Thứ sáu, 29/11/2024
IMG-LOGO

Danh sách câu hỏi

Có 1242823 câu hỏi trên 24857 trang

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cái tôi của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện trong văn bản sau:

Mùa hạ, trong những khu vườn Huế, khi đất xông lên hùng mạnh, cỏ mọc xanh lạ thường. Trái cây sắp chín nằm chờ trên cành, và khắp đây đó trong vùng Kim Long, khói đốt cỏ toả ra mịt mùng xanh mờ một vùng ven sông. Trên một chiếc bình phong cổ khuất trong cây lá của một khu sân vắng vẻ còn dấu chạm lỗ chỗ của một câu đối nói đến những bầy chim nhạn thường về đậu kêu om sòm trên bãi sông Hương trước mặt nhà. Tôi lớn lên không hề thấy bóng chim nhạn ven sông này. Chắc cũng giống như lũ côn trùng kia, chúng đã di trú về một vùng đất nào yên tĩnh hơn. Nhưng liệu có nơi nào gọi là “yên tĩnh hơn” trên hành tinh này. Hình như càng ngày nó càng trở nên ồn ào hơn xưa; và đó cũng là lỗi của chúng ta đã tước đoạt “quyền yên tĩnh” của thế hệ trẻ ngày mai. Mùa thu trời trở gió heo may lành lạnh làm người ta tự nhiên thấy nhớ nhung một quê hương nào không biết. Vào mùa này, các văn nhân thường mở hội leo núi, mang theo túi thơ bầu theo túi thơ bầu rượu lên các đỉnh núi cao mừng tiết “Trùng Cửu”. Núi đó có thể là núi Ngự Bình, núi Kim Phụng hoặc những rừng thông vùng đồi Thiên An, và văn nhân có thể là Bà Huyện Thanh Quan, Tuy Lý Vương, Hàn Mặc Tử. Những văn nhận ngồi uống rượu đầu núi, nghe tiếng chuông chùa thánh thót trên thành phố dầm mình trong sương khói; đi thăm núi trở về, băng qua sườn đồi, vó ngựa còn thơm nồng hương cỏ, gọi lũ bướm bay theo. Thơ Tuy Lý Vương nói: “Minh triệu sất mã sơn đầu quả/ Ngoạ thỉnh tùng thanh ức ngã sầu”[1].

Một thứ hạnh phúc kéo dài trong nhiều năm tháng thật khó có ở đời; hạnh phúc chỉ tồn tại trong từng khoảnh khắc. Đó là khoảnh khắc mà ta nằm buồng mình trên cỏ, ngửa mặt nhìn từng áng mây chẳng biết bay về đâu. Vâng, chính đó là những áng mây mà người đời Đường đã từng thấy: “Bạch vân vô tận thi[2]

Huế, 4/8/2003

(Trích Miền cỏ thơm, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 179, 180, 2009)



[1] “Minh... sầu”: Sáng mai ruổi ngua lên đầu núi/ Nghe thông reo chợt nhớ ta buồn.

[2] “Bạch... thi”: Phau phau mây trắng ngàn năm vẫn còn.

 

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích vai trò của một yếu tố tượng trưng trong việc thể hiện nội dung ở bài thơ sau:

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG

    Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái   

    Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

    Những người đàn bà xuống gánh nước sông

    Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt

    Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi

    Bàn tay kia bấu vào mây trắng

    Sông gục mặt vào bờ đất lần đi

    Những người đàn ông mang cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

    Những con Cả Thiêng quay mặt khóc

    Những chiếc phao ngô chết nổi

    Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi

    Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy

    Sau những người đàn bà gánh nước sông là lũ trẻ cởi truồng

    Chạy theo mẹ và lớn lên

    Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến

     Con trai lại vác cần câu và cơn mơ biển ra khỏi nhà lặng lẽ

    Và Cả Thiêng lại quay mặt khóc

    Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.

(Nguyễn Quang Thiều, Những người đàn bà gánh nước sông,

NXB Văn học, 1995)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của sự kết hợp giữa yếu tố hư cấu và phi hư cấu trong văn bản truyện kí sau:

    Mấy ngày nay, chị Quyên không có giờ nghỉ. Nghe tin vợ anh Nguyễn Văn Trỗi tới dự Đại hội Phụ nữ miền Nam, đại biểu các khu, các tỉnh đều tới thăm hỏi. Chị Quyên đành hẹn tôi sau mỗi buổi họp tối ở hội trường về, chị sẽ tranh thủ kể từng đoạn, những lần cuối cùng chị đã gặp anh, đã được sống bên anh trong các trại giam và khám tử hình.

[...]

    Vào khoảng chín giờ sáng, bỗng nhiên tôi thấy ập vào nhà bảy tám thằng cảnh sát, giải theo một người bị còng tay ra sau lưng. Thoạt đầu, tôi vẫn chưa tin là anh Trỗi. Nhưng vừa thoảng thấy tôi, anh nói ngay, nói to: “Quyên, anh bị bắt”.

    Tôi đứng sững sờ nhìn anh đi thẳng tới trước mặt tôi. Chỉ có qua một đêm, thân hình anh thay đổi hẳn: bộ quần áo xanh của anh bê bết những bùn máu, gần như đổi sang màu khác, mặt anh hốc hác, bầm tím, đầu tóc rối tung. Chúng đẩy anh ngồi xuống giường. [...] Mấy tên cảnh sát đứng quanh giường anh bực tức nhìn nhau. Chúng động đậy chân tay muốn nổi khùng. Riêng tên chủ sự vẫn nhỏ nhẹ:

    - Anh nên nghĩ đến người vợ trẻ và đẹp của anh. Anh nên thương cô ấy, đừng nên cưới người ta ít ngày, bây giờ bỏ mặc đời người ta dang dở.

    -Từ năm ngày nay tôi bị bắt, các ông luôn luôn mang chuyện tôi mới cưới vợ ra để dụ dỗ. Các ông mang hình vợ chồng tôi chụp hôm cưới vào, tán tỉnh hạnh phúc này nọ, định làm cho tôi cam tâm vì vợ mà quên mất Tổ quốc. Các ông làm việc đó hoàn toàn không có kết quả đâu. Còn thằng Mỹ thì không ai có hạnh phúc nổi cả.

[...]

    Tối nay chị Quyên không còn chăm chú kể chuyện với tôi được nữa. Chốc chốc chị lại nhìn đồng hồ. Ở gian nhà bên có tiếng một chị vừa gọi sang: “Quyên ơi, sắp đến giờ rồi đấy!”.

Ra cả mấy dãy nhà quanh đây đều biết đêm qua đài Hà Nội đã báo tin: nay buổi tám giờ rưỡi có truyền thanh toàn bản thuyết minh cuốn phim “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”.

    Ngay từ phút đầu, mọi người đã cảm thấy như chính mình đang được xem cuốn phim đó, đang theo chân anh tới pháp trường. Tiếng người thuyết minh lúc tha thiết nghẹn ngào, lúc căm thù tột độ dẫn dắt người nghe qua dần từng cảnh: anh đang nói trước các nhà báo, anh dừng lại nhìn mảnh đất cuối cùng trồng mấy luống rau xanh, anh giật mảnh vải định che mắt anh,...

    Chị U., một giáo sư, đã nói thêm một số tài liệu quanh cái chết của anh:

    “ Tới phút chót của đời anh, những người có mặt tại pháp trường đều rất kinh ngạc. Súng đã nổ rồi, một loạt đạn đã bắn vào ngực anh nhưng từ phía anh vẫn còn vang lên những tiếng hô: “Việt Nam muôn năm!”.

    Chinh một số nhà báo đã không cầm nổi nước mắt. Họ không thể tưởng tượng một người trước cái chết lại bình thản đến như vậy, lại yêu mến đất nước mình đến như vậy. Giật băng đen bịt mắt ra, anh nói: “Không, phải để tôi nhìn mảnh đất này, mảnh đất thân yêu của tôi”. Bao nhiêu năm bị bọn phản động đầu độc “Việt cộng vô Tổ quốc”, một số nhà báo lúc này đã nhìn ra sự thật: Không ai yêu Tổ quốc Việt Nam bằng người cộng sản, họ đã yêu đất nước quê hương cho tới phút cuối cùng của đời họ.”

    (Trần Đình Vân[1]', Sống như Anh[2], NXB Giáo dục, 1978, tr.25-59)

 



[1] Trần Đình Vân (1926 – 2024), nhà báo Thái Duy, tên thật là Trần Duy Tấn. Quê Bắc Giang.

[2] Truyện kí “Sống như Anh” được NXB Văn học in lần đầu năm 1965, đã xuất bản hàng triệu bản ở nhiều nước trên thế giới. Truyện viết về cuộc đời ngắn ngủi và oanh liệt của liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi, được ghi lại qua lời kể của chị Phan Thị Quyên (vợ anh Trỗi).

 

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:

 

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]

Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)



20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây

[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.

 

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong văn bản[1] sau:

   

Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa,

Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời,...

Trước sau nào thấy bóng người,

Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông.[2]

Sập sè én liệng lầu không,

Cỏ lan mặt đất, rêu phong dấu giày.

Cuối tường gai góc mọc đầy,

Đi về này những lối này năm xưa!

Chung quanh lặng ngắt như tờ,

Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?

(Trích Nguyễn Du, Truyện Kiều, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002, tr.158-162)



20Vị trí đoạn trích: Sau buổi thề nguyền, đính ước, Kim Trọng về quê hộ tang chú, gia đình Thuý Kiều gặp nạn, nàng phải bán mình chuộc cha và em. Nửa năm sau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, nơi Kim Trọng từng trọ học và Kim – Kiều tình tự, thề nguyền trước đây

[2]Hoa đào năm ngoái: Thôi Hộ đời Đường, nhân tiết Thanh minh, đi đến nơi kì ngộ, tìm người con gái đã gặp gỡ năm trước thì chỉ thấy cửa đóng, người đi đâu vắng, nhân đó mà làm bài thơ, trong có câu: “Nhân diện bất tri hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu tiếu đông phong” nghĩa là: Mặt người không biết ở đằng nào/ Hoa đào vẫn cười với gió đông như cũ.

 

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích tác dụng của yếu tố tự sự trong đoạn thơ sau:

                                       Này dòng sông

                                       còn nhớ chốn ta ngồi ngóng mẹ

                                       phiên chợ Lường vời vợi tuổi thơ ta

                                       sao ngày ấy ta dễ ngoan đến thế

                                       mẹ cho ta một xu bánh đa vừng

                                       ta ngoan hết một ngày

                                       ta ngoan suốt cả năm

                                       ta thương mẹ đến trọn đời ta sống

                                       quê hương ta nghèo lắm

                                       ta rửa rau bến sông cho con cả cùng ăn

 

                                       ta mổ lợn

                                       con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt

                                        cả dưới sông cũng có Tết như người

                                        trên bãi sông

                             ta trồng cây cải tươi

                                       ta ăn lá còn bướm ong thì hút mật

                                        lúa gặt rồi — còn lại rơm thơm

                                       trâu đủng đỉnh nhai cả mùa đông lạnh...

                                      

                                       Cùng một bến sông phía dưới

                                        trâu đằm phía trên ta tắm...

                                       trong kí ức ta

                                   một dòng xanh trong chảy mãi

                                       đến vô cùng!...

(Trích trường ca Thời gian khắc khoải, Lê Huy Mậu, NXB Quân đội nhân dân, 2011, tr.61-62.)

II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)

Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích cấu tứ của bài thơ sau:

THƠ VIẾT Ở BIỂN

(Hữu Thỉnh)

                                                Anh xa em

                                       Trăng cũng lẻ

                                       Mặt trời cũng lẻ

                                       Biển vẫn cậy mình dài rộng thế

                                       Vẳng cánh buồm một chút

                                                                           đã cô đơn

                                       Gió không phải là roi mà vách núi phải mòn

                                        Em không phải là chiều mà nhuộm anh đến tím

                                       Sóng chẳng đi đến đâu

                                                                           nếu không đưa em đến

 

                                       Vì sóng đã làm anh

                                        Nghiêng ngả

                                       Vì em.

(Trích tập thơ Thư mùa đông,  NXB Hội Nhà văn, 1994, tr.35-36.)