Trắc nghiệm Lịch Sử 12: Đảng lãnh đạo cuộc vận động giải phóng dân tộc (1930-1945)
ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC (1930-1945) MỨC ĐỘ THÔNG HIỂU (P2)
-
3986 lượt thi
-
30 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mặt trận nào có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng tháng Tám 1945?
Đáp án B
Ngày 19-5-1941, Mặt trận thống nhất đầu tiên của Việt Nam được thành lập mặt trận này có vai trò chuẩn bị trực tiếp cho Cách mạng mạng tháng Tám năm 1945, đống vai trò quan trọng trong xây dựng lực lượng vũ trang và căn căn địa cách mạng.
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“?
Đáp án B
Nội dung bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta“(12-3-1945) xác định thời cơ Tổng khởi nghĩa vẫn chưa chín muồi. Vì thế cần phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Câu 3:
Nguyên nhân trực tiếp của sự kiện Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) là
Đáp án D
Đầu năm 1945, ở mặt trận Châu Á – Thái Bình Dương, quân đồng minh đã giáng cho Nhật những đòn nặng nề. Trong khi đó ở Đông Dương, lực lượng quân Pháp theo phái Đờ Gôn ráo riết hoạt động, chờ thời cơ phản công quân Nhật.
=> Mâu thuẫn Nhật – Pháp ngày càng gay gắt.
=> Trước tình trên Nhật đã ra tay trước, tiến hành đảo chính lật đổ Pháp để độc chiếm Đông Dương.
Câu 4:
Yếu tố nào không phản ánh đúng tình hình quân Pháp khi quân Nhật tiến vào Đông Dương
Đáp án A
Khi Nhật tiến vào Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật cùng thống trị nhân dân ta chứ không phuc tùng Nhật. Việc tuyên truyền cho sức mạnh của Nhật với thuyết Đại Đông Á không phải là hành động của Pháp mà là hành động của Nhật.
Câu 5:
Sự áp bức, bóc lột dã man của Nhật - Pháp đã dẫn đến hậu quả
Đáp án C
Bất cứ một thời kì nào khi chịu ảnh hưởng từ những chính sách cai trị của đế quốc để làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt. Thời kì này cũng vậy, dưới sự áp bức “một cổ đôi tròng” của Nhật – Pháp đã dẫn đến hậu quả mâu thuẫn giữa toàn thể các dân tộc Đông Dương với Nhật – Pháp ngày càng sâu sắc, nhân dân sẵn sàng đầu tranh dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng.
Câu 6:
Sau khi nhảy vào Đông Dương (9.1940), phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp vì
Đáp án C
Sau khi vào Đông Dương, phát xít Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của thực dân Pháp, dùng nó để vơ vét kinh tế phục vụ cho nhu cầu chiến tranh và đàn áp phong trào cách mạng (phục vụ cho Nhật). Mới vào Việt Nam nếu không có sự hỗ trợ của bộ máy chính quyền của thực dân Pháp thì Nhật khó có thể thực hiện các hoạt động vơ vét, bóc lột nhân dân ta.
Câu 7:
Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Đảng ta đề ra trong bối cảnh nào?
Đáp án A
Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp, quân Pháp chống cự yếu ớt rồi nhanh chóng đầu hàng. Thực chất Nhật đã độc chiếm Đông Dương, tăng cường vơ vét, bòn rút tiền của của nhân dân và đàn áp những người cách mạng. Trước tình hình đó, Ban thường vụ Trung ương Đảng đã họp vào ra chỉ thị: “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
=> Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” được Đảng ta đề ra trong bối cảnh Nhật đã chính thức độc chiếm Đông Dương.
Câu 8:
Sự kiện đánh dấu sự khai sinh của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa
Đáp án D
Ngày 2-9-1945, tại Quảng Trường Ba Đinh (Hà Nội) trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân thủ đô và các vùng lân cận, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản “Tuyên ngôn độc lập” trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và thế giới nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập.
=> Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập là sự kiện đánh dấu sự khai sinh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Câu 9:
Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc khi
Đáp án B
Ngày từ ngày 13-8-1945, khi nhận được thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.
Câu 10:
Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở vùng rừng núi và trung du Bắc kì với hình thức chủ yếu là
Đáp án D
Điểm mới của Hội nghị BCH trung ương đảng tháng 5-1941 đã ra việc giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. Chính vì thế, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh – mặt trận đầu tiên của riêng Việt Na để giải quyết vấn đề trên.
Câu 11:
Cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra ở vùng rừng núi và trung du Bắc kì với hình thức chủ yếu là
Đáp án B
Áp dụng chủ trương của Ban thường vụ trung ương Đảng (12-3-1945), cao trào kháng Nhật cứu nước ở vùng rừng núi và trung du Bắc Kì diễn ra với hình thức chủ yếu là biểu tình, thị uy và vũ trang du kích.
Câu 12:
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án A
Đáp án A là ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ.
Câu 13:
Lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước được Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc chính thức ban bố vào thời điểm nào?
Đáp án A
Ngày 13-8-1945, khi nhận được thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc. Sau đó ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước. Đây cũng là chủ trương của Đảng khi quân đồng minh đã sắp chiến thắng phát xít.
Câu 14:
Khoảng thời gian nào là thời cơ cho Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
Đáp án C
Khoảng thời gian là thời cơ cho Tổng khởi nghĩa là từ khi Nhật đầu hàng đồng minh (15-8-1945) đến trước khi quân Đồng minh tiến vào nước ta. (2-9-1945).
Câu 15:
“Pháp chạy Nhật đầu hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Nhân dân ta đã đánh đổ các xiềng xích của thực dân gần 100 năm nay để xây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta đã đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa” được trích trong
Đáp án C
Đoạn văn trên được trích trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945.
Câu 16:
Các đại biểu đều nhất trí tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa, thông qua 10 sắc lệnh của Việt Minh (tức chính lâm thời) do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, đó là quyết định của
Đáp án B
Từ ngày 16 đến ngày 17-8-1945, Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. Đại hội tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh….
Câu 17:
Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì kháng Nhật cứu nước
Đáp án D
Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa” do Trung ương Đảng kêu gọi vào ngày 7-5-1944.
Câu 18:
Sự kiện nào có liên quan đến việc quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng thành “Việt Nam giải phóng quân”?
Đáp án B
Thực hiện nghị quyết của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kì, ngày 15-5-1945, Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
Câu 19:
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII đã xác định mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam là
Đáp án B
Hội nghị ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ VIII (5/1941) đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
Hơn nữa từ tháng 9-1940, Nhật đã vào Việt Nam và cấu kết với Pháp thống trị nhân dân ta.
=> Mâu thuẫn cơ bản trong lòng xã hội Việt Nam lúc này là mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam với phát xít (đế quốc) Pháp – Nhật.
Câu 20:
Nguyên nhân dẫn đến hậu quả làm cho hơn 3 triệu đồng bào ta ở miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945 là gì?
Đáp án B
Phát xít Nhật trong quá trình thống trị Việt Nam đã cướp ruộng đất của nông dân bắt nhân dân nhổ lúc trồng đay, thầu dầu phục cho nhu cầu chiến tranh.
=> Nhân dân thiếu lương thực để phục vụ cho đời sống
=> Nạn đói máy tháng đầu năm 1945 xảy ra.
Câu 21:
Hội nghị Trung ương lần thứ 6 đã đánh dấu sự chuyển hướng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược có ý nghĩa
Đáp án D
Hội nghị trung ương lần thứ 6 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu bằng việc xác định nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
=> Hội nghị đã đánh dấu sự chuyển hưởng đúng đắn và chỉ đạo chiến lược cách mạng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
Câu 22:
Vì sao từ ngày 14/8/1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, ...đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã?
Đáp án D
Từ ngày 14/8/1945, các tỉnh như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, ...đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền ở một số xã do các cấp bộ Đảng và Mặt trận Việt Minh đã nhạy bén, chủ động, vận dụng tinh thần chỉ thị 12/3.1945.
Câu 23:
Tình hình Việt Nam sang tháng 3/1945 có sự chuyển biến quan trọng gì
Đáp án B
Ngày 9-3-1945, Nhật tiến hành đảo chính Pháp để độc chiếm Đông Dương, vai trò thống trị của Pháp ở Việt Nam hoàn toàn bị thủ tiêu.
Câu 24:
Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ở các nước tư bản lại ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế của Việt Nam?
Đáp án C
Do Việt Nam là thuộc địa của Pháp nên khi cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra tất yếu sẽ ảnh hưởng đến các nước thuộc địa.
Câu 25:
Năm 1930, Nghệ - Tĩnh là nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh nhất vì
Đáp án D
Năm 1930, do có truyền thống đấu tranh anh dũng chống giặc ngoại xâm, là nơi có chi bộ Đảng hoạt động mạnh nên phong trào cách mạng ở đây phát triển mạnh hơn các nơi khác.
Câu 26:
Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh sau ngày 12-9-1930 đã dẫn đến hiện tượng gì?
Đáp án C
Phong trào đấu tranh ở Nghệ - Tĩnh đã dẫn đến hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn xã. Nhiều lí trưởng, chánh tổng bổ trốn.
Câu 27:
Phong trào 1930 – 1931 diễn ra trong bối cảnh là
Đáp án B
Do chính sách bóc lột, vơ vét của thực dân Pháp nên phong trào yêu nước gia đoạn này diễn ra mạnh mẽ, lôi cuốn nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội tham gia. Chính quyền thực dân đã tiến hành một chiến dịch khủng bố dã man những người yêu nước. Điều này càng làm tăng thêm mâu thuẫn và tình trạng bất ổn trong xã hội. Đây chính là bối cảnh diễn ra phong trào cách mạng 1930 – 1931.
Câu 28:
Chính quyền được thành lập tại các địa phương ở Nghệ An – Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 được gọi là Xô viết Nghệ - Tĩnh vì
Đáp án B
Chính quyền được thành lập tại các địa phương ở Nghệ An – Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 được gọi là Xô viết Nghệ - Tĩnh vì đây là hình thức mới của chính quyền theo kiểu Xô viết (nước Nga).
Câu 29:
Cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 kết thúc khi
Đáp án A
Năm 1939, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 cũng theo đó mà chấm dứt do Pháp thực hiện chính sách thù địch với các lực lượng tiến bộ trong nước và phong trào cách mạng ở thuộc địa.
Câu 30:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thẳng lợi quyết định ở các đô thị vì
Đáp án A
Các đô thị là nơi tập trung các trung tâm kinh tế - chính trị của kẻ thù, ví dụ như ở Hà Nội có Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện, Trại an ninh,….=> thắng lợi ở đô thị sẽ mang tính quyết định.