Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật có đáp án
Trắc nghiệm Sinh 11 CTST Bài 7: Thực hành: Một số thí nghiệm về hô hấp ở thực vật có đáp án
-
61 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
0 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mẫu vật thường được sử dụng trong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật là
Đáp án đúng là: A
Mẫu vật thường được sử dụng rong các thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật là các loại hạt đang nảy mầm.
Câu 2:
Hạt nảy mầm thường được sử dụng làm mẫu vật trong các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật vì
Đáp án đúng là: C
Do hạt nảy mầm có cường độ hô hấp mạnh nên hạt nảy mầm thường được sử dụng làm mẫu vật trong các thí nghiệm về hô hấp ở thực vật.
Câu 3:
Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2 dựa trên nguyên lí nào sau đây?
Đáp án đúng là: A
Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2 dựa trên nguyên lí là CO2 được tạo ra do hô hấp của hạt nảy mầm sẽ được hấp thụ bởi nước vôi trong tạo thành kết tủa.
Câu 4:
Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2, màu sắc ở hai cốc nước vôi trong có hiện tượng gì?
Đáp án đúng là: B
Màu sắc ở hai cốc nước vôi trong chuyển thành màu đục, xuất hiện lớp váng trên bề mặt.
Câu 5:
Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2, việc rót nước từ từ vào bình chứa hạt có tác dụng
Đáp án đúng là: B
Thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2, việc rót nước từ từ vào bình chứa hạt có tác dụng đẩy không khí ra khỏi bình đi vào ống thuỷ tinh hình chữ U.
Câu 6:
Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, nhiệt độ trong bình số 1 (bình chứa hạt đang nảy mầm) tăng lên theo thời gian do
Đáp án đúng là: D
Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt, nhiệt độ trong bình chứa hạt tăng lên theo thời gian do hạt nảy mầm có quá trình hô hấp diễn ra mạnh, vì vậy nhiệt độ trong bình chứa hạt tăng dần lên.
Câu 7:
Phát biểu nào không đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp thải CO2?
Đáp án đúng là: B
B - Sai. Quá trình hô hấp tế bào lấy O2 và thải ra khí CO2 → Trong bình chứa hạt nảy mầm, lượng CO2 tăng dần và lượng O2 giảm dần.
Câu 8:
Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tiêu thụ O2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào bình số 2 (hạt đã bị ngâm nước sôi) thì có hiện tượng gì xảy ra?
Đáp án đúng là: A
Trong thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tiêu thụ O2, khi đưa cây nến (hoặc que diêm) đang cháy vào bình số 2 (hạt đã bị ngâm nước sôi) thì ngọn lửa ở cây nến (hoặc que diêm) vẫn cháy. Do hạt ở bình 2 bị ngâm nước sôi (hạt đã chết) nên không diễn ra quá trình hô hấp tế bào → Vẫn còn khí oxygen để duy trì sự cháy.
Câu 9:
Phát biểu nào đúng khi nói về thí nghiệm chứng minh quá trình hô hấp tiêu thụ O2?
Đáp án đúng là: D
A – Sai. Sau 2 giờ đậy kín bình, nếu đưa que diêm còn tàn lửa vào bình số 1 thì que diêm sẽ không bùng cháy do O2 (khí duy trì sự cháy) trong bình gần như đã bị quá trình hô hấp tế bào của hạt nảy mầm hấp thụ hết.
B – Sai. Không thể sử dụng dung dịch Ca(OH)2 để làm thuốc thử thay cho que diêm vì dung dịch Ca(OH)2 không tạo hiện tượng nhận biết đặc trưng với O2.
C – Sai. Hạt khô có cường độ hô hấp tối thiểu → Khi sử dụng hạt khô để làm thí nghiệm thì sau 2 giờ đậy kín bình, lượng O2 trong bình gần như không bị tiêu hao → Nếu đưa que diêm còn tàn lửa vào bình thuỷ tinh thì que diêm sẽ không tắt ngay lập tức.
Câu 10:
Trong thí nghiệm về hô hấp ở hạt nảy mầm, tại sao phải ngâm hạt trong nước ấm khoảng 40oC trong khoảng 4 - 6 giờ?
Đáp án đúng là: D
Hạt khô có hàm lượng nước thấp gây ức chế quá trình hô hấp tế bào (hô hấp tế bào ở mức tối thiểu) → Trong các thí nghiệm thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt, việc ngâm hạt trong nước ấm trong khoảng 4 – 6 giờ nhằm tạo điều kiện nhiệt độ thuận lợi cho enzyme hoạt động, giúp hạt hấp thụ đủ nước để kích thích quá trình hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào của hạt càng diễn ra mạnh thì càng dễ thu nhận kết quả của thí nghiệm.