IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Vật lý Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất)

Đề thi Vật lí ôn vào 10 có đáp án (Mới nhất) (Đề 12)

  • 2214 lượt thi

  • 5 câu hỏi

  • 60 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

(2,0 điểm):

a) Tại sao bộ phận chính của những dụng cụ đốt nóng bằng điện đều làm bằng dây dẫn có điện    trở suất lớn?

b) Tính điện trở của ấm điện có ghi 220V - 1000W khi ấm hoạt động bình thường.

c) Dây điện trở của ấm điện trên dây làm bằng nicrom dài 2 m và có tiết-diên tròn. Tính đường kính tiết diên của dây điện trở này.
Xem đáp án

a) Các dụng cụ đốt nóng bằng điện đều có bộ phận chính được làm bằng dây dẫn có điện trở suất lớn để đoạn dây dân này có điện trở lớn.

Khi có dòng điện chạy qua thì nhiệt lượng hầu như chỉ tỏa ra ở đoạn dây dẫn này mà không tỏa ra ở dây nối.                                                                                           (0,50 đ)

b) Điện trở của ấm điện là:

Ta có: P = U2/R ðR = U2/P = 2202/1000 = 48,4 Ω                     (0,50 đ)

c) Tiết diện của dây điện trở là:

  R=ρ.lSS=ρ.lR=1,1.106. 248,4= 0,045.10-6 m2 = 0,045 mm2       (0,50 đ)                .

Đường kính tiết diện của dây điện trở là d.

Ta có: S = π.d2/4  d2=4S/π  d2 = 4.0,0453,14 = 0,057mm.              (0,50 đ)

Vậy d = 0,24 mm.


Câu 2:

(2,0 điểm):
Trên hình vẽ sau, ống dây B sẽ chuyển động như thế nào khi đóng công tắc K của ống dây A? Vì sao? Biết ống dây A được giữ đứng yên
Trên hình vẽ sau, ống dây B sẽ chuyển động như thế nào khi đóng (ảnh 1) Media VietJack
Xem đáp án
Trên hình vẽ sau, ống dây B sẽ chuyển động như thế nào khi đóng (ảnh 2) (1,0 đ)
 

Khi đóng khóa K cuộn dây A trở thành nam châm điện và đầu của ống dây A gần ống dây B là cực Bắc. Mặt khác dòng điện chạy trong ống B có chiều như hình vẽ.                 

Vì vậy B cũng biến thành nam châm điện có cực Bắc (N) là đầu gần ống A.                (0,5 đ)

Do đó hai ống dây này sẽ đẩy nhau. Do ống A được giữ cố định nên ống B bị đẩy ra xa.          (0,5 đ)

 

Câu 3:

(2,0 điểm):
Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế khi làm thí nghiệm lần lượt với hai điện trở khác nhau, trong đó đường (1) là đồ thị vẽ được khi dùng điện trở thứ nhất và đường (2) là đồ thị vẽ được khi dùng điện trở thứ hai. Nếu mắc hai điện trở này nối tiếp với nhau và duy trì hai đầu mạch một hiệu điện thế không đổi U = 18V thì cường độ dòng điện qua mạch là bao nhiêu?
 
Media VietJack
Xem đáp án

Từ đồ thị (1) ta thấy khi U = 12 V thì I = 4 A. Vậy điện trở R1 có giá trị là:

                                         R1=UI=124=3Ω                                                                  (0,5 đ)

Từ đồ thị (2) ta thấy khi U = 24 V thì I = 4 A. Vậy điện trở R2 có giá trị là:

                                          R2=UI=244=6Ω                                                               (0,5 đ)

Khi hai điện trở mắc nối tiếp thì điện trở tương đương là: R12 = R1 + R2 = 9 Ω.              (0,5 đ)

Cường độ dòng điện qua hai điện trở khi mắc vào hiệu điện thế 18 V là:

                                          I=U'R12=189=2A        (0,5 đ)

Câu 4:

(3,0 điểm): 

Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W và 6V – 6W. Cần mắc hai đèn này cùng với một biến trở vào hiệu điện thế U = 9V để hai bóng đèn này sáng bình thường

a) Vẽ sơ đồ mạch điện thỏa mãn yêu cầu nói trên và giải thích tại sao khi đó hai bóng đèn có thể sáng

b) Tính điện trở của mỗi bóng đèn và của biến trở khi đó

c) Tính công suất điện của biến trở khi đó

Xem đáp án

Tóm tắt

Đèn 1: Uđm1 = U1 = 3V; Pđm1 = P1 = 1,2W;

Đèn 2: Uđm2 = U2 = 6V, Pđm2 = P2 = 6W; U = 9V

a)Vẽ sơ đồ mạch điện; giải thích?

b) R1 = ? R2 = ?

c) Pbếp = Pb = ?

Lời giải:

a) Vì Uđm1 + Uđm2 = 3 + 6 = 9V = U nên mắc bóng đèn Đ1 nối tiếp với đèn Đ2          (0,5 đ)

Mặt khác cường độ dòng điện định mức qua hai đèn lần lượt là:

I1=P1U1=1,23=0,4A I2=P2U2=66=1A                                                              (0,5 đ)

Ta thấy I2 > I1 nên để hai đèn sáng bình thường thì phải mắc Rb song song với đèn Đ1 như hình vẽ. 

                               

Trên hai bóng đèn dây tóc Đ1 và Đ2 có ghi số tương ứng là 3V – 1,2W (ảnh 1)

                                           (0,5 đ)

 

b) Vì đèn 1 song song với biến trở nên U1 = Ub = 3V và I1 + Ib = I2 = I

→ Ib = I2 – I1 = 1 – 0,4 = 0,6A                                                                                        (0,5 đ)

Điện trở của mỗi đèn và biến trở khi đó:

R1=U1I1=30,4=7,5Ω; R2=U2I2=61=6Ω; Rb=UbIb=30,6=5Ω                         (0,5 đ)

c) Công suất của biến trở khí đó: Pb = Ub .Ib = 3.0,6 = 1,8W                                          (0,5 đ)


Câu 5:

(1,0 điểm): Một ly đựng đầy nước hình trụ cao 20 cm có đường kính 20 cm. Một người đặt mắt gần miệng ly nhìn theo phương AM thì vừa vặn thấy tâm O của đáy ly.

a) Vẽ đường đi của tia sáng phát ra từ O và truyền tới mắt người quan sát.

b) Tính góc hợp bởi phương của tia tới với phương của tia khúc xạ.
Một ly đựng đầy nước hình trụ cao 20 cm có đường kính 20 cm (ảnh 1)
Xem đáp án

Giải

a) Đường đi của tia sáng là OIM.                              (0,5 đ)

Một ly đựng đầy nước hình trụ cao 20 cm có đường kính 20 cm (ảnh 2)

b) Góc  hợp bởi phương của tia tới với tia khúc xạ là:

β=αi

tanα=ABBI=20320=3=>α=600          (0,25 đ)

tani=OBBI=10320=32=>i=410

 β=αi=6041=190                 (0,25 đ)


Bắt đầu thi ngay