạn của mình.)

2. Thân bài:

a. Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ:

- Giới thiệu Bạn đến thăm nhà:

+ Đã bấy lâu nay: người bạn già xa cách đã lâu ngày đến chơi nhà.

=> Mừng rỡ, thân tình.

+ Cách gọi bác: thái độ niềm nở, thân mật, kính trọng với bạn.

- Hoàn cảnh của nhà thơ:

+ Trẻ thời đi vắng: không có người sai việc vặt, đun nước, pha chè mời khách.

+ Chợ thời xa: Khó mua những thức ngon đãi bạn.

+ Lời phân trần của nhà thơ: ao sâu không bắt được cá; vườn rộng khó đuổi gà; cải, cà, bầu, mướp đều chưa dùng được; cả miếng trầu cũng không có.

=> Sự thiếu thốn được đẩy lên đến cực điểm. Nói có nhưng thực chất là không.

- Tình cảm của nhà thơ: Vật chất không có gì nhưng có ta với ta.

=> Tình bạn đậm đà, thắm thiết, không màng đến những giá trị vật chất. Đó là sự sẻ chia, đồng cảm, thấu hiểu nhau.

b. Phân tích một số nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật. Niêm, luật chặt chẽ.

- Giọng thơ tự nhiên.

- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, hình ảnh quen thuộc

- Kết hợp độc đáo các biện pháp tu từ liệt kê, nói quá, nhan đề, cấu trúc bài thơ đặc biệt,…

HS diễn đạt bằng từ ngữ tương đương đạt điểm tối đa.

- HS không viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật nhưng có ý đạt 0,5- 0,75 điểm.

- HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật nhưng chưa cụ thể, chi tiết đạt 1,0-1,5 điểm.

- HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật. Trong mỗi khía cạnh có chỉ ra được các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, thể thơ… nhưng còn sơ sài đạt 1,75-2,0 điểm.

- HS viết được 02 ý: nội dung, nghệ thuật. Trong mỗi khía cạnh có chỉ ra được các yếu tố từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, thể thơ… đầy đủ, trình bày rõ cảm xúc đạt 2,25-3,0 điểm.

3. Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

(Bạn đến chơi nhà vừa gợi khung cảnh thiên nhiên tươi mát ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, vừa tái hiện tình huống khó xử một cách hài hước của nhà thơ khi có bạn đến thăm. Qua đó cho thấy tình cảm gắn bó thắm thiết của nhà thơ với bạn. Bạn đến chơi nhà nhắc nhở mỗi chúng ta trân quý hơn tình bạn.)


Bắt đầu thi ngay