IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 9 Văn Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương

Đề minh họa thi vào lớp 10 môn Ngữ văn năm 2025 - Sở GD Hải Dương

  • 71 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Tìm những từ ngữ thể hiện cảm nhận của nhân vật trữ tình về mảnh vườn tuổi thơ trong khổ thơ (1).

Xem đáp án
Những từ ngữ thể hiện cảm nhận của nhân vật trữ tình về mảnh vườn tuổi thơ trong khổ thơ (1): ước mơ, nén, đắng cay, chua chát, ngọt ngon, hòn sỏi gầy, nuôi nấng.

Câu 3:

Phân tích tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong những dòng thơ sau:

                              Mảnh vườn

                              San đều nỗi nhớ

                              San đều trái chín ngọt lành

                              Dõi theo chúng tôi bằng ngàn mắt lá xanh.

Xem đáp án
Tác dụng của điệp ngữ “San đều”: cho thấy cảm nhận sâu sắc, tinh tế, nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của mảnh vườn trong ký ức tuổi thơ nhân vật trữ tình. Mảnh vườn là nơi đong đầy kỷ niệm, ươm mầm ước mơ và chứng kiến hành trình trưởng thành của “chúng tôi”. Mảnh vườn là nơi gửi gắm nỗi nhớ về những điều trong lành, ngọt ngào nhất của tuổi thơ và dõi theo “chúng tôi” suốt cả cuộc đời bằng hàng ngàn cây lá xanh tươi.

Câu 4:

Nêu ngắn gọn tâm trạng của nhân vật trữ tình được thể hiện trong khổ (3).

Xem đáp án
Tâm trạng của nhân vật trữ tình: Nhân vật ngậm ngùi, chua xót khi nghĩ về quy luật cuộc đời khi mỗi người dần trưởng thành, đi qua những thăng trầm và có những “mảnh vườn” riêng. Kí ức bâng khuâng xen lẫn hoài niệm về mảnh vườn trong những năm tháng tuổi thơ sẽ luôn đong đầy kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời người, là điểm tựa tinh thần giúp con người tiếp bước trên đường đời.

Câu 5:

Từ những suy ngẫm của tác giả trong câu “Tựa vào cây, chúng tôi đứng thẳng”, em hãy rút ra bài học về lẽ sống cho bản thân.
Xem đáp án

Bài học về lẽ sống:

- Gia đình, quê hương, bạn bè luôn là hậu phương vững chắc để mỗi người trưởng thành và khôn lớn. Nền tảng gia đình và ký ức tuổi thơ mãi mãi là nền tảng, hành trang hình thành nhân cách, quyết định hướng đi và lựa chọn của mỗi người.

- Khi chúng ta mạnh mẽ và trưởng thành, chúng ta sẽ dần phải dựa vào khả năng của chính bản thân mình để hoàn thiện ước mơ, đạt được những điều mà bản thân mong muốn.

Câu 6:

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Tuổi trẻ với sự trải nghiệm.

Xem đáp án

a. Xác định được yêu cầu của kiểu bài

Xác định được yêu cầu của kiểu bài: nghị luận xã hội
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ và sự trải nghiệm.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Trải nghiệm là gì?

- Sự trải nghiệm trong tuổi trẻ là gì?

b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:

*  Phân tích các khía cạnh của vấn đề:

- Chúng ta không thể tốt hơn nếu không nỗ lực học tập, tích lũy, hoàn thiện bản thân. Trải nghiệm làm cho con người trưởng thành hơn, biết cách xử lí mọi vấn đề của cuộc sống tốt hơn từ đó hiệu quả của cuộc sống sẽ được nâng cao hơn.

- Cuộc sống luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách, nếu không tôi luyện cho bản thân nhiều trải nghiệm cùng với bản lĩnh, ta sẽ khó vượt qua được những khó khăn đó và khó có được thành công.

- Người có nhiều sự trải nghiệm sẽ thấy cuộc sống muôn hình vạn trạng, thấy được ý nghĩa của cuộc sống, thấy cuộc sống này đáng sống hơn, thêm yêu đời và trân trọng từng khoảnh khắc hơn.

* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

- Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với bản thân mình. Cũng có những người lười biếng, không chịu khó vươn lên, học tập để hoàn thiện bản thân,… Những người này thật đang chê trách và cần thay đổi bản thân nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

* Liên hệ:

- Là người chủ nhân tương lai của đất nước, người trẻ chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi cho bản thân những trải nghiệm ở đa lĩnh vực để khám phá và hoàn thiện bản thân cũng như để trở nên tốt hơn trong tương lai.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề của bài viết

- Xác định được các ý của bài viết

- Sắp xếp được các ý hợp lí theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận:

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.

2. Triển khai vấn đề nghị luận:

a. Giải thích vấn đề nghị luận:

- Trải nghiệm là gì?

- Sự trải nghiệm trong tuổi trẻ là gì?

b. Thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề nghị luận, có thể theo một số gợi ý sau:

*  Phân tích các khía cạnh của vấn đề:

- Chúng ta không thể tốt hơn nếu không nỗ lực học tập, tích lũy, hoàn thiện bản thân. Trải nghiệm làm cho con người trưởng thành hơn, biết cách xử lí mọi vấn đề của cuộc sống tốt hơn từ đó hiệu quả của cuộc sống sẽ được nâng cao hơn.

- Cuộc sống luôn tồn tại nhiều khó khăn, thử thách, nếu không tôi luyện cho bản thân nhiều trải nghiệm cùng với bản lĩnh, ta sẽ khó vượt qua được những khó khăn đó và khó có được thành công.

- Người có nhiều sự trải nghiệm sẽ thấy cuộc sống muôn hình vạn trạng, thấy được ý nghĩa của cuộc sống, thấy cuộc sống này đáng sống hơn, thêm yêu đời và trân trọng từng khoảnh khắc hơn.

* Mở rộng, trao đổi với quan điểm trái chiều hoặc ý kiến khác để có cái nhìn toàn diện.

- Tuy nhiên trong xã hội vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của sự trải nghiệm đối với bản thân mình. Cũng có những người lười biếng, không chịu khó vươn lên, học tập để hoàn thiện bản thân,… Những người này thật đang chê trách và cần thay đổi bản thân nếu muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn.

* Liên hệ:

- Là người chủ nhân tương lai của đất nước, người trẻ chúng ta cần tích cực học tập, trau dồi cho bản thân những trải nghiệm ở đa lĩnh vực để khám phá và hoàn thiện bản thân cũng như để trở nên tốt hơn trong tương lai.

* Khẳng định lại quan điểm cá nhân đã trình bày và rút ra bài học cho bản thân.

d. Viết bài văn đảm bảo các yêu cầu sau:

- Triển khai được ít nhất hai luận điểm để làm rõ quan điểm của cá nhân.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận, phương thức biểu đạt phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận.

- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng, bằng chứng tiêu biểu, phù hợp, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và bằng chứng.

Lưu ý: Học sinh có thể trình bày suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

đ. Diễn đạt

Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp Tiếng Việt, liên kết văn bản.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

Bắt đầu thi ngay