Thứ năm, 09/01/2025
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Vật lý Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất) (Đề 8)

  • 2294 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Một người nhìn bể nước theo phương IM thì thấy ảnh của một điểm O trên đáy bể như hình vẽ bên. Điểm O có thể nằm ở đâu?
Một người nhìn bể nước theo phương IM thì thấy ảnh của (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án B.

Vì theo định luật khúc xạ ánh sáng tia sáng truyền từ nước sang không khí có góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ nên điểm O sẽ nằm trong đoạn NH để cho ảnh O’ nằm trên đáy bể.

Một người nhìn bể nước theo phương IM thì thấy ảnh của (ảnh 2)

Câu 2:

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm cấu tạo của mắt là đúng?
Xem đáp án

Đáp án: D

Bộ phận chính của mắt là một thấu kính hội tụ, trong suốt, mềm, gọi là thể thuỷ tinh. Độ cong của hai mặt thuỷ tinh thể có thể thay đổi được nhờ sự co giãn của cơ vòng đỡ, khoảng cách từ quang tâm đến võng mạc không thay đổi được

Câu 3:

Chiều của đường sức từ cho ta biết điều gì về từ trường tại điểm đó?
Xem đáp án

Đáp án B

Chiều của đường sức từ cho ta biết hướng của lực từ tác dụng lên cực Bắc của một kim nam châm đặt tại điểm đó.


Câu 4:

Khi cho dòng điện chạy qua đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc nối tiếp thì nhiệt lượng tỏa ra ở mỗi điện trở có mối quan hệ với các điện trở đó như thế nào?
Xem đáp án

Đáp án A.

R1 và R2 mắc nối tiếp nên dòng điện chạy qua chúng có cùng cường độ I.

Kí hiệu nhiệt lượng tỏa ra ở các điện trở này tương ứng là Q1 và Q2

Ta có: I2t=Q1R1=Q2R2 => Q1Q2=R1R2


Câu 6:

Chọn phát biu sai
Xem đáp án

Đáp án: D

Ảnh của vật qua thủy tinh thể là ảnh thật


Câu 7:

Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Trong hiện tượng này
Xem đáp án

Đáp án A.

Khi ta nói Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây, ta đã xem Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên

Câu 8:

Trong hình sau, kim nam châm nào bị vẽ sai ?
 
Media VietJack
Xem đáp án

Đáp án D.

Kim nam châm số 5 bị vẽ sai.

Câu 9:

Công có ích của một động cơ điện trong thời gian làm việc 10 phút là 211200J, hiệu suất của động cơ là 80%. Biết rằng hiệu điện thế của động cơ là 220V, cường độ dòng điện qua động cơ là:
Xem đáp án

Đáp án A.

Công có ích: A1 = 211200 J = H.A

=> Công toàn phần A=A1H=21120080100=264000J

Mặt khác công toàn phần A = U.I.t = 264000 J => I=AU.t=264000220.10.60=2A


Câu 10:

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào yếu tố nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án B.

Điện trở của dây dẫn không phụ thuộc vào khối lượng của dây dẫn

Câu 11:

Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm,khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng gì?
Xem đáp án

Đáp án D.

Trong máy phát điện xoay chiều roto là nam châm, khi máy hoạt động thì nam châm có tác dụng làm cho số đường sức từ qua tiết diện cuộn dây biến thiên

Câu 12:

Vật AB đặt thẳng góc trục chính thấu kính phân kỳ, cách thấu kính đoạn lớn hơn khoảng tiêu cự, qua thấu kính cho ảnh
Xem đáp án

Đáp án A.

Vật thật trước thấu kính phân kỳ luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật

Câu 13:

Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để:
Xem đáp án

Đáp án B.

Khi làm các đường ô tô qua đèo thì người ta phải làm các đường ngoằn ngoèo rất dài để tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng và do đó giảm lực kéo của ô tô.

Câu 14:

Trên một biến trở có ghi 30 Ω – 2,5A. Các số ghi này có ý nghĩa nào dưới đây?
Xem đáp án

Đáp án C.

Các số ghi này có ý nghĩa: Biến trở có điện trở lớn nhất là 30Ω và chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 2,5A.


Câu 15:

Dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự 5cm để chụp ảnh một người đứng cách máy 3m. Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là
Xem đáp án

Đáp án A.

 Media VietJack

Ta có: ΔA'B'OΔABO=>A'B'AB=A'OAO=A'F'+F'OAO

ΔA'B'F'ΔOIF'=>A'B'OI=A'F'F'O

Mà OI = AB => A'F'F'O=A'F'+F'OAO=>300.A'F'=5A'F'+25=>A'F'=0,085cm

Khoảng cách từ phim đến vật kính lúc chụp ảnh là:

A’O = A’F’ + F’O = 0,085 + 5 = 5,085 cm


Câu 16:

Một người đi quãng đường s1 với vận tốc v1 hết t1 giây, đi quãng đường tiếp theo s2 với vận tốc v2 hết t2 giây. Dùng công thức nào để tính vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2?
Xem đáp án

Đáp án B.

Vận tốc trung bình của người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 là: vtb=s1+s2t1+t2


Câu 17:

Một bình nóng lạnh có ghi 220V – 1100W được sử dụng với hiệu điện thế 220V. Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C, biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ.
Xem đáp án

Đáp án C.

Thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 200C là:

A=P.tt=AP=mcΔtP=10.4200.801100=3054,5s50 phút 55 giây


Câu 18:

Sử dụng loại đèn nào dưới đây sẽ tiêu thụ điện năng nhiều nhất?
Xem đáp án

Đáp án B.

Sử dụng đèn dây tóc nóng sáng sẽ tiêu thụ điện năng nhiều nhất

Câu 19:

Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song?
Xem đáp án

Đáp án A.

Biểu thức xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song:

1Rtd=1R1+1R2

Câu 20:

Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng trắng sẽ không bị phân tích?
Xem đáp án

Đáp án B.

Ánh sáng trắng không bị phân tích mà chỉ bị phản xạ

Câu 21:

Ba vòng dây dẫn V giống nhau, đặt trước 3 nam châm giống hệt nhau. Trong những trường hợp nào đường sức từ của nam châm xuyên qua vòng dây dẫn nhiều nhất?
Ba vòng dây dẫn V giống nhau, đặt trước 3 nam châm giống hệt nhau (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án B.

Trường hợp a cuộn dây đặt vuông góc với từ trường => Số đường sức xuyên qua cuộn dây là nhiều nhất.

Câu 22:

Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng khuếch tán?
Xem đáp án

Đáp án C.

Cát được trộn lẫn với ngô là sự trộn hay hòa lẫn của các vật chất chứ không phải của nguyên tử, phân tử

Câu 23:

Chọn câu trả lời sai:

Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15 cm và phải đeo kính có tiêu cự 50 cm. Khi không đeo kính, người đó nhìn rõ vật:

Xem đáp án

Đáp án D.

Tiêu cự của kính cận bằng khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn của mắt đó. Vậy khi không đeo kính người đó nhìn rõ vật:

+ Gần nhất cách mắt bằng khoảng cực cận: dmin = OCC = 15 cm

+ Xa nhất cách mắt bằng tiêu cự của kính: dmax = OCV = f = 50 cm

+ Cách mắt trong khoảng từ 15 cm đến 50 cm.

Câu 24:

Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa nếu pin nhận được
Xem đáp án

Đáp án B.

- Pin mặt trời hoạt động dưới sự biến đổi từ năng lượng mặt trời sang điện năng.

- Hiệu suất pin mặt trời là 10% nghĩa là nếu pin nhận được năng lượng mặt trời là 100J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J

Câu 25:

Một vật đang chuyển động thẳng đều với vận tốc v dưới tác dụng của hai lực cân bằng F1  F2  theo chiều của lực F2 . Nếu tăng cường độ của lực F1  thì vật sẽ chuyển động với vận tốc:
Xem đáp án

Đáp án D.

Nếu tăng cường độ của lực F1 thì vật sẽ chuyển động với vận tốc giảm dần đến giá trị bằng không rồi đổi chiều và tăng dần.

Câu 26:

Dụng cụ nào dưới đây không có nam châm vĩnh cửu?
Xem đáp án

Đáp án C.

Rơ le điện từ có một nam châm điện không có nam châm vĩnh cửu

Câu 27:

Con ngựa kéo xe chuyển động đều với vận tốc 9 km/h. Lực kéo là 200 N. Công suất của ngựa có thể nhận giá trị nào sau đây?
Xem đáp án

Đáp án B.

v = 9 km/h = 2,5 m/s

Công mà con ngựa thực hiện: A = F.s => Công suất của con ngựa: P=At=F.st

Mặt khác v=st => P=F.st=F.v=200.2,5=500W

Câu 28:

Một bàn là được sử dụng với hiệu điện thế 220V thì tiêu thụ một lượng điện năng là 990 kJ trong 15 phút, cường độ dòng điện chạy qua dây nung của bàn là khi đó là bao nhiêu?
Xem đáp án

Đáp án A

A = 990 kJ = 990000 J; t = 15 phút = 900 s

Cường độ dòng điện chạy qua dây nung là:

A = U.I.t => I=AU.t=990000220.900=5A


Câu 30:

Chọn câu phát biểu không đúng
Xem đáp án

Đáp án B.

Do G tỉ lệ nghịch với f nên G tăng thì f giảm (tiêu cự ngắn đi)


Câu 31:

Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa nhiệt năng và nhiệt độ:
Xem đáp án

Đáp án D.

Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ. Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn

Câu 32:

Một ấm nhôm có khối lượng 300 g chứa 0,5 lít nước đang ở nhiệt độ 25oC. Biết nhiệt dung riêng của nhôm, nước lần lượt là c1 = 880 J/kg.K, c2 = 4200 J/kg.K. Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:
Xem đáp án

Đáp án A.

m1 = 300 g = 0,3 kg

m2 = 0,5 lít = 0,5 kg

t1 = 25oC = 298K

t2 = 100oC = 373K

Nhiệt lượng cần thiết để ấm nhôm nóng lên:

Q1 = m1c1∆t = m1c1(t2 – t1) = 0,3.880.(373 – 298) = 19800 J

Nhiệt lượng cần thiết để nước nóng lên:

Q2 = m2c2∆t = m2c2(t2 – t1) = 0,5.4200.(373 – 298) = 157500 J

Nhiệt lượng tối thiểu để đun sôi nước trong ấm là:

Q = Q1 + Q2 = 19800 + 157500 = 177300 J = 177,3 kJ

Câu 33:

Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng?
Xem đáp án

Đáp án D.

Đưa 1 cực của nam châm từ ngoài vào trong 1 cuộn dây dẫn kín

Câu 34:

Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?
Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật? A. Điểm đặt (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án A.

Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N

Câu 35:

Chọn phát biểu đúng khi so sánh giữa đinamô ở xe đạp và máy phát điện xoay chiều trong công nghiệp.
Xem đáp án

Đáp án A.

Phần quay là nam châm tạo ra từ trường, phần đứng yên là cuộn dây tạo ra dòng điện, đinamô dùng nam châm vĩnh cửu, máy phát điện công nghiệp dùng nam châm điện.

Câu 36:

Trường hợp nào dưới đây trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều?
Xem đáp án

Đáp án D.

Trường hợp trong cuộn dây không xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều: Đặt trục Bắc Nam của thanh nam châm trùng với trục của một ống dây rồi cho nam châm quay quanh trục đó vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây dẫn không biến đổi.

Câu 37:

Trên cùng một đường dây tải đi một công suất điện xác định dưới 1 hiệu điện thế 100000V Phải dùng hiệu điện thế ở hai đầu đường dây này là bao nhiêu để công suất hao phí vì tỏa nhiệt giảm đi 2 lần ?
Xem đáp án

Đáp án C.

Tóm tắt

U = 100000V; Php2Php1=12; U’ = ?

Lời giải:

Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây tải điện khi dùng hiệu điện thế U và U’ lần lượt là:

Php1=R.P2U2 và Php2=R.P2U'2

Để giảm hao phí hai lần thì: Php2Php1=12 R.P2U'2R.P2U2=U2U'2=12

U'=2.U=2.100000=141421141000V

Câu 38:

Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó điện trở R1 = 14Ω, R2 = 8Ω, R3 = 24Ω. Dòng điện đi qua R1 có cường độ là I1 = 0,4A. Tính cường độ dòng điện I2, I3 tương ứng đi qua các điện trở R2 và R3.
Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Trong đó điện trở R1= 14 ôm (ảnh 1)
Xem đáp án

Đáp án D.

Ta thấy I1 = I23 = 0,4A

Điện trở tương đương của đoạn mạch AB là:

RAB=R1+R2.R3R2+R3=14+8.248+24=20Ω

Hiệu điện thế của mạch là:

U = I.RAB = 0,4.20 = 8V

U1 = I1.R1 = 0,4.14 = 5,6V

U23 = U – U1 = 8 – 5,6 = 2,4V

U23 = U2 = U3 = 2,4V

Cường độ dòng điện qua điện trở R2I2=U2R2=82,4=0,3A

Cường độ dòng điện qua điện trở R2I3=U3R3=​ 824=0,1A

Câu 39:

Một vật rơi từ vị trí A xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Khi vật rơi đến vị trí B thì động năng của vật bằng 12 thế năng của nó. Động năng của vật tiếp tục tăng thêm một lượng là 100 J thì có giá trị bằng thế năng. Thế năng của vật ở vị trí A là:
Xem đáp án

Đáp án D.

- Gọi Wđ, Wt, W lần lượt là động năng, thế năng và cơ năng của vật.

         C là vị trí có động năng bằng thế năng.

- Theo đề bài ta có:

  Tại B: WđB=12WtB2WđB=WtB

  Tại C: WđC=WđB+100WtC=WtB100=2WđB100

- Lại có:

WđC=WtCWđB+100=2WđB100WđB=200 JWtB=2.200=400 J

- Áp dụng định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, ta có:

Cơ năng của vật tại B: WB=WdB+WtB=200+400=600 J

Thế năng của vật tại A bằng cơ năng của vật tại B (do tại A vật chỉ có thế năng mà không có động năng).

WtA=WB=600 J


Câu 40:

Thế năng của một vật có trọng lượng P được nâng lên độ cao h bằng công mà vật đó sinh ra khi rơi xuống đến đất: A = P.h. Một lớp nước dày 1m trên mặt một hồ chứa nước có diện tích 1 km2 và độ cao 200m so với cửa tuabin của nhà máy thủy điện có thể cung cấp một năng lượng điện là bao nhiêu?

Xem đáp án

Đáp án B.

Công mà lớp nước rộng 1km2, dày 1m, có độ cao 200m có thể sinh ra khi chảy vào tuabin là:

A = Ph = Vdh (V là thể tích, d là trọng lượng riêng của nước).

A = (1000000.1). 10000.200 = 2.1012J.

Công đó bằng thế năng của lớp nước, khi vào tuabin sẽ dược chuyển hóa thành điện năng.


Bắt đầu thi ngay